Đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu bay

26/11/2021
Đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu bay
428
Views

Theo quy định của Bộ luật dân sự; 1 số biện pháp bảo đảm phải đăng ký theo quy định; nhưng cũng có 1 số biện pháp bảo đảm có thể đăng ký theo yêu cầu. Và việc đăng ký biện pháp bảo đảm là cơ sở để giao dịch có hiệu lực; trong trường hợp pháp luật quy định. Và đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu bay là 1 trong những biện pháp phải đăng ký theo quy định. Vậy hồ sơ; thủ tục đăng ký biện pháp này như thế nào?

Mời bạn đọc cùng Luật sư 247 tìm hiểu về Đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu bay.

Căn cứ pháp lý

Bộ luật dân sự năm 2015

Nghị định số 102/2017/NĐ-CP

Nội dung tư vấn

Hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu bay

Hồ sơ đăng ký cầm cố, thế chấp

  1. Phiếu yêu cầu đăng ký (01 bản chính);
  2. Hợp đồng cầm cố tàu bay; thế chấp tàu bay (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực);
  3. Văn bản ủy quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu).

Hồ sơ đăng ký bảo lưu quyền sở hữu

  1. Phiếu yêu cầu đăng ký (01 bản chính);
  2. Hợp đồng mua bán tàu bay có điều khoản bảo lưu quyền sở hữu hoặc hợp đồng mua bán tàu bay kèm văn bản về bảo lưu quyền sở hữu tàu bay (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực);
  3. Văn bản ủy quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu).

Hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm bằng tàu bay

  1. Phiếu yêu cầu đăng ký thay đổi (01 bản chính);
  2. Văn bản chứng nhận đăng ký biện pháp bảo đảm đã cấp; (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực);
  3. Hợp đồng sửa đổi, bổ sung hợp đồng cầm cố; thế chấp tàu bay hoặc hợp đồng sửa đổi; bổ sung hợp đồng mua bán tàu bay có điều khoản; bảo lưu quyền sở hữu hoặc văn bản sửa đổi; bổ sung văn bản về bảo lưu quyền sở hữu tàu bay hoặc văn bản chứng minh nội dung thay đổi; (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực);
  4. Danh mục các hợp đồng cầm cố; thế chấp tàu bay đã đăng ký hoặc danh mục hợp đồng mua bán tàu bay có điều khoản bảo lưu quyền sở hữu; hoặc văn bản về bảo lưu quyền sở hữu tàu bay đã đăng ký đối với trường hợp thay đổi tên của bên nhận bảo đảm; hoặc thay đổi bên nhận bảo đảm trong nhiều hợp đồng cầm cố; thế chấp tàu bay hoặc hợp đồng mua bán tàu bay có điều khoản bảo lưu quyền sở hữu; hoặc văn bản về bảo lưu quyền sở hữu tàu bay đã đăng ký (01 bản sao không có chứng thực);
  5. Văn bản ủy quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền; (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu).

Hồ sơ đăng ký sửa chữa sai sót nội dung biện pháp bảo đảm bằng tàu bay

  1. Phiếu yêu cầu sửa chữa sai sót (01 bản chính);
  2. Văn bản chứng nhận đăng ký biện pháp bảo đảm đã cấp; nếu có sai sót (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực);
  3. Văn bản ủy quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền; (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu).

Hồ sơ đăng ký văn bản thông báo về xử lý tài sản

  1. Phiếu yêu cầu đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản cầm cố; thế chấp (01 bản chính);
  2. Văn bản thông báo về việc xử lý tài sản cầm cố; thế chấp (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực; hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu);
  3. Văn bản chứng nhận đăng ký biện pháp bảo đảm đã cấp (01 bản sao không có chứng thực);
  4. Văn bản ủy quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền; (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu).

Hồ sơ xóa đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu bay

Người yêu cầu đăng ký nộp 01 bộ hồ sơ xóa đăng ký sau đây:

  1. Phiếu yêu cầu xóa đăng ký (01 bản chính);
  2. Văn bản chứng nhận đăng ký biện pháp bảo đảm; (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực);
  3. Văn bản đồng ý xóa đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu bay của bên nhận bảo đảm; (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu); hoặc văn bản xác nhận về việc chấm dứt nghĩa vụ của bên bảo đảm đối với bên nhận bảo đảm; (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực; hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu); trong trường hợp người yêu cầu xóa đăng ký là bên bảo đảm; và trên phiếu yêu cầu xóa đăng ký không có chữ ký của bên nhận bảo đảm;
  4. Văn bản ủy quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền; (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực; hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu).

Trường hợp xóa đăng ký quy định tại điểm i khoản 1 Điều 21 Nghị định 102/2017/NĐ-CP;thì người yêu cầu đăng ký nộp 01 bộ hồ sơ sau đây:

  1. Các giấy tờ nêu tại các điểm a, b và d khoản 1 Điều này;
  2. Văn bản xác nhận kết quả xử lý tài sản bảo đảm của cơ quan thi hành án dân sự; hoặc Văn phòng thừa phát lại; (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực; hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu).

