Nộp giấy nghỉ ốm hưởng BHXH như thế nào?

22/03/2023
nop-giay-nghi-om-huong-bhxh
297
Views

Chào Luật sư, chồng tôi hiện đang gặp vấn đề sức khỏe và hiện đang điều trị sức khỏe tại bệnh viện, chồng tôi có kêu tôi làm giấy tờ để nộp lên công ty xin nghỉ ốm và hưởng chế độ bảo hiểm xã hội. Nhưng tôi không am hiểu về vấn đề này lắm mong Luật sư tư vấn giúp tôi rằng tôi phải xin giấy nghỉ ốm hưởng BHXH và nộp giấy nghỉ ốm hưởng BHXH như thế nào? Và ngoài giấy nghỉ ốm ra thì có cần thêm những giấy tờ gì khác để được hưởng chế độ BHXH theo quy định của pháp luật hiện nay không? Cảm ơn Luật sư.

Chào bạn. Chúng tôi xin cảm ơn bạn đã quan tâm và gửi câu hỏi tư vấn về cho chúng tôi. Giấy nghỉ ốm hưởng bảo hiểm xã hội hay còn được hiểu là giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội. Và khi người lao động gặp vấn đề sức khỏe ốm đau thì cần xin giấy nghỉ ốm hợp lệ, và hồ sơ,nộp giấy nghỉ ốm hưởng bhxh như thế nào? Cụ thể Luật sư 247 xin mời bạn cùng theo dõi bài viết ” nộp giấy nghỉ ốm hưởng BHXH” dưới đây để nắm rõ hơn về những thông tin, quy định cụ thể.

Căn cứ pháp lý

  • Thông tư 56/2017/TT-BYT

Xin giấy nghỉ ốm hưởng BHXH ở đâu?

Giấy nghỉ ốm hưởng BHXH là giấy tờ không thể thiếu trong hồ sơ đề nghị giải quyết hưởng chế độ ốm đau cho người lao động. Theo quy định tại khoản 1 Điều 20 Thông tư 56/2017/TT-BYT, giấy nghỉ ốm hợp lệ phải đáp ứng các yêu cầu sau:

  • “Do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động cấp. Người hành nghề làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh này được ký giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội theo phân công của người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó;
  • Phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
  • Phù hợp với tình trạng sức khỏe của người bệnh và hướng dẫn chuyên môn của Bộ trưởng Bộ Y tế.

 Có nghĩa là gười lao động muốn nghỉ ốm hưởng BHXH thì phải xin giấy nghỉ ốm tại cơ sở khám chữa bệnh được cấp phép hoạt động. Cụ thể, sau khi người lao động tiến hành thăm khám, cơ sở khám, chữa bệnh sẽ cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH với thời gian nghỉ phù hợp với tình hình sức khỏe của người đó.

Nộp giấy nghỉ ốm hưởng BHXH

Hiện nay, giấy nghỉ ốm được sử dụng phải là mẫu ban hành tại phụ lục 7 của Thông tư 56/2017/TT-BYT thì cơ quan BHXH mới giải quyết chế độ. Trường hợp mẫu giấy được cấp không đúng, cơ quan BHXH sẽ từ chối hồ sơ. Do đó, người lao động cần chú ý để tránh tình trạng một số cơ sở khám, chữa bệnh làm giả giấy tờ bán lại cho người có nhu cầu.

Người lao động nghỉ ốm cần thực hiện những thủ tục sau để hưởng BHXH

  • Lập, nộp hồ sơ:
    • Người lao động: lập hồ sơ theo quy định tại mục (3) Thành phần hồ sơ và nộp cho đơn vị sử dụng lao động.
    • Đơn vị sử dụng lao động: tiếp nhận hồ sơ từ người lao động; lập danh sách đề nghị giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản, DSPHSK (mẫu số 01B-HSB) trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định; nộp cho cơ quan BHXH nơi đơn vị sử dụng lao động đóng BHXH.
  • Cơ quan BHXH tiếp nhận hồ sơ và giải quyết theo quy định
  • Nhận kết quả
    • Đơn vị sử dụng lao động: nhận Danh sách giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản, DSPHSK và tiền trợ cấp.
    • Người lao động: nhận tiền trợ cấp.

