Các trường hợp được xóa án tích theo quy định của pháp luật hiện hành?

17/10/2021
553
Views

Xin chào Luật sư, con gái em năm nay học hết lớp 12. Cháu có dự định thi tuyển vào các trường khối công an. Nhưng các trường này yêu cầu xét lý lịch 3 đời. Trong khi bố đã từng bị phạt án treo 3 tháng. Tôi muốn hỏi Luật sư Các trường hợp được xóa án tích theo quy định của pháp luật hiện hành?

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Căn cứ pháp lý

Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017

Nội dung tư vấn

Án tích là gì?

Án tích là hậu quả pháp lý của việc phạm tội và là một trong những hình thức thực hiện trách nhiệm hình sự. Án tích tồn tại trong suốt quá trình người phạm tội bị kết án về một tội phạm cho đến khi được xóa án. Sau khi chấp hành xong bản án; trải qua một thời hạn nhất định chứng tỏ người phạm tội đã phục thiện; Nhà nước sẽ xoá án tích cho người bị kết án.

Người được xóa án tích được coi là người chưa bị kết án hay nói cách khác là người “trong sạch” về lý lịch tư pháp”. Quy định về xóa án tích trong luật hình sự xuất phát từ chính sách nhân đạo của Nhà nước thể hiện thông qua thái độ không định kiến với người phạm tội; tạo điều kiện cho họ tháo bỏ những mặc cảm về những lỗi lầm trong quá khứ; quyết tâm phục thiện với một lý lịch tư pháp trong sạch.

Các trường hợp được xóa án tích

Điều 70 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định như sau:

“1. Đương nhiên được xóa án tích được áp dụng đối với người bị kết án không phải về các tội quy định tại Chương XIII; và Chương XXVI của Bộ luật này khi họ đã chấp hành xong hình phạt chính; thời gian thử thách án treo hoặc hết thời hiệu thi hành bản án; và đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.

2. Người bị kết án đương nhiên được xóa án tích; nếu từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc hết thời gian thử thách án treo; người đó đã chấp hành xong hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án; và không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn sau đây:

a) 01 năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ; phạt tù nhưng được hưởng án treo;

b) 02 năm trong trong trường hợp bị phạt tù đến 05 năm;

c) 03 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 05 năm đến 15 năm;

d) 05 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 15 năm; tù chung thân hoặc tử hình nhưng đã được giảm án.

Trường hợp người bị kết án đang chấp hành hình phạt bổ sung là quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; tước một số quyền công dân mà thời hạn phải chấp hành dài hơn thời hạn quy định tại các điểm a, b và c khoản này thì thời hạn đương nhiên được xóa án tích sẽ hết vào thời điểm người đó chấp hành xong hình phạt bổ sung.

3. Người bị kết án đương nhiên được xóa án tích; nếu từ khi hết thời hiệu thi hành bản án; người đó không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này.

Khi nào xóa án tích theo quyết định của Tòa án?

Theo Điều 71 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định như sau:

1. Xóa án tích theo quyết định của Tòa án được áp dụng đối với người bị kết án về một trong các tội quy định tại Chương XIII; và Chương XXVI của Bộ luật này. Tòa án quyết định việc xóa án tích đối với người bị kết án căn cứ vào tính chất của tội phạm đã thực hiện; thái độ chấp hành pháp luật, thái độ lao động của người bị kết án; và các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Người bị kết án được Tòa án quyết định việc xóa án tích; nếu từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc hết thời gian thử thách án treo; người đó đã chấp hành xong hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án; và không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn sau đây:

3. Người bị Tòa án bác đơn xin xóa án tích lần đầu, thì sau 01 năm kể từ ngày bị Tòa án bác đơn mới được xin xóa án tích; nếu bị bác đơn lần thứ hai trở đi, thì sau 02 năm kể từ ngày bị Tòa án bác đơn mới được xin xóa án tích.

Khi nào được xóa án tích trong trường hợp đặc biệt?

Theo Điều 72 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 thì:

“Trong trường hợp người bị kết án có những biểu hiện tiến bộ rõ rệt và đã lập công, được cơ quan, tổ chức nơi người đó công tác hoặc chính quyền địa phương nơi người đó cư trú đề nghị, thì Tòa án quyết định việc xóa án tích nếu người đó đã bảo đảm được ít nhất một phần ba thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 70 và khoản 2 Điều 71 của Bộ luật này.”

Như vậy, trường hợp của chồng chị bị tòa án phạt án treo 3 tháng; đã chấp hành xong hình phạt và không phạm tội mới từ khi chấp hành xong hình phạt nên thuộc trường hợp đương nhiên xóa án tích.

Hồ sơ xóa án tích bao gồm những gì?

Khi người bị kết án đương nhiên xóa án tích, nếu cần cấp giấy chứng nhận xóa án tích thì cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm:

1. Đơn xin xóa án tích (theo mẫu).

2. Giấy chứng nhận chấp hành xong hình phạt tù của trại giam nơi thụ hình án cấp

3. Giấy xác nhận của cơ quan thi hành án dân sự về việc thi hành xong các khoản bồi thường, án phí, tiền phạt;

4. Giấy chứng nhận không phạm tội mới do Công an Quận, Huyện nơi người bị kết án thường trú cấp (theo mẫu quy định của ngành Công an)

5. Bản sao hộ khẩu; bản sao chứng minh nhân dân.

Mời bạn xem thêm

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề “Các trường hợp được xóa án tích theo quy định của pháp luật hiện hành?”. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Thẩm quyền xét đơn xin xóa án tích ở đâu?

– Tòa án đã xét xử sơ thẩm là Tòa án có thẩm quyền xem xét cấp giấy chứng nhận xóa án tích, hoặc ra Quyết định xóa án tích.
– Người xin xóa án tích nộp hồ sơ xin xóa án tích tại Tòa án đã xét xử sơ thẩm (có thể nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường Bưu điện).
– Người xin xóa án tích không phải nộp bất cứ khoản tiền lệ phí Tòa án nào (trừ trường hợp xin sao quyết định xóa án tích hoặc giấy chứng nhận xóa án tích).

Thời hạn xóa án tích của người đương nhiên được xóa án tích là bao lâu kể từ ngày nộp đơn yêu cầu xóa án tích?

Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của người được đương nhiên xóa án tích và xét thấy có đủ điều kiện quy định tại Điều 70 của Bộ luật hình sự thì cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp cấp phiếu lý lịch tư pháp là họ không có án tích (Điều 369 BLHS năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017).

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Trả lời