Thủ tục đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu bay

Trường hợp đăng ký, thay thay thế

Trường hợp đăng ký cầm cố tàu bay; thế chấp tàu bay; đăng ký bảo lưu quyền sở hữu tàu bay; đăng ký thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm; xóa đăng ký; đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản cầm cố, thế chấp, trong thời hạn giải quyết hồ sơ;

Cục Hàng không Việt Nam kiểm tra; xác minh các thông tin trong hồ sơ với các thông tin được lưu giữ trong Sổ đăng bạ tàu bay Việt Nam; ghi nội dung đăng ký cầm cố, thế chấp; bảo lưu quyền sở hữu tàu bay; thay đổi, xóa đăng ký; đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản cầm cố; thế chấp vào số đăng bạ tàu bay Việt Nam và cấp văn bản chứng nhận đăng ký biện pháp bảo đảm cho người yêu cầu đăng ký.

Trường hợp thay thế tàu bay; thì người yêu cầu đăng ký phải nộp hồ sơ xóa đăng ký biện pháp cũ và nộp hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm mới.

Trường hợp đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay, thì Cục Hàng không Việt Nam gửi văn bản chứng nhận đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm cho các bên cùng nhận bảo đảm trong trường hợp tàu bay được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ theo địa chỉ ghi trong Sổ đăng bạ tàu bay Việt Nam.

Trường hợp khác

Trường hợp cơ quan đăng ký phát hiện trong Sổ đăng bạ tàu bay Việt Nam hoặc trong văn bản chứng nhận đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu bay; có sai sót về nội dung đã đăng ký do lỗi của mình; thì trong thời hạn 01 ngày làm việc; Cục Hàng không Việt Nam có trách nhiệm chỉnh lý thông tin sai sót; về nội dung đăng ký trong Sổ đăng bạ tàu bay Việt Nam;

Nếu có sai sót trong văn bản chứng nhận đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu bay; thì chỉnh lý và cấp lại văn bản chứng nhận đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu bay; đồng thời gửi văn bản thông báo cho người yêu cầu đăng ký việc chỉnh lý thông tin và thu hồi văn bản chứng nhận đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu bay đã cấp có sai sót.

Trường hợp người yêu cầu đăng ký nộp hồ sơ yêu cầu sửa chữa sai sót nội dung biện pháp bảo đảm bằng tàu bay đã đăng ký do lỗi của cơ quan đăng ký; thì trong thời hạn 01 ngày làm việc; Cục Hàng không Việt Nam có trách nhiệm chỉnh lý và cấp lại văn bản chứng nhận đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu bay; và trả kết quả cho người yêu cầu đăng ký.

Có thể bạn quan tâm

Như vậy; thủ tục đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu bay được quy định tại Điều 30 Nghị định 102/2017/NĐ-CP; còn về hồ sơ đối với mỗi loại nội dung đăng ký sẽ có 1 loại hồ sơ khác nhau; ví dụ như: hồ sơ đăng ký cầm cố, thế chấp; hồ sơ xóa đăng ký;…

Hy vọng những thông tin Luật sư 247 cung cấp hữu ích với bạn đọc!

Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư 247 hãy liên hệ 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Đăng ký biện pháp bảo đảm là gì?

Đăng ký biện pháp bảo đảm là việc cơ quan đăng ký ghi vào sổ đăng ký; hoặc nhập vào cơ sở dữ liệu về việc bên bảo đảm dùng tài sản; để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đối với bên nhận bảo đảm. Biện pháp bảo đảm được đăng ký theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật. Việc đăng ký biện pháp bảo đảm; được thực hiện theo quy định của pháp luật về đăng ký biện pháp bảo đảm.

Bên nhận cầm cố không trả lại tài sản thì giải quyết như thế nào?

Trong trường hợp người cầm cố đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ; đúng thời hạn; mà bên nhận cầm cố không trả lại tài sản cầm cố. Thì người cầm cố có quyền yêu cầu Tòa án; cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác; buộc người có hành vi xâm phạm quyền phải trả lại tài sản (kiện đòi tài sản) và yêu cầu bồi thường thiệt hại (nếu có).  

Bên bảo đảm bằng tín chấp bao gồm ai?

Theo quy định tại Điều 45 Nghị định 21/2021/NĐ-CP; bên bảo đảm bằng tín chấp bao có thể là: tổ chức ở xã, phường, thị trấn của Hội Nông dân Việt Nam; Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; Hội Cựu chiến binh Việt Nam; Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hoặc Công đoàn cơ sở; trừ trường hợp Điều lệ của tổ chức này quy định khác.

5/5 - (3 bình chọn)
Chuyên mục:
Dân sự

Trả lời