Cách thức thực hiện như sau:

  • Nộp hồ sơ:
    • Người lao động nộp hồ sơ trực tiếp cho đơn vị sử dụng lao động;
    • Đơn vị sử dụng lao động nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH bằng một trong các hình thức sau:
      •  Qua giao dịch điện tử: đơn vị SDLĐ lập hồ sơ điện tử, ký số và gửi lên Cổng Thông tin điện tử BHXH Việt Nam hoặc qua tổ chức I-VAN; nếu chưa chuyển đổi hồ sơ giấy sang dạng điện tử thì gửi hồ sơ giấy đến cơ quan BHXH qua dịch vụ bưu chính công ích;
      • Qua dịch vụ bưu chính công ích;
      • Trực tiếp tại cơ quan BHXH.
  • Nhận kết quả:
    • Đơn vị sử dụng lao động: trực tiếp nhận Danh sách giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản, DSPHSK tại cơ quan BHXH hoặc thông qua dịch vụ bưu chính công ích, giao dịch điện tử; nhận tiền trợ cấp cơ quan BHXH chuyển qua tài khoản của đơn vị để chi trả cho NLĐ đăng ký nhận bằng tiền mặt tại đơn vị sử dụng lao động;
    • Người lao động nhận tiền trợ cấp bằng một trong các hình thức sau:
      • Thông qua tài khoản cá nhân;
      • Trực tiếp nhận tại cơ quan BHXH trong trường hợp chưa nhận tại đơn vị mà đơn vị đã chuyển lại kinh phí cho cơ quan BHXH;
      • Thông qua đơn vị sử dụng lao động;
      • Trường hợp ủy quyền cho người khác lĩnh thay, thực hiện theo quy định tại thủ tục “Ủy quyền lĩnh thay cácchế độ BHXH, trợ cấp thất nghiệp” hoặc bản chính Hợp đồng ủy quyền theo quy định của pháp luật.
Nộp giấy nghỉ ốm hưởng bhxh
Nộp giấy nghỉ ốm hưởng bhxh
Loader Loading…
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Download [162.00 B]

Ngoài giấy nghỉ ốm hưởng bảo hiểm xã hội ra ra người lao động cần chuẩn bị những giấy tờ hồ sơ liên quan sau:

  • Trường hợp điều trị nội trú:
    • Bản sao Giấy ra viện của NLĐ hoặc của con NLĐ dưới 7 tuổi. Trường hợp người bệnh tử vong tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì thay bằng bản sao Giấy báo tử; trường hợp Giấy báo tử không thể hiện thời gian vào viện thì bổ sung giấy tờ khác của cơ sở khám, chữa bệnh có thể hiện thời gian vào viện;
    • Trường hợp chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh trong quá trình điều trị nội trú thì có thêm Bản sao Giấy chuyển tuyến hoặc Giấy chuyển viện.
  • Trường hợp điều trị ngoại trú:
    • Bản chính Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH. Trường hợp cả cha và mẹ đều nghỉ việc chăm con thì giấy chứng nhận nghỉ việc của một trong hai người là bản sao; hoặc giấy ra viện có chỉ định của y, bác sỹ điều trị cho nghỉ thêm sau thời gian điều trị nội trú.
    • Trường hợp người lao động hoặc con của người lao động khám, chữa bệnh ở nước ngoài: Bản sao của bản dịch tiếng Việt giấy khám chữa bệnh do cơ sở khám chữa bệnh ở nước ngoài cấp.

Đối với đơn vị sử dụng lao động cần chuẩn bị: Bản chính Danh sách đề nghị giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản, DSPHSK (mẫu 01B-HSB).

