Trường hợp miễn chấp hành hình phạt tù

09/08/2021
761
Views

Hình phạt tù là hình phạt cao nhất và nghiêm khắc nhất đối với những chủ thể vi phạm pháp luật hình sự. Mục đích là trừng phạt người phạm tội và giáo dục đến toàn thể công dân nói chung. Đây là hình phạt mà không chỉ người chấp hành mà những người thân của họ đều không muốn. Vậy thực tế khi thi hành án có những trường hợp nào được miễn chấp hành hình phạt tù? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu thông qua bài viết này:

Căn cứ pháp lý

Luật hình sự 2015, sửa đổi năm 2017;

Luật thi hành án hình sự năm 2019;

Nội dung tư vấn

Hình phạt tù là gì

Theo Bộ luật hình sự 2015 có quy định như sau: Hình phạt tù là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước, do Toà án quyết định áp dụng đối với người hoặc pháp nhân phạm tội nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người, pháp nhân đó.

Đặc điểm của hình phạt tù

Hình phạt này không chỉ nhằm trừng trị mà còn giáo dục người phạm tội trở thành người có ích cho xã hội, có ý thức tuân thủ pháp luật và các quy tắc của cuộc sống xã hội chủ nghĩa; ngăn ngừa họ phạm tội mới.

Mục đích của hình phạt này còn nhằm giáo dục người khác tôn trọng pháp luật; đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm; có tính chất răn đe và phòng ngừa.

Nhà nước đặt ra hình phạt để áp dụng đối với người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội, đồng thời răn đe mọi người hoặc pháp nhân thương mại khác có ý thức tuân thủ pháp luật, bất cứ hành vi vi phạm pháp luật nào đều bị xử lý thích đáng.

Trường hợp được miễn chấp hành hình phạt tù

Người bị xử phạt tù có thể được miễn chấp hành hình phạt trong các trường hợp sau đây:

  1. Người bị kết án được đặc xá hoặc đại xá.
  2. Người bị kết án cải tạo không giam giữ hoặc tù có thời hạn đến 03 năm chưa chấp hành hình phạt. Theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát; Tòa án có thể quyết định miễn chấp hành hình phạt tù khi:
  • Sau khi bị kết án đã lập công;
  • Mắc bệnh hiểm nghèo;
  • Chấp hành tốt pháp luật; có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn; xét thấy người đó không còn nguy hiểm cho xã hội nữa.
  1. Người bị kết án phạt tù có thời hạn trên 03 năm, chưa chấp hành hình phạt nếu đã lập công lớn; mắc bệnh hiểm nghèo; người đó không còn nguy hiểm cho xã hội nữa.
  2. Người bị kết án phạt tù đến 03 năm, đã được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt. Nếu lập công; chấp hành tốt pháp luật; hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn; xét thấy người đó không còn nguy hiểm cho xã hội nữa.
  3. Người bị kết án phạt tiền đã tích cực chấp hành được một phần hình phạt nhưng bị lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn kéo dài do thiên tai; hỏa hoạn; tai nạn; ốm đau gây ra mà không thể tiếp tục chấp hành được phần hình phạt còn lại hoặc lập công lớn.
  4. Người bị phạt cấm cư trú hoặc quản chế, nếu đã chấp hành được một phần hai thời hạn hình phạt và cải tạo tốt.

Mời bạn xem thêm bài viết

Trên đây là bài viết của chúng tôi về “Trường hợp miễn chấp hành hình phạt tù”, hy vọng giúp ích cho bạn. Nếu có vấn đề pháp lý cần hỗ trợ, vui lòng liên hệ chúng tôi: 0936 408 102

Câu hỏi thường gặp

Đại xá, đặc xá là gì?

Đại xá là sự khoan hồng của Nhà nước nhằm tha tội hoàn toàn cho một số loại tội phạm nhất định với hàng loạt người phạm tội nhân sự kiện quan trọng trong đời sống chính trị của đất nước.
Đặc xá là sự khoan hồng đặc biệt của Nhà nước do Chủ tịch nước quyết định tha tù trước thời hạn cho người bị kết án phạt tù có thời hạn, tù chung thân nhân sự kiện trọng đại, ngày lễ lớn của đất nước hoặc trong trường hợp đặc biệt.

Sau khi bị kết án đã lập công là như thế nào?

Căn cứ vào tình hình thực tế, hành vi cụ thể mà các Cơ quan có thẩm quyền xem xét, một số trường hợp như: người bị kết án hỗ trợ đắc lực cho các cơ quan trong việc điều tra; cứu giúp người khác trong lúc hoạn nạn, khó khăn; có những phát minh mang lại hiệu quả cao khi áp dụng vào đời sống xã hội…việc lập công có thể được thể hiện ở rất nhiều hành động, trong mọi lĩnh vực nhưng tựu trung để được xem xét áp dụng qui định này thì hành động/việc làm đó phải được xã hội ghi nhận.

Hồ sơ xét thủ tục miễn chấp hành hình phạt tù gồm những gì?

Hồ sơ gồm có:
a) Bản sao bản án có hiệu lực pháp luật;
b) Văn bản đề nghị của Viện kiểm sát có thẩm quyền;
c) Đơn xin miễn chấp hành án phạt tù của người bị kết án;
d) Bản tường trình của người bị kết án về việc lập công hoặc lập công lớn có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền đối với người bị kết án đã lập công, lập công lớn hoặc kết luận của bệnh viện cấp tỉnh, bệnh viện cấp quân khu trở lên về tình trạng bệnh tật của người bị kết án đối với người bị kết án mắc bệnh hiểm nghèo.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Trả lời