Đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu biển

11/12/2021
Đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu biển
849
Views

Chào luật sư! Gia đình tôi sinh sống ở Phan Thiết cả gia đình sinh sống bằng nghề đánh cá. Nay con trai tôi đã lớn cũng muốn có 1 tàu thuyền riêng để cháu làm ăn riêng lo cho cuộc sống sau này. Tuy đã được hỗ trợ những gia đình tôi vẫn chưa đủ vốn để đóng hay mua 1 tàu thuyền mới; nên tôi muốn hỏi tàu thuyền có đăng ký biện pháp bảo đảm được không? Ví dụ như thế chấp tàu biển cho ngân hàng để vay tiền? Nếu được thì đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu biển được thực hiện như thế nào? Mong luật sư giải đáp. Tôi xin chân thành cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi! Luật sư 247 xin tư vấn như sau:

Căn cứ pháp lý

Bộ luật dân sự năm 2015

Nghị định 102/2017/NĐ-CP

Nội dung tư vấn

Hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu biển

Hồ sơ đăng ký thế chấp tàu biển

Vì thế chấp tàu biển là 1 trong các trường hợp phải đăng ký biện pháp bảo đảm; nên người yêu cầu đăng ký nộp 01 bộ hồ sơ sau đây:

  1. Phiếu yêu cầu đăng ký (01 bản chính);
  2. Hợp đồng thế chấp tàu biển (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực);
  3. Văn bản ủy quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền; (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực; hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu).

Hồ sơ đăng ký bảo lưu quyền sở hữu tàu biển

Trường hợp mua bán tàu biển có bảo lưu quyền sở hữu; thì người yêu cầu đăng ký nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký bảo lưu quyền sở hữu sau đây:

  1. Phiếu yêu cầu đăng ký (01 bản chính);
  2. Hợp đồng mua bán tàu biển có điều khoản bảo lưu quyền sở hữu; hoặc hợp đồng mua bán tàu biển kèm văn bản về bảo lưu quyền sở hữu tàu biển; (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực);
  3. Văn bản ủy quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền; (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực; hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu).

Hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm bằng tàu biển

Người yêu cầu đăng ký nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký thay đổi sau đây:

  1. Phiếu yêu cầu đăng ký thay đổi (01 bản chính);
  2. Hợp đồng sửa đổi; bổ sung hợp đồng thế chấp tàu biển hoặc hợp đồng sửa đổi; bổ sung hợp đồng mua bán tàu biển có điều khoản bảo lưu quyền sở hữu hoặc văn bản sửa đổi; bổ sung văn bản về bảo lưu quyền sở hữu tàu biển; hoặc văn bản chứng minh nội dung thay đổi (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực);
  3. Văn bản chứng nhận đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu biển đã cấp; (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực);
  4. Danh mục các hợp đồng thế chấp tàu biển đã đăng ký; hoặc danh mục hợp đồng mua bán tàu biển có điều khoản bảo lưu quyền sở hữu; hoặc văn bản về bảo lưu quyền sở hữu tàu biển đã đăng ký; đối với trường hợp thay đổi tên của bên nhận bảo đảm; hoặc thay đổi bên nhận bảo đảm trong nhiều hợp đồng thế chấp tàu biển; hoặc hợp đồng mua bán tàu biển có điều khoản bảo lưu quyền sở hữu; hoặc văn bản về bảo lưu quyền sở hữu tàu biển đã đăng ký; (01 bản sao không có chứng thực);
  5. Văn bản ủy quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền; (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu).

Hồ sơ sửa chữa sai sót nội dung biện pháp bảo đảm bằng tàu biển

Trường hợp người yêu cầu đăng ký phát hiện có sai sót về nội dung biện pháp bảo đảm đã đăng ký; do lỗi của cơ quan đăng ký; thì nộp 01 bộ hồ sơ sửa chữa sai sót sau đây:

  1. Phiếu yêu cầu sửa chữa sai sót (01 bản chính);
  2. Văn bản chứng nhận đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu biển đã cấp nếu có sai sót; (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực);
  3. Văn bản ủy quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền; (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu).

Hồ sơ đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản

Người yêu cầu đăng ký nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản thế chấp tàu biển sau đây:

  1. Phiếu yêu cầu đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản thế chấp (01 bản chính);
  2. Văn bản thông báo về việc xử lý tài sản thế chấp; (01 bản chính hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu);
  3. Văn bản chứng nhận đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu biển đã cấp; (01 bản sao không có chứng thực);
  4. Văn bản ủy quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền; (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu).

Hồ sơ xóa đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu biển

Người yêu cầu đăng ký nộp 01 bộ hồ sơ xóa đăng ký biện pháp bảo đảm sau đây:

  1. Phiếu yêu cầu xóa đăng ký (01 bản chính);
  2. Văn bản chứng nhận đăng ký BPBĐ bằng tàu biển đã cấp; (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực);
  3. Văn bản đồng ý xóa đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu biển của bên nhận bảo đảm; (01 bản chính hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu) hoặc văn bản xác nhận về việc chấm dứt nghĩa vụ của bên bảo đảm đối với bên nhận bảo đảm; (01 bản chính hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu) trong trường hợp người yêu cầu xóa đăng ký là bên bảo đảm và trên phiếu yêu cầu xóa đăng ký không có chữ ký của bên nhận bảo đảm;
  4. Văn bản ủy quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền; (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu).