Ai là người có thẩm quyền ký giấy nghỉ ốm hưởng BHXH?

Căn cứ khoản 3 Điều 20 Thông tư 56/2017/TT-BYT, người được ký giấy nghỉ ốm hưởng BHXH là người hành nghề (y, bác sĩ) làm việc tại cơ sở khám, chữa bệnh đã được cấp phép hoạt động.

Trường hợp cơ sở y tế đó không phải là pháp nhân thì người hành nghề phải đăng ký mẫu chữ ký với cơ quan BHXH. Thợp người khám, chữa bệnh đồng thời là người đứng đầu hoặc người được ủy quyền ký đóng dấu của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó thì người này chỉ cần ký và đóng dấu ở phần “Xác nhận của thủ trưởng đơn vị” và không phải ký tên ở Phần y, bác sỹ khám, chữa bệnh nhưng vẫn phải ghi ngày, tháng, năm cấp. Nếu người ký giấy nghỉ ốm này không đúng thẩm quyền thì giấy tờ đó sẽ bị coi là không hợp lệ, cơ quan BHXH sẽ từ chối giải quyết hưởng chế độ cho người lao động.

Khuyến nghị

Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư X, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề luật lao động đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.

Thông tin liên hệ

Trên đây là những thông tin về vấn đề nộp giấy nghỉ ốm hưởng bảo hiểm xã hội mà bạn đọc quan tâm hi vọng bài viết trên sẽ mang lại nhiều thông tin hữu ích cho bạn đọc. Ngoài ra, bạn đọc muốn tìm hiểu, quan tâm đến những vấn đề khác như tư vấn pháp lý về tách thửa đất,… hãy liên hệ đến đội ngũ Luật sư và chuyên viên tư vấn pháp lý với nhiều năm kinh nghiệm cùng trình độ chuyên môn cao để nhận được sự tư vấn nhanh chóng và chính xác nhất. Hãy liên hệ với Luật sư 247 qua hotline  0833102102.

Mời bạn đọc thêm

Câu hỏi thường gặp

Mất giấy nghỉ ốm hưởng BHXH có xin lại được không?

Theo quy định tại khoản 5 Điều 26 Thông tư 56/2017/TT-BYT, giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH sẽ được cơ sở y tế mà người lao động đã tiến hành khám, chữa bệnh cấp lại trong các trường hợp sau:
– Bị mất, bị hỏng;
– Người ký các giấy chứng nhận không đúng thẩm quyền;
– Việc đóng dấu trên các giấy chứng nhận không đúng quy định;
– Có sai sót về thông tin được ghi trên giấy ra viện, giấy chứng sinh, giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai, giấy chứng nhận không đủ sức khỏe để chăm sóc con sau khi sinh, giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội.
Như vậy, nếu làm mất giấy nghỉ ốm hưởng BHXH, người lao động hoàn toàn có thể xin cấp lại. Giấy nghỉ ốm được cấp lại sẽ đóng dấu Cấp lại.

Tra cứu cơ sở y tế cấp giấy nghỉ ốm hưởng BHXH như thế nào?

Để biết chính xác cơ sở y tế nào gần nơi mình ở được phép cấp giấy nghỉ ốm hưởng BHXH, người lao động có thể tra cứu trực tiếp tại link: https://baohiemxahoi.gov.vn/tracuu/Pages/KCB-cap-giay-nghi-viec-huong-bhxh.aspx.
– Bước 1: Người lao động chọn Tỉnh thành >> Chọn Quận/huyện.
– Bước 2: Tích chọn “Tôi không phải là người máy” >> Ấn Tra cứu.
– Bước 3: Xem thông tin về cơ sở khám, chữa bệnh cấp giấy nghỉ việc hưởng BHXH. 
Người lao động có thể lựa chọn bất kì các cơ sở khám chữa bệnh trên để đến khám và xin giấy nghỉ việc hưởng BHXH.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Tư vấn luật

Comments are closed.