Trộm ô tô đi mua ma túy bị xử lý như thế nào theo quy định pháp luật?

02/09/2021
Trộm ô tô đi mua ma túy bị xử lý như thế nào theo quy định pháp luật?
649
Views

Trong khoảng thời gian gần đây, diễn biến dịch bệnh diễn ra phức tạp gây nên sự đình chệ trong công việc sản xuất kinh doanh. Điều đó gây nên tình hình kinh tế khó khăn và dẫn đến tình trạng trộm cắp xảy ra ngày một nhiều. Liên quan tới vấn đề này, chúng tôi sẽ đề cập tới một vụ việc đang gây xôn xao dư luận gần đây. Đây là vụ việc một nam thanh niên đã thực hiện hành vi trộm ô tô đi mua ma túy.

Tóm tắt vụ việc

Đỗ Duy Ninh, 37 tuổi, trộm ôtô 7 chỗ đậu bên đường để đi mua ma túy nhưng bị phát hiện khi vượt chốt kiểm dịch Covid-19.

Trước đó, chiều 1/9, tổ tuần tra phòng chống dịch phường Tân Thiện, phát hiện Ninh lái xe 7 chỗ trên đường Thống Nhất, vượt chốt kiểm soát, có dấu hiệu nghi vấn nên yêu cầu dừng lại kiểm tra. Anh ta không chấp hành, tăng ga phóng về hướng biển nên cảnh sát đuổi theo.

Đến khu vực chợ Phước Hội, Ninh bỏ xe, chạy vào hẻm lẩn trốn nhưng bị cảnh sát tìm thấy ngay sau đó.

Vậy hành vi trộm ô tô đi mua ma túy này sẽ bị xử lý như thế nào? Hãy cùng Luật Sư 247 tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý

Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017
Nghị định 167/2013/NĐ-CP
Nghị định 117/2020/NĐ-CP

Hành vi trộm cắp tài sản là gì?

Hành vi trộm ô tô đi mua ma túy trong trường hợp này có thể được coi là một hành vi trộm cắp tài sản.

Đây là hành vi chiếm đoạt tài sản của Nhà nước, tổ chức, cơ quan, cá nhân khác, có tính chất lén lút, tức là khi thực hiện việc chiếm đoạt tài sản của chủ thể khác; người thực hiện hành vi có ý thức muốn che giấu hành vi đang thực hiện của bản thân.

Hành vi lén lút không nhất thiết chỉ có hành vi rình mò, rón rén, chui lủi,… để tiếp cận tài sản và thực hiện hành vi chiếm đoạt nhưng không ai thấy; không ai phát hiện mà có thể diễn ra một cách công khai trước nhiều người nhưng họ không hề hay biết.

Hành vi trộm ô tô đi mua ma túy bị xử lý ra sao?

Xử phạt hành chính

Theo quy định tại Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt hành vi trộm cắp tài sản như sau:

Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a. Trộm cắp tài sản;

b. Công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác;

c. Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản của người khác;

d. Sử dụng trái phép tài sản của người khác.”

Như vậy; mức xử phạt hành chính đối với hành vi trộm cắp của bạn là trong khoảng từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

Truy cứu trách nhiệm hình sự

Theo điều 173, Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định các mức án sau:

Khung 1

Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm; hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm với hành vi trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 02 triệu đồng trở lên; hoặc dưới 02 triệu đồng nhưng thuộc 01 trong các trường hợp sau đây:

Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

Đã bị kết án về tội này; hoặc về một trong các tội sau tại Bộ luật Hình sự mà chưa bị xóa án tích:

Điều 168 (tội cướp tài sản), 169 (tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản), 170 (tội cưỡng đoạt tài sản), 171 (tội cướp giật tài sản), 172 (tội công nhiên chiếm đoạt tài sản), 174 (tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản), 175 (tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản) và 290 (tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản);

Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;

Tài sản là di vật, cổ vật.

