Hậu quả pháp lý của việc chấm dứt hợp đồng bảo hiểm

10/10/2021
Hậu quả pháp lý của việc chấm dứt hợp đồng bảo hiểm
997
Views

Hậu quả pháp lý của việc chấm dứt hợp đồng bảo hiểm

Chào Luật sư. Tôi có tham gia gói bảo hiểm với công ty bảo hiểm A. Hợp đồng bảo hiểm được thiết lập cách đây 2 năm. Hiện tại, do kinh tế khó khăn, tôi không thể tiếp tục tham gia bảo hiểm. Vì vậy, tôi muốn chấm dứt hợp đồng bảo hiểm. Vậy Luật sư có thể tư vấn giúp tôi: Hậu quả pháp lý của việc chấm dứt hợp đồng bảo hiểm như thế nào? Xin Luật sư giải đáp giúp tôi. Cảm ơn Luật sư

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho Luật Sư 247. Với thắc mắc của bạn chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Tham gia bảo hiểm là cách mọi người có thể dự phòng tài chính của gia đình trước bạn những rủi ro như bệnh tật, tai nạn, tử vong… Tuy nhiên, nếu không có đủ điều kiện tài chính, việc tham gia bảo hiểm có thể bị gián đoạn. Việc chấm dứt hợp đồng bảo hiểm cũng dẫn đến các hậu quả pháp lý.

Hợp đồng bảo hiểm là gì?

Theo Khoản 1 Điều 12 Luật kinh doanh bảo hiểm quy định:

Hợp đồng bảo hiểm là sự thỏa thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự hiện bảo hiểm.”

Theo Điều 567 Bộ luật dân sự 2015:

“Hợp đồng bảo hiểm là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, còn bên bảo hiểm phải trả một khoản tiền bảo hiểm cho bên bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm”

Như vậy, hợp đồng bảo hiểm là một văn bản pháp lý do người bảo hiểm và người được bảo hiểm ký kết, trong đó người bảo hiểm cam kết bồi thường cho người được bảo hiểm những tổn thất của đối tượng bảo hiểm do những rủi ro được bảo hiểm gây ra; còn người được bảo hiểm cam kết trả phí bảo hiểm.

Các loại hợp đồng bảo hiểm

Dựa trên ý chí của người tham gia bảo hiểm

  • Hợp đồng bảo hiểm tự nguyện;
  • Hợp đồng bảo hiểm bắt buộc.

Dựa trên đối tượng bảo hiểm

Dựa trên giá trị bảo hiểm

  • Hợp đồng bảo hiểm đúng giá trị;
  • Hợp đồng bảo hiểm dưới giá trị;
  • Hợp đồng bảo hiểm trên giá trị.

Xem thêm: Dịch vụ đăng ký bảo hiểm xã hội lần đầu

Căn cứ chấm dứt hợp đồng bảo hiểm

Theo đó, theo quy định tại điều 23 Văn bản hợp nhất Luật kinh doanh bảo hiểm thì ngoài các trường hợp chấm dứt hợp đồng theo quy định của Bộ luật dân sự, hợp đồng bảo hiểm còn chấm dứt trong các trường hợp sau đây:

  • Bên mua bảo hiểm không còn quyền lợi có thể được bảo hiểm (1);
  • Bên mua bảo hiểm không đóng đủ phí bảo hiểm hoặc không đóng phí bảo hiểm theo thời hạn thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác (2);
  • Bên mua bảo hiểm không đóng đủ phí bảo hiểm trong thời gian gia hạn đóng phí bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm (3).

Hậu quả pháp lý của việc chấm dứt hợp đồng bảo hiểm

Theo Điều 24 Văn bản hợp nhất Luật kinh doanh bảo hiểm:

Hậu quả pháp lý của việc chấm dứt hợp đồng bảo hiểm được quy định như sau:

Trong trường hợp (1), doanh nghiệp bảo hiểm phải hoàn lại phí bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm tương ứng với thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm mà bên mua bảo hiểm đã đóng phí bảo hiểm; sau khi đã trừ các chi phí hợp lý có liên quan đến hợp đồng bảo hiểm.

Trong trường hợp (2), bên mua bảo hiểm vẫn phải đóng đủ phí bảo hiểm đến thời điểm chấm dứt hợp đồng bảo hiểm. Quy định này không áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm con người.

Trong trường hợp (3), doanh nghiệp bảo hiểm vẫn phải chịu trách nhiệm bồi thường cho người được bảo hiểm khi sự kiện bảo hiểm xảy ra trong thời gian gia hạn đóng phí; bên mua bảo hiểm vẫn phải đóng phí bảo hiểm cho đến hết thời gian gia hạn theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm. Quy định này không áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm con người.

Ngoài ra, Hậu quả pháp lý của việc chấm dứt hợp đồng bảo hiểm trong các trường hợp khác được thực hiện theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Thời hạn yêu cầu trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường

Theo điều 28 Văn bản hợp nhất Luật kinh doanh bảo hiểm:

  • Thời hạn yêu cầu trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường theo hợp đồng bảo hiểm là một năm; kể từ ngày xảy ra sự kiện bảo hiểm. Thời gian xảy ra sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan khác không tính vào thời hạn yêu cầu trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường.
  • Trong trường hợp bên mua bảo hiểm chứng minh được rằng bên mua bảo hiểm không biết thời điểm xảy ra sự kiện bảo hiểm thì thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này được tính từ ngày bên mua bảo hiểm biết việc xảy ra sự kiện bảo hiểm đó.
  • Trong trường hợp người thứ ba yêu cầu bên mua bảo hiểm bồi thường về những thiệt hại thuộc trách nhiệm bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm thì thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này được tính từ ngày người thứ ba yêu cầu.

Thời hạn trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường

Khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường theo thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm; trong trường hợp không có thỏa thuận về thời hạn thì doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ về yêu cầu trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường.

Mời bạn đọc xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung vấn đề “Hậu quả pháp lý của việc chấm dứt hợp đồng bảo hiểm” Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc; cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ hãy liên hệ 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Có được sửa đổi, bổ sung hợp đồng bảo hiểm không?

Theo quy định tại điều 25 Văn bản hợp nhất Luật kinh doanh bảo hiểm:
Bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm có thể thỏa thuận sửa đổi; bổ sung phí bảo hiểm; điều kiện; điều khoản bảo hiểm; trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Mọi sửa đổi, bổ sung hợp đồng bảo hiểm phải được lập thành văn bản.

Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự là gì?

Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự là trách nhiệm dân sự của người được bảo hiểm đối với người thứ ba theo quy định của pháp luật.

Bản chất của quan hệ bảo hiểm tài sản là gì?

Quan hệ bảo hiểm tài sản là quan hệ bồi thường. Bồi thường chính là một vấn đề trọng tâm trong quan hệ kinh doanh bảo hiểm. Và trách nhiệm trả tiền bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm giới hạn trong phạm vi giá trị của tài sản được bảo hiểm tại thời điểm và nơi xảy ra tổn thất.

4.2/5 - (5 bình chọn)
Chuyên mục:
Dân sự

Để lại một bình luận