Buôn bán que test Covid không rõ nguồn gốc sẽ bị xử lý như thế nào?

02/09/2021
Buôn bán que test Covid không rõ nguồn gốc sẽ bị xử lý như thế nào?
732
Views

Hiện nay, trên thị trường đang xuất hiện tràn lan các loại thuốc điều trị Covid và các bộ kit, que test Covid không rõ nguồn gốc. Đây đều là những mặt hàng sản phẩm cần có giấy phép kiểm định từ các cơ quan chức năng thì mới có thể kinh doanh buôn bán. Xung quanh vấn đề này, chúng tôi sẽ đề cập tới vụ việc đang gây xôn xao dư luận gần đây. Đây là vụ việc về hành vi buôn bán que test Covid không rõ nguồn gốc.

Tóm tắt vụ việc

Khoảng 9h40 ngày 1/9, tổ công tác thuộc Công an Hà Nội làm nhiệm vụ kiểm soát tại chốt Quang Trung – Cầu Đơ; quận Hà Đông, phát hiện một thanh niên chở 5 thùng catton không có nhãn mác.

Mỗi thùng chứa 10.000 que nhỏ dùng để test nhanh Covid-19 có dòng chữ “Specimen Collection Swab”. Người thanh niên không không xuất trình được giấy đi đường và các giấy tờ chứng minh nguồn gốc số hàng trên.

Tổ công tác đã bàn giao người, phương tiện và tang vật cho Công an phường Quang Trung để tiếp tục làm rõ.

Vừa qua, nhà chức trách Hà Nội liên tiếp phát hiện các loại thuốc; dụng cụ y tế không rõ nguồn gốc liên quan Covid-19. Gần đây nhất, cảnh sát phát hiện hàng trăm hộp thuốc điều trị Covid- 9 không rõ nguồn gốc được một nam thanh niên nhập về bán kiếm lời.

Vậy hành vi buôn bán que test Covid không rõ nguồn gốc sẽ bị xử lý như thế nào? Hãy cùng Luật Sư 247 tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý

Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017
Nghị định 124/2015/NĐ-CP sửa đổi bổ sung Nghị định 185/2013

Hành vi buôn bán que test Covid không rõ nguồn gốc có thể bị khép vào tội gì?

Hành vi buôn bán que test Covid không rõ nguồn gốc là hành vi vi phạm pháp luật. Đây là hành vi buôn bán hàng giả và cụ thể ở đây là thiết bị phòng chống dịch giả.

Ngoài ra theo điều 194, BLHS 2015 cũng đã quy định về hành vi vi phạm này. Đây được coi là hành vi buôn bán thuốc giả là thuốc chữa bệnh, phòng bệnh.

Cấu thành tội phạm tội buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, phòng bệnh

Nếu hành vi buôn bán que test Covid không rõ nguồn gốc có đầy đủ các yếu tố sau thì người vi phạm có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Khách thể của tội sản xuất buôn bán hàng giả

Khách thể trực tiếp của tội sản xuất, buôn bán hàng giả là những quan hệ xã hội trong lĩnh vực quản lý chất lượng hàng hóa, lưu thông, phân phối hàng hóa trên thị trường và đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng.
Đối tượng của tội sản xuất và buôn bán hàng giả là các loại hàng giả. Theo quan niệm chung; hàng giả là những sản phẩm hàng hóa được sản xuất trái pháp luật có như những sản phẩm; hàng hóa được nhà nước cho phép sản xuất, nhập khẩu và tiêu thụ thị trường hoặc những sản phẩm; hàng hóa không có giá trị sử dụng với nguồn gốc; bản chất tự nhiên, tên gọi, công dụng của nó.

Mặt khách quan của tội sản xuất, buôn bán hàng giả

“Tội sản xuất, buôn bán hàng giả” thọat nhìn ban đầu thì có thể cho đây là điều luật quy định một hành vi khách quan là hành vi sản xuất buôn bán hàng giả; nhưng khi xem xét ta thấy đây là một điều luật nhưng quy định một tội danh nhưng bao gồm hai hành vi khách quan đó là hành vi sản xuất hàng giả; hành vi buôn bán hàng giả.

Mỗi hành vi khách quan này có thể độc lập riêng rẽ với nhau tạo thành các tội như tội sản xuất hàng giả, tội buôn bán hàng giả; hoặc có thể đi liên nhau hành vi nay là tiền đố cho hành vi kia; và ngược lại tạo cấu thành tội sản xuất, buôn bán hàng giả.

Chủ thể của tội sản xuất, buôn bán hàng giả

Chủ thể của tội sản xuất, buôn bán hàng giả là người có năng lực TNHS; đạt độ tuổi và có hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả.

Mặt chủ quan của tội sản xuất, buôn bán hàng giả

Đối với “tội sản xuất, buôn bán hàng giả”; lỗi trong hành vi này là lỗi cố ý trực tiếp hoặc lỗi cố ý gián tiếp 

Hành vi buôn bán que test Covid không rõ nguồn gốc bị xử lý thế nào?

