Vượt đèn vàng sẽ bị xử phạt như thế nào?

10/10/2021
574
Views

Xin chào Luật sư, tôi tham gia giao thông bằng xe gắn máy để di chuyển đến nơi làm việc. Đến ngã tư, tôi thấy đèn báo giao thông nhảy từ màu xanh nhảy sang màu vàng. Tôi vẫn tiếp tục di chuyển thì bị Cảnh sát giao thông giữ lại và nói tôi vi phạm. Tôi nghĩ rằng chỉ vượt đèn đỏ mới bị xử phạt, còn đèn vàng thì không bị xử phạt. Luật sư cho tôi hỏi: Vượt đèn vàng sẽ bị xử phạt như thế nào? Mong Luật sư giải đáp giúp tôi.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Nội dung tư vấn

Hiện nay, việc không tuân thủ đèn báo giao thông diễn ra phổ biến. Đặc biệt là tình trạng vượt đèn vàng. Rất nhiều người cho rằng, chỉ vượt đèn đỏ mới bị xử phạt. Trên thực tế, hành vi vượt đèn báo giao thông đã gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng. Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu về mức sử phạt của hành vi sau này ngay sau đây.

Căn cứ pháp lý

Hành vi vượt đèn vàng khi nào bị xử phạt?

Khoản 3 Điều 10 Luật giao thông đường bộ năm 2008 giải thích tín hiệu đèn màu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp.

Thông tư 54/2019/TT- BGTVT giải thích như sau:

Tín hiệu vàng báo hiệu thay đổi tín hiệu của đèn xanh sang đỏ. Tín hiệu vàng bật sáng, phải dừng lại trước vạch dừng, trường hợp đã đi quá vạch dừng hoặc đã quá gần vạch dừng nếu dừng lại thấy nguy hiểm thì được đi tiếp.

Trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát; nhường đường cho người đi bộ qua đường; hoặc các phương tiện khác theo quy định của Luật Giao thông đường bộ.”

Từ trước đến nay người tham gia giao thông chủ yếu chỉ quan tâm đến hai loại đèn xanh, đỏ mà quên mất việc không chấp hành tín hiệu đèn vàng cũng có thể bị xử phạt.

Như vậy, nếu đèn vàng bật sáng mà người điều khiển xe chưa đi quá vạch dừng xe vẫn cố tình đi tiếp sẽ phạm lỗi vượt đèn vàng và bị xử phạt trừ trường hợp xe vẫn chưa đi quá vạch dừng xe nhưng nếu dừng lại sẽ gây nguy hiểm cho mình hoặc cho phương tiện khác. Điều này cũng đồng nghĩa với việc; không dừng đèn vàng nếu đã đi quá vạch sơn sẽ không bị phạt.

Vượt đèn vàng sẽ bị xử phạt như thế nào?

Nghị định 100/2019/NĐ-CP hiện nay không quy định lỗi nào là lỗi vượt đèn vàng hay vượt đèn đỏ. Cả hai lỗi này được quy định chung là lỗi không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông.

Điểm e khoản 4, điểm b khoản 10 Điều 6 Nghị định này quy định như sau:

Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện vi phạm lỗi vượt đèn vàng sẽ bị phạt tiền từ 600.000 đồng – 01 triệu đồng và tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 – 3 tháng“.

Như vậy, trường hợp của bạn bị lỗi vượt đèn vàng sẽ bị phạt tiền từ 600.000 đồng – 01 triệu đồng và tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 – 3 tháng theo quy định này.

Không di chuyển khi đèn xanh có bị xử phạt không?

Điểm a khoản 3 điều 10 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định “khi tín hiệu đèn giao thông màu xanh là được đi”. Như vậy, trong trường hợp này người tham gia giao thông có quyền không đi; bởi luật quy định “được đi” chứ không bắt buộc “phải đi”.

Nếu người tham gia giao thông gặp đèn xanh mà dừng lại làm cản trở giao thông; gây ùn tắc giao thông thì có thể coi đây là lỗi dừng xe không đúng quy định gây cản trở giao thông và sẽ bị xử phạt theo điểm đ khoản 4 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:

” Người điều khiển xe ôtô và các loại xe tương tự xe ôtô sẽ bị phạt tiền từ một triệu đến hai triệu đồng” và theo điểm đ khoản 2 điều 6:

“Người điều khiển xe môtô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện); các loại xe tương tự xe môtô và các loại xe tương tự xe gắn máy sẽ bị phạt tiền từ 200.000 đến 300.000 đồng”.

Các trường hợp vượt đèn đỏ nhưng không bị xử phạt hành chính?

Dưới đây là 5 trường hợp được phép vượt đèn đỏ nhưng không bị xử phạt hành chính:

Khi có hiệu lệnh của người điều khiển giao thông: Theo nguyên tắc, khi đi đường gặp đèn đỏ thì phải dừng xe, chờ đến khi đèn chuyển sang màu xanh mới tiếp tục được đi tiếp. Tuy nhiên, nếu CSGT hướng dẫn cho phép được đi thẳng khi có đèn đỏ thì người đi đường phải chấp hành sự điều khiển này.

Trường hợp xe ưu tiên bao gồm:

+ Xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ.

+ Xe quân sự, xe công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp, đoàn xe có xe cảnh sát dẫn đường.

+ Xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu.

+ Xe hộ đê, xe đi làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai, dịch bệnh; hoặc xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật.

Có đèn tín hiệu, biển báo cho phép tiếp tục di chuyển:

+ Có đèn tín hiệu màu xanh được lắp đặt kèm theo báo hiệu được ưu tiên rẽ. Đây thường là một đèn phụ, hình mũi tên màu xanh được lắp phía dưới cột đèn giao thông.

+ Có biển báo giao thông, thường là biển phụ được đặt dưới cột đèn giao thông cho phép các xe được rẽ khi đèn đỏ.

Có vạch kẻ kiểu mắt võng:

Vạch kẻ đường này thường có màu vàng; được đan xen với nhau, xuất hiện ở làn xe trong cùng của đường đi. Trong khu vực vạch này; các xe đi trên đường bắt buộc phải rẽ phải, không được phép đi thẳng hoặc dừng đỗ.

Vượt đèn đỏ trong một số tình huống đặc biệt: Theo tại Điều 11 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012. 

Mời bạn xem thêm

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề “Vượt đèn vàng sẽ bị xử phạt như thế nào?”. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.  

Câu hỏi thường gặp

Xe ô tô vượt đèn vàng sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?

Theo điểm a khoản 5, điểm b, c khoản 11 Điều 5 Nghị định 100 thì người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô sẽ bị phạt tiền từ 03 – 05 triệu đồng và tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01 – 03 tháng hoặc 02 – 04 tháng nếu gây tai nạn (điểm a khoản 5, điểm b, c khoản 11 Điều 5 Nghị định 100).

Xe đạp vượt đèn vàng có bị xử phạt không?

Người điều khiển xe đạp, xe đạp máy, xe đạp điện nếu vượt đèn vàng sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đồng – 200.000 đồng theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

Người đi bộ vượt đèn vàng có bị xử phạt không?

Người đi bộ vượt đèn vàng sẽ bị xử phạt từ 60.000 đồng – 100.000 đồng (điểm b khoản 1 Điều 9 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)

Đánh giá bài viết
Chuyên mục:
Giao thông

Trả lời