Những quyền lợi được hưởng khi tham gia đóng bảo hiểm xã hội

11/12/2021
Thông tin về Bảo hiểm xã hội quận Hà Đông năm 2022
871
Views

Xin chào luật sư, tôi mới xin vào làm việc tại một công ty vận tải hành khách. Hàng tháng tôi được hưởng lương và trích một khoản tiền lương để đóng bảo hiểm xã hội. Tôi vẫn chưa hiểu những quyền lợi được hưởng khi tham gia đóng bảo bảo hiểm xã hội là gì?. Mong luật sư giải đáp giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn!

Căn cứ pháp lý

Luật bảo hiểm xã hội năm 2014

Nội dung tư vấn

Hiện nay, có rất nhiều lao động mới đi làm nên chưa hiểu rõ quy định về bảo hiểm xã hội. Trong đó, thắc mắc lớn nhất là về những quyền lợi được hưởng khi tham gia đóng bảo hiểm xã hội. Vì vậy, luật sư 247 xin giải đáp thắc mắc ngay sau đây:

Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì khi tha gia BHXH bắt buộc; thì người lao động được hưởng 5 chế độ sau đây:

Chế độ ốm đau

– Điều kiện hưởng chế độ ốm đau:

Khi người lao động bị ốm đau; hoặc tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc; và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì sẽ được hưởng chế độ ốm đau.

Trường hợp ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự hủy hoại sức khỏe; do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy theo danh mục do Chính phủ quy định thì không được hưởng chế độ ốm đau.

Ngoài ra, trong trường hợp phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau; và có xác nhận của cơ sở khám bệnh; chữa bệnh có thẩm quyền thì cũng được hưởng chế độ ốm đau này.

– Thời gian hưởng chế độ ốm đau:

Đối với lao động bình thường : Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong một năm; đối với người lao động tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ; nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần và được quy định như sau:

+ Được hưởng 30 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm

+ 40 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm

+ 60 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên

Đối với người lao động làm nghề; hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại; nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội; Bộ Y tế ban hành hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên; thì được hưởng như sau:

+ 40 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm

+ 50 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm

+ 70 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên.

  • Đối với lao động nghỉ việc do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành thì được hưởng tối đa 180 ngày tính cả ngày nghỉ lễ; nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Hết thời hạn hưởng chế độ ốm đau mà người lao động vẫn tiếp tục điều trị; thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn nhưng thời gian hưởng tối đa bằng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.
  • Còn trường hợp người lao động nghỉ để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau; thì Thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau trong một năm cho mỗi con được tính theo số ngày chăm sóc con tối đa là 20 ngày làm việc nếu con dưới 03 tuổi; tối đa là 15 ngày làm việc nếu con từ đủ 03 tuổi đến dưới 07 tuổi.

Chế độ thai sản

– Đối tượng hưởng chế độ thai sản:

Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Lao động nữ mang thai;
  • Lao động nữ sinh con;
  • Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
  • Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
  • Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
  •  Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

– Điều kiện hưởng:

  • Người lao động phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên; trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
  • Người lao động đã đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên; mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh; chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
  • Trong trường hợp người lao động đã đủ điều kiện mà chấm dứt hợp đồng lao động; hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con; hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản

– Thời gian hưởng chế độ thai sản:

  • Khám thai: Trong thời gian mang thai; lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày; trường hợp ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý; hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai.
  • Khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu; hoặc phá thai bệnh lý thì lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa được quy định như sau:

– 10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi;

– 20 ngày nếu thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi;

– 40 ngày nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi;

– 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên.

  • Sinh con: thì được hưởng chế độ thai sản trước và sau sinh là 6 tháng. Nếu sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi; cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
  • Vợ sinh con: thì lao động nam đang đóng BHXH sẽ được nghỉ 5 ngày làm việc. Nếu sinh mổ hoặc con dưới 32 tuần tuổi thì được nghỉ 07 ngày. Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc; từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc. Nếu vợ sinh đôi trở lên mà sinh mổ thì được nghỉ 14 ngày làm việc
  • Con chết sau khi sinh: nếu con dưới 02 tháng tuổi bị chết; thì mẹ được nghỉ việc 04 tháng tính từ ngày sinh con; nếu con từ 02 tháng tuổi trở lên bị chết; thì mẹ được nghỉ việc 02 tháng tính từ ngày con chết; nhưng thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản không vượt quá 6 tháng.

+ Mẹ chết sau khi sinh con thì cha; hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của người mẹ.

  • Sinh con hộ: Lao động nữ mang thai hộ được hưởng chế độ khi khám thai; sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý; và chế độ khi sinh con cho đến thời điểm giao đứa trẻ cho người mẹ nhờ mang thai hộ.

