Mang thai hộ vì tiền bị xử phạt như thế nào?

17/10/2021
Mang thai hộ vì tiền bị xử phạt như thế nào?
412
Views

Mang thai hộ là gì? Mang thai hộ vì tiền bị xử phạt như thế nào? Mang thai hộ vì mục đích thương mại có bị phạt tù không?

Chào Luật sư, vợ chồng anh cả nhà tôi hiếm muộn, vì vậy muốn tìm người mang thai hộ. Có người giới thiệu cho anh chị tôi rằng có thể tìm người mang thai hộ nhưng phải trả cho họ 100 triệu đồng. Anh chị tôi vẫn đang do dự, chưa quyết định. Mong Luật sư cho biết là trả tiền cho người mang thai hộ để đổi con có được hay không? Tôi xin chân thành cảm ơn!

Với mục đích nhân đạo, giúp những phụ nữ không thể mang thai nhưng muốn có con được làm mẹ; Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đã công nhận việc mang thai hộ với mục đích nhân đạo là hợp pháp. Tuy nhiên, có cầu sẽ có cung, mang thai hộ cũng không phải ngoại lệ. Hiện nay, tình hình mang thai hộ vì mục đích thương mại; đẻ thuê, lựa chọn giới tính thai nhi có xu hướng diễn biến phức tạp.

Vậy pháp luật có những quy định như thế nào khi tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại? Luật sư 247 có những giải đáp sau:

Căn cứ pháp lý

Bộ luật Hình sự năm 2015

Nghị định số 82/2020/NĐ-CP 

Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014

Mang thai hộ vì mục đích thương mại?

Mang thai hộ là việc một người phụ nữ mang thai và sinh con thay cho người khác. Người nhận con là cha mẹ của đứa trẻ, chứ không phải người mang thai hộ. Nhiều ca mang thai hộ thực hiện bằng cách cấy trứng đã thụ tinh của cặp cha mẹ vào tử cung của người mang thai hộ. Thông thường việc này cần phải có sự dàn xếp và thỏa thuận giữa người thuê và người được thuê.

Mang thai hộ vì mục đích thương mại là việc một người phụ nữ mang thai cho người khác bằng việc áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản để được hưởng lợi về kinh tế hoặc lợi ích khác.

Mang thại hộ hướng tới mục đích nhân đạo; tạo điều kiện được làm cha mẹ cho những đôi vợ chồng không có con. Nhưng không nên vì muốn có con mà tiếp tay cho hành vi mang thai hộ vì tiền. Hậu quả của mang thai hộ chính là sinh ra đứa trẻ; sau đó sẽ dùng tiền để chắm sóc người mang thai và trao đổi đứa bé. Vì vậy, cần ngăn chặn vấn đề thương mại hóa việc mang thại hộ; việc lấy vật chất để đổi đứa con mang thai hộ gần giống với hành vi mua bán trẻ em trá hình.

Hiện nay, pháp luật chỉ cho phép mang việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo; đồng thời không cho phép việc mang thai hộ vì mục đích thương mại.

Yếu tố cấu thành tội tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại

Khách thể

Tội phạm này xâm phạm đến chế độ quản lý nhà nước về sinh sản bằng phương pháp kỹ thuật và tính nhân đạo của hành vi mang thai hộ.

Chủ thể

Chủ thể của tội phạm này là bất kỳ ai từ đủ 14 tuổi trở lên; và có năng lực trách nhiệm hình sự.

Mặt khách quan

Hành vi tổ chức mang thai hộ gồm tổng hợp nhiều hành vi khác nhau; từ việc tạo điều kiện cho bên có nhu cầu mang thai gặp gỡ, trao đổi; và hỗ trợ phương tiện để các bên tiến hành việc mang thai hộ. Mục đích của người tổ chức mang thai hộ trong trường hợp này là nhận được lợi ích vật chất của bên nhờ mang thai hộ.

Hành vi thuộc mặt khách quan của tội phạm là hành vi tổ chức mang thai hộ; hành vi này bao gồm nhiều hành vi khác nhau như: chỉ huy, điều hành, hoạt động mang thai hộ; tìm người có khả năng mang thai hộ vì mục đích thương mại cho người cần; chuẩn bị đầy đủ vật chất, tinh thần cho người mang thai hộ vì mục đích thương mại; và có thể sinh trẻ thuận lợi….

Hậu quả của tội tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mang có thể là người mang thai hộ có bầu hoặc đã sinh con. Như vậy, tội phạm hoàn thành khi có hành vi tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại xảy ra. Hậu quả không phải dấu hiệu bắt buộc cấu thành tội phạm này.

Mặt chủ quan

Tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý; có thể là cố ý trực tiếp hoặc là lỗi cố ý gián tiếp.