Trường hợp xóa đăng ký do cơ quan thi hành án dân sự hoặc Văn phòng thừa phát lại đã kê biên; xử lý xong tài sản bảo đảm; thì người yêu cầu đăng ký nộp 01 bộ hồ sơ xóa sau đây:

  1. Các giấy tờ nêu tại các điểm a, b và d khoản 1 Điều này;
  2. Văn bản xác nhận kết quả xử lý tài sản bảo đảm của cơ quan thi hành án dân sự hoặc Văn phòng thừa phát lại; (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu).

Thủ tục đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu biển

Quy định chung

Trường hợp đăng ký thế chấp; đăng ký bảo lưu quyền sở hữu; đăng ký thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm đã đăng ký, xóa đăng ký; đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản thế chấp; thì trong thời hạn giải quyết hồ sơ;

  • Cơ quan đăng ký tàu biển Việt Nam kiểm tra; xác minh các thông tin trong hồ sơ với các thông tin được lưu giữ trong số đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam;
  • Ghi nội dung đăng ký thế chấp; nội dung bảo lưu quyền sở hữu tàu biển; văn bản thông báo về việc xử lý tài sản thế chấp; đăng ký thay đổi, xóa đăng ký; vào Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam và cấp văn bản chứng nhận đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu biển cho người yêu cầu.

Trường hợp đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản thế chấp; thì Cơ quan đăng ký tàu biển Việt Nam gửi văn bản chứng nhận đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu biển cho các bên cùng nhận thế chấp; trong trường hợp tàu biển được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ; theo địa chỉ lưu giữ trong Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam.

Trường hợp khác

Trường hợp cơ quan đăng ký phát hiện trong Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam; hoặc trong văn bản chứng nhận đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu biển đã cấp có sai sót về nội dung đã đăng ký do lỗi của mình; thì trong thời hạn 01 ngày làm việc; Cơ quan đăng ký tàu biển Việt Nam có trách nhiệm chỉnh lý thông tin sai sót về nội dung đăng ký trong Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam;

Nếu có sai sót trong văn bản chứng nhận đăng ký biện pháp bảo đảm đã cấp; thì chỉnh lý và cấp lại văn bản chứng nhận đăng ký BPBĐ bằng tàu biển; đồng thời gửi văn bản thông báo cho người yêu cầu đăng ký việc chỉnh lý thông tin; và thu hồi văn bản chứng nhận đăng ký biện pháp bảo đảm đã cấp có sai sót.

Trường hợp người yêu cầu đăng ký nộp hồ sơ yêu cầu sửa chữa sai sót nội dung BPBĐ bằng tàu biển đã đăng ký do lỗi của cơ quan đăng ký; thì trong thời hạn 01 ngày làm việc; Cơ quan đăng ký tàu biển Việt Nam có trách nhiệm chỉnh lý và cấp lại văn bản chứng nhận đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu biển và trả kết quả cho người yêu cầu.

Có thể bạn quan tâm

Như vậy; thủ tục đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu biển được quy định tại Điều 38 Nghị định 102/2017/NĐ-CP; còn về hồ sơ đối với mỗi loại nội dung đăng ký sẽ có 1 loại hồ sơ khác nhau; ví dụ như: hồ sơ đăng ký thế chấp; hồ sơ xóa đăng ký;…

Hy vọng những thông tin Luật sư 247 cung cấp hữu ích với bạn đọc!

Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư 247 hãy liên hệ 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu biển là gì?

Ta có thể hiểu đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu biển là sử dụng tàu biển làm tài sản bảo đảm; thực hiện đăng ký biện pháp 1 trong các trường hợp: đăng ký thế chấp; đăng ký bảo lưu quyền sở hữu; đăng ký thay đổi nội dung; sửa chữa sai sót; đằn ký văn bản thông báo xử lý tài sản hay đăng ký xóa biện pháp bảo đảm bằng tàu biển theo quy định.

Có phải tất cả các loại tàu biển đều thế chấp được không?

Theo quy định tại Điều 31 Nghị định 102/2017; Các loại tàu biển được thế chấp; bao gồm: Tàu biển đăng ký không thời hạn; Tàu biển đăng ký có thời hạn; Tàu biển đang đóng; Tàu biển đăng ký tạm thời; Tàu biển loại nhỏ.

Xử lý tài sản bảo đảm là gì?

Xử lý tài sản bảo đảm là việc bên bên nhận bảo đảm thực hiện một trong các phương thức xử lý tài sản bảo đảm mà Bộ luật dân sự và các văn bản pháp luật khác về giao dịch đã quy định nhằm ứng quyền lợi của mình trong quan hệ nghĩa vụ được bảo đảm.

5/5 - (2 bình chọn)
Chuyên mục:
Dân sự

Trả lời