Đăng ký sử dụng biên lai điện tử thế nào?

10/10/2021
Đăng ký sử dụng biên lai điện tử thế nào?
876
Views

Hiện nay việc sử dụng biên lai điện tử trở nên phổ biến; đặc biệt là khi Nghị định 119/2018/NĐ-CP của Chính Phủ chính thức có hiệu lực. Vậy biên lai điện tử là gì? Biên lai được thể hiện bằng các hình thức nào? Đăng ký sử dụng biên lai điện tử thế nào? Phòng tư vấn pháp lý của Luật sư X xin thông tin tới bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

  • Thông tư số 303/2016/TT-BTC;
  • Thông tư 78/2021/TT-BTC.

Nội dung tư vấn

Nguyên tắc lập, quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ

Khi khấu trừ thuế thu nhập cá nhân, khi thu thuế, phí, lệ phí, tổ chức khấu trừ thuế, tổ chức thu phí, lệ phí, tổ chức thu thuế phải lập chứng từ khấu trừ thuế, biên lai thu thuế, phí, lệ phí giao cho người có thu nhập bị khấu trừ thuế, người nộp thuế, nộp phí, lệ phí và phải ghi đầy đủ các nội dung theo quy định tại Điều 32 Nghị định này. Trường hợp sử dụng biên lai điện tử thì phải theo định dạng chuẩn dữ liệu của cơ quan thuế. Trường hợp cá nhân ủy quyền quyết toán thuế thì không cấp chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân.

Biên lai điện tử là gì? (BLĐT)

Căn cứ vào Thông tư số 303/2016/TT-BTC ban hành ngày 15/11/2016; hướng dẫn việc in, phát hành; quản lý và sử dụng các loại chứng từ thu tiền phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước:

  • Biên lai là chứng từ do tổ chức thu phí; lệ phí lập khi thu các khoản tiền phí; lệ phí thuộc ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.
  • BLĐT là một hình thức biên lai, được hình thành muộn hơn so với loại giấy đặt in và tự in.

Theo quy định tại Điểm c, Khoản 3, Điều 2, Thông tư số 303/2016/TT-BTC,

là tập hợp các thông điệp dữ liệu điện tử về cung ứng dịch vụ công của tổ chức thu phí, lệ phí được khởi tạo, lập, gửi, nhận, lưu trữ và quản lý bằng phương pháp điện tử theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.

Nội dung của BLĐT

Theo quy định tại Nghị định 123/2020/NĐ-CP và Thông tư 78/2021/TT-BTC thì kể từ ngày 01/7/2022 Thông tư số 303/2016/TT-BTC sẽ hết hiệu lực thi hành. Do đó từ 01/07/2022 Nội dung được quy định như sau:

a) Tên loại biên lai: Biên lai thu thuế, phí, lệ phí không in sẵn mệnh giá; biên lai thu thuế, phí, lệ phí in sẵn mệnh giá; biên lai thu thuế, phí, lệ phí.

b) Ký hiệu mẫu biên lai và ký hiệu biên lai:
02 chữ số cuối của năm là năm bắt đầu sử dụng biên lai ghi trên thông báo phát hành; hoặc năm biên lai được in ra.

c) Số biên lai: bắt đầu từ số 1 vào ngày 01 tháng 01; hoặc ngày bắt đầu sử dụng và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 hàng năm.

đ) Tên, mã số thuế của tổ chức thu thuế, phí, lệ phí.

e) Tên loại các khoản thu thuế, phí, lệ phí và số tiền ghi bằng số và bằng chữ.

g) Ngày, tháng, năm lập biên lai.

h) Chữ ký của người thu tiền: chữ ký số.

Ngoài ra còn một số quy định khác cụ thể tại Khoản 2 Điều 32 “Nội dung chứng từ”; tại Nghị định 123/2020/NĐ-CP.

Đăng ký sử dụng biên lai điện tử thế nào từ 01/07/2022

Theo Điều 34 Nghị định 123/2020/NĐ-CP,

  1. Tổ chức thu các khoản phí, lệ phí trước khi sử dụng BLĐT theo điểm b khoản 1 Điều 30:
    Thực hiện đăng ký sử dụng qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.

Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế tiếp nhận đăng ký sử dụng BLĐT của tổ chức thu lệ phí; và gửi thông báo theo Mẫu sau khi nhận được đăng ký sử dụng; để xác nhận việc nộp hồ sơ đăng ký sử dụng BLĐT.

  1. Trong thời gian 1 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đăng ký sử dụng, Cơ quan thuế có trách nhiệm gửi Thông báo theo Mẫu tới các đối tượng được quy định; về việc chấp nhận trong trường hợp đăng ký sử dụng hợp lệ; không có sai sót hoặc không chấp nhận đăng ký sử dụng không đủ điều kiện để chấp nhận hoặc có sai sót.
  2. Kể từ thời điểm sử dụng BLĐT, phải thực hiện hủy những biên lai; chứng từ giấy còn tồn chưa sử dụng (nếu có) theo quy định.
  3. Trường hợp có thay đổi thông tin đã đăng ký sử dụng BLĐT; tổ chức thu phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước thực hiện thay đổi thông tin; và gửi lại cơ quan thuế qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.

Hy vọng bài viết sẽ có ích cho bạn đọc!

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về Vợ có thể đơn phương ly hôn khi chồng đi tù. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết; và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Định dạng biên lai điện tử?

a) Định dạng biên lai điện tử sử dụng ngôn ngữ định dạng văn bản XML (XML là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh “eXtensible Markup Language” được tạo ra với mục đích chia sẻ dữ liệu điện tử giữa các hệ thống công nghệ thông tin);
b) Định dạng biên lai điện tử gồm hai thành phần: thành phần chứa dữ liệu nghiệp vụ biên lai điện tử và thành phần chứa dữ liệu chữ ký số;
c) Tổng cục Thuế xây dựng và công bố thành phần chứa dữ liệu nghiệp vụ biên lai điện tử, thành phần chứa dữ liệu chữ ký số và cung cấp công cụ hiển thị các nội dung của biên lai điện tử theo quy định tại Nghị định này.

Khách hàng đọc biên lai điện tử bằng cách nào?

Để tra cứu và xem biên lai điện tử quý khách hàng cần truy cập từ các thiết bị điện tử, có kết nối mạng internet hoặc kết nối dữ liệu theo mạng cụ bộ. Tra cứu và xem trực tiếp trên  email được gửi.
Hoặc nếu nếu tải biên lai điện tử về, đối với biên lai điện tử được định dạng .PDF khách hàng có thể dùng các phần mềm như: Foxit Reader, Adobe Reader… để đọc.

Biên lai được thể hiện bằng các hình thức nào?

a) Biên lai đặt in là biên lai do tổ chức thu phí, lệ phí đặt in theo mẫu để sử dụng khi cung ứng các dịch vụ công có thu phí, lệ phí hoặc do cơ quan thuế đặt in để bán cho các tổ chức thu phí, lệ phí.
b) Biên lai tự in là biên lai do tổ chức thu phí, lệ phí tự in trên các thiết bị tin học, máy tính tiền hoặc các thiết bị khác khi cung ứng các dịch vụ công có thu phí, lệ phí.
c) Biên lai điện tử là tập hợp các thông điệp dữ liệu điện tử về cung ứng dịch vụ công của tổ chức thu phí, lệ phí được khởi tạo, lập, gửi, nhận, lưu trữ và quản lý bằng phương pháp điện tử theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.

Đánh giá bài viết
Chuyên mục:
Luật khác · Tư vấn luật

Trả lời