Khai báo y tế gian dối bị xử phạt thế nào?

02/06/2021
Khai báo y tế gian rối
1284
Views

Tình hình dịch bệnh ngày càng phức tạp. Các địa điểm lây lan dịch bệnh ngày càng gia tăng; tuy nhiên vẫn có những người thơ ơ coi nhẹ việc này. Tốc độ lây lan của dịch bệnh ngày càng nhanh chóng, thậm chí khoảng cách lây lan cũng bị rút ngắn. Việc giãn cách xã hội là cần thiết để hạn chế sự tiếp xúc giữa các đối tượng mắc dịch bệnh. Do nhu cầu đi lại nhiều, người dân có lịch trình di chuyển khá dày khiến việc truy vết gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt tại các cơ quan nhà nước người dân thực hiện các thủ tục như làm CCCD gắn chip; xin xác nhận tình trạng hôn nhân để kết hôn mua nhà, trích lục giấy khai sinh … tập trung đông người. Tuy nhiên, có những trường hợp với ý thức kém khai báo y tế gian rối; thậm chí trốn trán việc khai báo ý tế. Xoay quanh vấn đề này, Luật Sư X nhận được nhiều câu hỏi. Cụ thể câu hỏi cua bạn Trần Bảo N như sau:

“Chào Luật Sư X, hiện nay nhiều người ý thức còn kém, đi về từ những vùng dịch hoặc tiếp xúc với người mắc bệnh. Nhưng lại không khai báo y tế; thậm chí có khai báo nhưng khai báo gian rối để trốn tránh cách ly. Vậy Luật Sư cho em hỏi vậy mức phạt cho những người khai báo y tế gian dối này là bao nhiêu? Sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? Hi vọng Luật Sư giải đáp”

Căn cứ pháp lý

Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017

Ai phải khai báo y tế?

Việc khai báo y tế rất quan trọng, nhằm truy vết cũng như phòng ngừa những trường hợp có nguy cơ lây lan dịch bệnh. Lịch trình di chuyển là thông tin quan trọng; nhưng do vấn đề nghi ngại bị lộ thông tin nên việc khai thác còn gặp nhiều khó khăn. Khi khai báo y tế bạn cần chú ý như sau:

Thứ nhất: Khi bạn tiếp xúc gần với bệnh nhân COVID-19; bạn phải cách ly tập trung, theo yêu cầu bắt buộc của cơ quan y tế.

Thứ hai: Khi bạn là vòng thứ hai, tiếp xúc gần với người tiếp xúc gần; bạn phải cách ly tại nhà, thực hiện các khuyến cáo cách ly y tế tại nhà. Những người tiếp xúc với người thuộc vòng thứ hai sẽ thực hiện tự theo dõi sức khỏe.

Ngoài ra, những người từ vùng dịch về các địa phương sẽ phải cách ly y tế tập trung 21 ngày. Vùng có dịch là nơi được chính quyền địa phương xác định và đang bị phong tỏa nghiêm ngặt; nội bất xuất, ngoại bất nhập. Trường hợp không khai báo y tế, khai báo y tế gian dối sẽ bị xử lý với các mức phạt nặng.

Xử phạt khai báo y tế gian dối

Xử phạt hành chính khai báo y tế gian dối

Mới đây, UBND huyện Tân Uyên (Lai Châu) đã xử phạt 15 triệu với 2 công nhân (trong đó một người là F1 của BN2188) do không khai báo đã làm việc tại huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương. Một trường hợp vi phạm khác là ông P.V.Q. (40 tuổi) cũng bị UBND TP Hải Dương phạt hành chính 15 triệu đồng do từng tiếp xúc với F1 nhưng không khai báo y tế. Hiện việc xử phạt hành chính khai báo gian dối diễn ra chặt chẽ.

Nếu bạn có hành vi khai báo y tế gian dối; quanh co; che giấu dịch trình đi chuyển của bản thân ảnh hưởng đến quá trình truy vết. Bạn có thể bị xử phạt hành chính từ 1 triệu đến 20 triệu đồng theo quy định tại điều 3 nghị định 117/2020 như sau:

“…

2.Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

…c) Che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời hiện trạng bệnh truyền nhiễm của bản thân; trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 3 Điều này.

3.Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Che giấu, không khai báo; hoặc khai báo không kịp thời hiện trạng bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A của bản thân; hoặc của người khác mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A;

b) Cố ý khai báo, thông tin sai sự thật về bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A;

c) Cố ý làm lây lan tác nhân gây bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A.”