Khung 2

Phạt tù từ 02 đến 07 năm khi phạm tội mà thuộc 01 trong các trường hợp trộm cắp tài sản sau:

Phạm tội có tổ chức;

​Có tính chất chuyên nghiệp;

Chiếm đoạt tài sản giá trị từ 50 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng;

Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;

Hành hung để tẩu thoát;

Tài sản là bảo vật quốc gia;

Tái phạm nguy hiểm.

Khung 3

Phạt tù từ 07 đến 15 năm khi phạm tội mà thuộc 01 trong 02 trường hợp trộm cắp tài sản sau:

Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng;

Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

Khung 4

Phạt tù từ 12 đến 20 năm khi:

Chiếm đoạt tài sản trị giá 500 triệu đồng trở lên;

​Hoặc lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

Hình phạt bổ sung với hành vi trộm cắp tài sản

Người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 05 – 50 triệu đồng.

Hành vi trộm ô tô đi mua ma túy trong lúc giãn cách xã hội bị xử phạt thế nào?

Ngoài ra, hành vi trộm ô tô đi mua ma túy trong vụ việc này đối tượng còn có dấu hiệu vi phạm cách quy định về phòng chống dịch bệnh Covid 19. Cụ thể ở đây là hành vi ra đường không lý do chính đáng; khi địa phương đang giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16.

Theo Nghị định 117/2020/NĐ-CP nếu người dân ra đường không đúng quy định hoặc trường hợp không thật sự cần thiết, ảnh hưởng đến công tác phòng chống dịch bệnh hoặc không tuân thủ quy định phong tỏa, hay khai báo y tế gian dối… thì sẽ đều bị xử lý nghiêm theo quy định.

Các hành vi sau sẽ bị xử phạt theo Nghị định số 117/2020/NĐ-CP với mức phạt có thể đến 3.000.000 đồng:

Đây là những vi phạm về quy định và không đảm bảo an toàn về giãn cách xã hội; Không đảm bảo nguyên tắc hạn chế tối đa số người được phép ra đường làm thể ảnh hưởng đến kết quả phòng chống dịch bệnh.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Đi giao thuốc có vi phạm quy định giãn cách theo Chỉ thị 16 không?
Giả nhân viên y tế tẩm thuốc mê vào khẩu trang lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Vu khống bệnh nhân Covid 19 sẽ bị xử lý như thế nào theo quy định?

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về “Trộm ô tô đi mua ma túy bị xử lý như thế nào theo quy định pháp luật?”. Nếu có thắc mắc gì về vấn đề này xin vui lòng liên hệ: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Thế nào là cướp giật tài sản?

Cướp giật là hành vi nhanh chóng, bất ngờ, lợi dụng sơ hở của nạn nhân để chiếm đoạt tài sản.
Ngoài ra, đây là hành vi công khai, nhanh chóng, gây bất ngờ cho nạn nhân và những người xung quanh.
Tính chất: Nhắm vào tài sản, có thể xâm phạm đến sự an toàn về tính mạng, sức khỏe của nạn nhân.

Làm lây lan covid 19 cho người khác bị xử phạt như thế nào ?

Phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 3 triệu đồng khi bạn có một trong các hành vi sau đây:
a) Không thực hiện xét nghiệm theo quy định trong quá trình thực hiện giám sát bệnh truyền nhiễm.
b) Không báo cáo hoặc báo cáo không đầy đủ về giám sát bệnh truyền nhiễm.
c) Che giấu, không khai báo; hoặc khai báo không kịp thời hiện trạng bệnh truyền nhiễm của bản thân, trừ trường hợp quy định tại mức 1.

Phân biệt Tội cướp tài sản và Tội cướp giật tài sản?

Đối với tội cướp tài sản: dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được. Đối với tội cướp giật: không dùng vũ lực, không đe dọa dùng vũ lực mà lợi dụng sơ hở của người quản lý tài sản, bằng thủ đoạn tinh vi để nhanh chóng chiếm đoạt tài sản.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Để lại một bình luận