Tùy theo tính chất; mức độ nghiêm trọng mà hành vi buôn bán que test Covid không rõ nguồn gốc có thể bị xử phạt hành chính; hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Xử phạt hành chính

Điều 11, Nghị định 124/2015/NĐ-CP sửa đổi bổ sung Nghị định 185/2013 quy định như sau:

Khung phạt chính

Đối với hành vi buôn bán hàng giả không có giá trị sử dụng; công dụng quy định tại điểm a, b, c và d khoản 8 Điều 3 Nghị định này, mức phạt tiền như sau:

a) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng; trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị dưới 1.000.000 đồng;

b) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng; trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 1.000.000 đồng đến dưới 3.000.000 đồng;

c) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng; trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng;

d) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng; trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;

đ) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;

e) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng; trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;

g) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng; trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 30.000.000 đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Các trường hợp phạt gấp đôi tiền với hành vi buôn bán hàng giả

Phạt tiền gấp hai lần các mức tiền phạt quy định tại khoản 1 Điều này; với hành vi nhập khẩu hàng giả hoặc hàng giả thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh; thuốc phòng bệnh cho người mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

b) Là thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y; thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, giống vật nuôi mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

c) Là phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm; thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, chất tẩy rửa, diệt côn trùng; trang thiết bị y tế, xi măng, sắt thép xây dựng, mũ bảo hiểm.

Hình thức xử phạt bổ sung

a) Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;

b) Tước quyền sử dụng giấy phép; chứng chỉ hành nghề từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm

Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc tiêu hủy tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;

b) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc tái xuất hàng giả đối với hành vi nhập khẩu hàng giả quy định tại Điều này;

c) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điều này;

d) Buộc thu hồi tiêu hủy hàng giả đang lưu thông trên thị trường đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này.

Truy cứu trách nhiệm hình sự

Căn cứ theo Điều 194 Bộ luật Hình sự năm 2015:

Đối với cá nhân

Người có hành vi sản xuất, buôn bán thuốc trị Covid giả có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội sản xuất thuốc giả; hoặc buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh hoặc thuốc phòng bệnh.

Người có hành vi này có thể bị phạt tù có thời hạn ít nhất là 2 năm và cao nhất có thể lên đến tử hình; và người phạm tội này còn có thể bị phạt tiền từ 20 đến 100 triệu đồng; và có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề; hoặc làm một công việc nhất định trong thời gian từ 1 đến 5 năm; hoặc có thể bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản của người phạm tội này.

Đối với pháp nhân thương mại

Ngoài ra pháp nhân thương mại nếu phạm tội này căn cứ tùy theo tính chất và mức độ có thể:

Bị phạt tiền từ 1 đến 20 tỷ đồng; hoặc đình chỉ hoạt động của pháp nhân thương mại này có thời hạn trong khoảng từ 1 đến 3 năm.

Nếu trường hợp pháp nhân thương mại gây thiệt hại quá lớn; ảnh hưởng đến quá nhiều người và xã hội thì có thể bị đình chỉ hoạt động của pháp nhân thương mại này vĩnh viễn nếu thật sự trên thực tế không còn có biện pháp để khắc phục hậu quả đem lại và các hình phạt bổ sung khác theo quy định của pháp luật như phạt tiền; hoặc cấm kinh doanh hoặc hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định; hoặc cũng có thể bị cấm huy động vốn trong khoảng thời gian từ 1 đến 3 năm.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Đi giao thuốc có vi phạm quy định giãn cách theo Chỉ thị 16 không?
Giả nhân viên y tế tẩm thuốc mê vào khẩu trang lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Vu khống bệnh nhân Covid 19 sẽ bị xử lý như thế nào theo quy định?

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về “Buôn bán que test Covid không rõ nguồn gốc sẽ bị xử lý như thế nào?” . Nếu có thắc mắc gì về vấn đề này xin vui lòng liên hệ: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Căn cứ vào đâu để xác định xử phạt hành chính hay truy cứu trách nhiệm hình sự với hành vi buôn bán thuốc giả?

Căn cứ vào giá trị của số lượng thuốc giả được sản xuất so với số lượng thuốc thật.

Hành vi bị cấm trong phòng chống dịch?

Theo điều 8 luật phòng chống bệnh truyền nhiễm 2007, các hành vi bị nghiêm cấm là:
Cố ý làm lây lan tác nhân gây bệnh truyền nhiễm.
Người mắc bệnh truyền nhiễm, người bị nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm; và người mang mầm bệnh truyền nhiễm làm các công việc dễ lây truyền tác nhân gây bệnh truyền nhiễm.
Che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời các trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm.

Mua giấy khám sức khỏe bị phạt như thế nào?

Đối với người sử dụng tài liệu giả (giấy khám sức khỏe) để thực hiện hành vi trái pháp luật; có thể bị phạt từ 30.000.000 đến 60.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ; hoặc phạt tù tùy vào tính chất, mức độ của hành vi vi phạm.
Khung hình phạt cao nhất của tội này lên đến 07 năm tù giam.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Trả lời