+ Trong trường hợp kể từ ngày sinh đến thời điểm giao đứa trẻ mà thời gian hưởng chế độ thai sản chưa đủ 60 ngày thì người mang thai hộ vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi đủ 60 ngày tính cả ngày nghỉ lễ; nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

+ Người mẹ nhờ mang thai hộ được hưởng chế độ thai sản từ thời điểm nhận con cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.

  • Nhận con nuôi: được hưởng cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.
  • Tránh thai: được nghỉ 07 ngày đối với lao động nữ đặt vòng tránh thai; hoặc 15 ngày đối với người lao động thực hiện biện pháp triệt sản.

– Mức hưởng chế độ thai sản:

Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.

Tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp

– Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động:

Người lao động được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện như là; bị tai nạn tại nơi làm việc và trong giờ làm việc; Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động; hoặc trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý. Ngoài ra, người bị tai nạn phải có giám định bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên; do bị tai nạn thì mới được hưởng chế độ này.

– Điều kiện hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp

Người lao động được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp khi bị bệnh thuộc danh mục bệnh nghề nghiệp do Bộ Y tế và Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành khi làm việc trong môi trường hoặc nghề có yếu tố độc hại và có giám định bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị bệnh.

– Mức hưởng

Khi người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% thì được hưởng trợ cấp một lần bằng 05 lần mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 lần mức lương cơ sở;

+ Ngoài ra, người lao động còn được hưởng thêm khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng BHXH; từ một năm trở xuống thì được tính bằng 0,5 tháng, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH được tính thêm 0,3 tháng tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị.

Chế độ hưu trí

– Điều kiện hưởng chế độ hưu trí:

  • Người lao động khi nghỉ việc đã đóng đủ  BHXH từ 20 năm trở lên
  • Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi;
  • Nếu có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành thì  yêu cầu  Nam từ đủ 55 đến đủ 60 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi.
  • Có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò thì từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi (không phân biệt nam hay nữ).
  • Nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì từ ngày 01/01//2016, nam đủ 51 tuổi, nữ đủ 46 tuổi. Sau đó mỗi năm tăng thêm một tuổi cho đến năm 2020 trở đi, nam đủ 55 tuổi và nữ đủ 50 tuổi thì mới đủ điều kiện hưởng lương hưu

– Mức hưởng

  • Trước năm 2018: được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng BHXH tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội , sau đó cứ thêm mỗi năm thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%.
  • Từ ngày 01/01/2018 mức lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng BHXH tương ứng với số năm đóng BHXH.Nam thì từ 16-20 năm, nữ thì 15 năm, sau đó cứ thêm mỗi năm thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%.
  • Ngoài ra, mức hưởng lương hưu khi bị suy giảm khả năng lao động hay quy định trợ cấp một lần được quy định tho Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014.

Chế độ tử tuất

Khi người lao động chết thì người thân hoặc những người lo mai tang sẽ được hưởng trợ cấp mai tang, trợ cấp tuất hàng tháng và trợ cấp tuất 1 lần.

Mức hưởng cụ thể như sau:

+ Trợ cấp mai táng: người thân của lao động bị chết sẽ được hưởng bằng 10 lần mức lương cơ sở

+ Trợ cấp tuất hàng tháng : Mức trợ cấp tuất hằng tháng đối với mỗi thân nhân bằng 50% mức lương cơ sở; trường hợp thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng thì mức trợ cấp tuất hằng tháng bằng 70% mức lương cơ sở.

+ Trợ cấp tuất 1 lần: khi thân nhân của người lao động có nguyện vọng muốn nhận trợ cấp này 1 lần và không thuộc đối tượng hưởng trợ cấp tuất hàng tháng thì sẽ được tính bằng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH (trước năm 2014) và bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho các năm đóng từ năm 2014 trở đi; mức thấp nhất bằng 03 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Mời bạn xem thêm

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung vấn đề Những quyền lợi được hưởng khi tham gia đóng bảo hiểm xã hội?” Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc; cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ hãy liên hệ 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Tiền lương đóng bảo hiểm xã hội tối đa bao nhiêu lần tiền lương cơ sở?

Tiền lương tính đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tối đa là 20 lần mức lương cơ sở.

Tiền lương đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện tính ra sao?

Căn cứ khoản 1 Điều 87 Luật bảo hiểm xã hội; người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện; hằng tháng đóng bằng 22% mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất; mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở.

Bảo hiểm xã hội là gì?

Theo khoản 1 điều 3 Luật bảo hiểm xã hội; Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Tư vấn luật

Trả lời