Như vậy để tránh các mức phạt hành chính không đáng có; bạn nên có thái độ khahi báo y tế kịp thời và chính xác giúp việc ngăn ngừa dịch lây lan. Và không bị mất một khoản tiền lớn.

Có thể bạn quan tâm: Lây lan covid 19 cho người khác bị xử phạt như thế nào?

Xử lý hình sự khai báo y tế gian dối

Ngoài bị xử lý hành chính với các mức tiền như trên. Tùy vào mức độ, tính chất bạn còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo định của bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017. Bạn có thể phải đối mặt với những mức tù cao; thậm chí kèm theo các mức phạt tiền bổ sung. Khi khai báo y tế gian dối bạn thì hành vi của bạn bị coi là trường hợp thực hiện “hành vi khác làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người” quy định tại điểm c khoản 1 Điều 240 về Tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người. Có thể bị xử lý với các khung phạt khác quy định tại điều này. Cụ thể như sau:

Mức 1

Bạn khai báo y tế gian dối làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người; thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng; hoặc bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm

Mức 2

Bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm thuộc 1 trong các trường hợp:
a) Dẫn đến phải công bố dịch thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; hoặc Bộ trưởng Bộ Y tế;
b) Làm chết người.

Mức 3

Bạn bị phạt tù từ 10 năm đến 12 năm nếu thuộc 1 trong các trường hợp:
a) Dẫn đến phải công bố dịch thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ;
b) Làm chết 02 người trở lên.

Ngoài ra, bạn còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề; hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Tóm lại

Với hành vi khai báo y tế gian dối; không đúng sự thật bạn có thể bị xử lý hành chính và xử lý hình sự tùy theo mức độ, tính chất của vụ việc. Mức xử lý hành chính có thể lên tới 20 triệu đồng. Đối với xử lý hình sự; có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người. Mức phạt ở tội này là 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng; hoặc có thể chịu mức phạt tù lên tới 15 năm tù. Kèm theo các hình phạt bổ sung như cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm…

Có thể bạn quan tâm: Có được tụ tập trong thời điểm dịch bệnh không?

Câu hỏi thường gặp

Khai báo y tế gian dối còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội gì?

Theo Điều 2 Công văn số 45/TANDTC-PC. Nếu bạn chưa bị xác định mắc bệnh Covid-19 nhưng sống trong khu vực đã có quyết định cách ly, quyết định phong tỏa thực hiện không khai báo y tế, khai báo không đầy đủ hoặc khai báo gian dối. Kết quả là gây thiệt hại từ 100 triệu đồng trở lên,do phát sinh chi phí phòng, chống dịch bệnh . Thì bị xử lý về tội vi phạm quy định về an toàn ở nơi đông người theo quy định tại Điều 295.

Xử phạt khai báo y tế gian dối ở tội vi phạm quy định về an toàn ở nơi đông người ?

Bạn có thể bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 100 triệu đồng. Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. Thậm chí mức phạt có thể lên đến 12 năm tù. Ngoài ra, bạn còn có thể bị phạt tiền bổ sung từ 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng. Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Vi phạm khai báo y tế những chưa làm lây lan dịch bệnh cho người khác có bị phạt không?

Trường hợp bạn vi phạm nhưng chưa làm lây lan dịch bệnh cho người khác, bạn có thể bị phạt tiền từ 10 đến 20 triệu đồng về hành vi “che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời hiện trạng bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A của bản thân hoặc của người khác mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A.

Ngoài khai báo gian dối, nếu không khai báo diễn biến dịch với nhân viên y tế có bị phạt không?

Việc không khai báo diễn biến bệnh với với thầy thuốc, nhân viên y tế cũng sẽ bị xử phạt hành chính theo khoản 1 Điều 10 Nghị định 117 với mức phạt tiền từ 01 – 03 triệu đồng sẽ căn cứ vào từng trường hợp cụ thể khi sảy ra vi phạm.

Thông tin liên hệ

Trên đây những thông tin về xử phạt khai báo y tế gian dối. Được hỗ trợ và đồng hành để giải quyết những khó khăn về mặt pháp lý của quý khách là mong muốn của Luật sư X.

Nếu bạn có những thắc mắc cần tư vấn và giúp giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ 0833.102.102

Có thể bạn quan tâm:

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Dân sự

Trả lời