Lỗi cố ý trực tiếp tức là người phạm tội nhận thức rõ hậu quả của hành vi tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại và mong muốn cho hậu quả đó xảy ra.

Lỗi cố ý gián tiếp là trường hợp người phạm tội nhận thức rõ hậu quả của hành vi tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại, không mong muốn hậu quả của nó xảy ra nhưng vì lợi nhuận mà để mặc hậu quả mang thai hộ xảy ra.

Dấu hiệu mục đích là cấu thành tội phạm bắt buộc của loại tội phạm này. Mục đích của người phạm tội phải là mục đích thương mại; nhằm thu lợi về kinh tế hoặc lợi ích khác cho bản thân.

Khung hình phạt Tội tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại

– Xử phạt hành chính

Căn cứ Điều 60 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP quy định:

“1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, sinh sản vô tính, mang thai hộ vì mục đích thương mại;

2. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.”

– Xử lý hình sự

Căn cứ Điều 187 Bộ luật Hình sự 2015; tùy vào mức độ phạm tội khác nhau mà có những mức xử phạt như sau:

+ Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng; phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

  • Đối với người nào tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại.

 + Phạt tù từ 01 năm đến 05 năm đối với trường hợp phạm tội:

  • Đối với 02 người trở lên: Trong một khoảng thời gian tổ chức cho 02 người trở lên mang thai hộ vì mục đích kinh tế.
  • Phạm tội 02 lần trở lên: Đây là trường hợp có từ 02 lần tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại trở lên; mỗi lần tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại đều đã cấu thành tội phạm; và bị đưa ra xét xử cùng một lúc. Chỉ coi là phạm tội 02 lần trở lên; nếu tất cả những lần phạm tội đó chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
  • Lợi dụng danh nghĩa của cơ quan, tổ chức: Là trường hợp người phạm tội lợi dụng danh nghĩa của cơ quan, tổ chức mà mình là thành viên; để đứng ra tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại.
  • Tái phạm nguy hiểm: Là trường hợp người phạm tội tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại đã bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng; tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xóa án tích; mà lại thực hiện hành vi phạm tội về tội rất nghiêm trọng; tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý. Là trường hợp người phạm tội tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại đã tái phạm; chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý.

+ Phạt bổ sung:

  • Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng; cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề; hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Kết luận

Từ những căn cứ trên; anh cần ngăn cản vợ chồng anh cả của anh nhận lời trả tiền nhờ người mang thai hộ. Vì đó là hành vi trái pháp luật, tiếp tay cho thương mại hóa việc mang thai hộ. Hành vi sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại; mang thai hộ vì mục đích thương mại; lựa chọn giới tính thai nhi;… đều bị nghiêm cấm theo điểm g khoản 2 điều 5 Luật hôn nhân và gia đình 2014.

Người vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại, theo điều 187 Bộ luật Hình sự. Anh và vợ chồng anh cả sẽ không khải chịu trách nhiệm về hành vi này; chỉ những người trung gian, tham gia vào vào việc tổ chức mang thai hộ mới phải chịu trách nhiệm hình sự.

Người mang thai hộ và người nhờ mang thai hộ đều phải đáp ứng các điều kiện nhất định như sức khoẻ, nhân thân… Luật chỉ cho phép những người có quan hệ thân thích 3 đời cùng hàng với cặp vợ chồng nhờ mang thai được phép mang thai hộ. Anh có thể khuyên vợ chồng anh cả nhờ người thân thích mang thai hộ; chứ không nên tiếp tay cho mang thai hộ vì mục đích thương mại.

Mời bạn đọc thêm

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề “Mang thai hộ vì tiền bị xử phạt như thế nào?“. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Nhờ em gái mang thai hộ có được không?

– Người được nhờ mang thai hộ cũng phải thỏa mãn điều kiện: “Là người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ; từng sinh con và chỉ được mang thai hộ một lần; ở độ tuổi phù hợp và có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về khả năng mang thai hộ; trường hợp người phụ nữ mang thai hộ có chồng thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của người chồng; đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý”.
– Khi em gái chị đồng ý mang thai hộ và đáp ứng đủ điều kiện trên thì em gái chị được phép mang thai hộ.
– Thỏa thuận về việc mang thai hộ giữa vợ chồng chị và em gái chị phải được lập thành văn bản có công chứng.

Người mang thai hộ có được hưởng chế độ thai sản không?

– Căn cứ theo quy định tại Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 điều 97 khoản 3 thì: “Người mang thai hộ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về lao động và bảo hiểm xã hội cho đến thời điểm giao đứa trẻ cho bên nhờ mang thai hộ…”
– Vì vậy chị hoàn toàn có thể được hưởng chế độ thai sản khi mang thai hộ vì mục đích nhân đạo khi đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh đứa bé.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Trả lời