Vi phạm quy định về khai thác tài nguyên bị xử lý như thế nào?

30/08/2021
Vi phạm quy định về khai thác tài nguyên bị xử lý như thế nào?
1260
Views

Hành vi vi phạm quy định về khai thác tài nguyên là một hành vi bị nghiêm cấm theo quy định của pháp luật. Đây là một hành vi vi phạm gây thất thoát tài nguyên của đất nước và cần có những chế tài xử lý thật thích đáng để trừng trị nghiêm minh các đối tượng vi phạm. Xung quanh nội dung này, chúng tôi nhận được rất nhiều những câu hỏi có liên quan. Cụ thể có câu hỏi như sau:

“Chào Luật sư, tôi hiện đang sinh sống tại Hà Nội. Tôi thấy hiện nay có rất nhiều vụ việc liên quan tới việc vi phạm quy định về khai thác tài nguyên. Vì vậy tôi muốn hỏi hành vi vi phạm này sẽ bị xử lý như thế nào? Mong được Luật Sư 247 giải đáp, tôi cảm ơn.”

Căn cứ pháp lý

Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017

Hành vi vi phạm quy định về khai thác tài nguyên là gì?

Theo điều 227, BLHS 2015 về tội vi phạm các quy định về nghiên cứu, thăm dò; khai thác tài nguyên được quy định như sau:

Người nào vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò; khai thác tài nguyên trong đất liền, hải đảo, nội thủy, vùng lãnh hải; vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa và vùng trời của Việt Nam mà không có giấy phép; hoặc không đúng sẽ bị xử lý hình sự theo quy định.

Như vậy; hành vi vi phạm quy định về khai thác tài nguyên này có thể bị khép vào tội danh vi phạm các quy định về nghiên cứu, thăm dò; khai thác tài nguyên được quy định trong BLHS 2015.

Cấu thành tội phạm tội vi phạm các quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên

Các hành vi của các đối tượng vi phạm khai thác tài nguyên nếu có đầy đủ các yếu tố cấu thành sau thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Các yếu tố cấu thành tội vi phạm các quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên:

Mặt khách quan

+ Về hành vi

Phải có một trong các hành vi sau:

– Có hành vi không thực hiện, thực hiện không đúng; không đầy đủ các quy định của Nhà nước về nghiên cứu, thăm dò; khai thác tài nguyên như nước, dầu mỏ… mà không có giấy phép; hoặc không đúng với nội dung giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam.

Về không gian, các hoạt động nghiên cứu, thăm dò; khai thác tài nguyên được thực hiện trong đất liền, hải đảo, nội thủy, vùng lãnh hải; vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa và vùng trời của Việt Nam.

+ Dấu hiệu khác, về hậu quả. Hành vi vi phạm khai thác tài nguyên nêu trên phải gây ra hậu quả nghiêm trọng mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Đây là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này.

Khách thể

Hành vi vi phạm khai thác tài nguyên phạm tội trên xâm phạm đến quy định của Nhà nước trong quản lý tài nguyên, môi trường; cụ thể là các hoạt động nghiên cứu, thăm dò, khái thác tài nguyên ở Việt Nam.

Mặt chủ quan.

Người, pháp nhân phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý.

Chủ thể

Chủ thể của tội phạm này là bất kỳ người, pháp nhân nào có năng lực trách nhiệm hình sự.

Hành vi vi phạm quy định về khai thác tài nguyên sẽ bị xử lý như thế nào?

Theo điều 227, BLHS 2015; mức hình phạt của tội này được chia thành các khung hình phạt như sau:

Đối với cá nhân

Khung 1

Người nào vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên trong đất liền, hải đảo, nội thủy, vùng lãnh hải; vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa và vùng trời của Việt Nam mà không có giấy phép; hoặc không đúng với nội dung giấy phép thuộc một trong các trường hợp sau đây; thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Thu lợi bất chính từ nghiên cứu, thăm dò; khai thác tài nguyên nước, dầu khí hoặc khoáng sản khác từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b) Khoáng sản trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

c) Gây thương tích; hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

d) Gây thương tích; hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

đ) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này; chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Khung 2

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp vi phạm khai thác tài nguyên sau đây; thì bị phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Thu lợi bất chính từ nghiên cứu, thăm dò; khai thác tài nguyên nước, dầu khí hoặc khoáng sản khác 500.000.000 đồng trở lên;

b) Khoáng sản trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;

c) Có tổ chức;

d) Gây sự cố môi trường;

đ) Làm chết người;

e) Gây thương tích; hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên.”;

Hình phạt bổ sung

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng.

Đối với pháp nhân thương mại

Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

a) Pháp nhân thương mại thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này; đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về tội này; chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;

b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này; thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 7.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;

c) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Lừa đảo hoãn thi hành án bị xử lý như thế nào theo quy định pháp luật?
Hành vi lừa đảo góp vốn kinh doanh ngoại tệ bị xử lý như thế nào?
Lập vi bằng lừa đảo bán nhà chiếm đoạt tài sản bị xử lý như thế nào?

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về “Vi phạm quy định về khai thác tài nguyên bị xử lý như thế nào?”. Nếu có thắc mắc gì về vấn đề này xin vui lòng liên hệ: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Tài nguyên nào nên chú ý trong dài hạn?

Dầu khí, đất đai và nước. Có một loại tài nguyên nữa là tài nguyên biển thì chúng ta đang có tranh chấp và phải nói rằng tiềm năng của lực lượng vũ trang của chúng ta chưa đủ mạnh để chúng ta có thể khai thác mà vẫn bảo vệ được sự yên ổn. Cho nên việc khai thác tài nguyên biển có lẽ phải đi chậm hơn và phải dựa trên cơ sở đánh giá chiến lược tài nguyên biển của các quốc gia lân cận.

Phân biệt lạm dụng chức vụ, quyền hạn và lợi dụng chức vụ, quyền hạn

Lạm dụng chức vụ, quyền hạn” là sử dụng vượt quá quyền hạn, chức trách, nhiệm vụ được giao hoặc tuy không được giao, không được phân công nhiệm vụ, quyền hạn trong lĩnh vực đó nhưng vẫn thực hiện.
“Lợi dụng chức vụ, quyền hạn” là dựa vào chức vụ, quyền hạn được giao để làm trái, không làm hoặc làm không đúng quy định của pháp luật.

Vai trò của ngành tài nguyên – môi trường trong một nền kinh tế?

Tài nguyên và môi trường là hai mặt của một vấn đề kinh tế. Nếu chỉ tính đến tài nguyên mà không tính đến môi trường thì chúng ta sẽ trở thành kẻ bóc lột tương lai để tìm sự phát triển trước mắt. Vì thế, khi thành lập Bộ Tài nguyên và Môi trường là chính phủ cũng đã ý thức được việc phải khắc phục các hậu quả của quá trình khai thác tài nguyên, để nó không đẻ ra di họa tương lai có chất lượng môi trường của việc khai thác ấy.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Trả lời