Tác phẩm công bố sau khi tác giả mất có được bảo hộ quyền tác giả ?

10/10/2021
Tác phẩm công bố sau khi tác giả mất có được bảo hộ quyền tác giả?
803
Views

Tác phẩm công bố sau khi tác giả mất có được bảo hộ quyền tác giả?

Kính chào Luật sư 247. Tôi muốn nhờ Luật sư tư vấn về vấn đề như sau: Vợ tôi là một nhà văn viết tiểu thuyết. Cô ấy đã cho xuất bản nhiều tiểu thuyết thành công. Hai năm trước vợ tôi bị bệnh qua đời nhưng hôm qua khi tôi xem lại máy tính của vợ thì thấy một tập bản thảo tiểu thuyết của vợ tôi chưa kịp xuất bản. Tiểu thuyết được vợ tôi viết trước khi qua đời. Giờ tôi muốn thay vợ tôi xuất bản cuốn tiểu thuyết trên được không? Liệu rằng tác phẩm công bố sau khi tác giả mất có được bảo hộ quyền tác giả? Tôi xin cảm ơn.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho Luật Sư 247. Với thắc mắc của bạn chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Quyền tác giả là gì?

Khoản 2 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định về quyền tác giả như sau:

“Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.”

Xem thêm: Dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu và thương hiệu trọn gói 2021

Căn cứ làm phát sinh quyền tác giả

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009

Căn cứ phát sinh quyền tác giả được quy định như sau:

“Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện d­ưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất l­ượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay ch­ưa công bố, đã đăng ký hay ch­ưa đăng ký.”

Như vậy, sự xuất hiện của tác phẩm chính là căn cứ phát sinh quyền tác giả và quyền này cần được tôn trọng, bảo vệ. Quyền tác giả phát sinh kể từ thời điểm tác phẩm đó được ra đời và được tác giả thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định. Chỉ cần sản phẩm đó được lưu lại dưới bất kỳ hình thức; phương tiện; ngôn ngữ nào; dù đã được công bố hay chưa công bố, đã được đăng ký hay chưa được đăng ký thì đều phát sinh quyền tác giả.

Nội dung quyền tác giả

Theo Điều 19 và Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, quyền tác giả bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản, cụ thể:

Quyền nhân thân

  • Đặt tên cho tác phẩm;
  • Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;
  • Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;
  • Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

Quyền tài sản

  • Làm tác phẩm phái sinh;
  • Biểu diễn tác phẩm trước công chúng;
  • Sao chép tác phẩm;
  • Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;
  • Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;
  • Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.

Điều kiện bảo hộ quyền tác giả

Điều kiện bảo hộ quyền tác giả chung

Để được đăng ký bản quyền tác giả thì tác phẩm cần phải đáp ứng những điều kiện nhất định như sau:

  • Tác phẩm phải có tính sáng tạo: phải được tác giả trực tiếp sáng tạo và không được sao chép tác phẩm của người khác
  • Phải được thể hiện dưới hình thức vật chất nhất định. Ví dụ, tác phẩm thơ, truyện thể hiện dưới dạng những trang viết; tác phẩm điện ảnh dưới dạng những thước phim,…

Điều kiện về tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả

Tại Điều 13 Luật Sở hữu trí tuệ thì chủ sở hữu, tác giả có đủ điều kiện bảo hộ quyền tác giả gồm:

  • Là người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm và chủ sở hữu;
  • Là cá nhân, tổ chức Việt Nam và nước ngoài có tác phẩm công bố lần đầu tiên tại Việt Nam mà chưa công bố ở bất kỳ nước nào mới đủ điều kiện đăng ký quyền tác giả;
  • Là cá nhân, tổ chức Việt Nam và nước ngoài có tác phẩm được công bố đồng thời tại Việt Nam trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày tác phẩm đó được công bố lần đầu tiên ở nước khác;
  • Là cá nhân, tổ chức nước ngoài có tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam theo điều ước quốc tế về quyền tác giả mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Điều kiện về loại hình tác phẩm

Để đủ điều kiện bảo hộ quyền tác giả thì tác phẩm phải là đối tượng thuộc các loại hình quy định tại Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ gồm:

  • Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;
  • Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;
  • Tác phẩm báo chí, âm nhạc, sân khấu, điện ảnh;
  • Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng;
  • Tác phẩm nhiếp ảnh, kiến trúc;
  • Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, công trình khoa học;
  • Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;
  • Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu

Tác phẩm công bố sau khi tác giả mất có được bảo hộ quyền tác giả?

Căn cứ theo khoản 1 điều 3 Nghị định số 22/2018/NĐ-CP:

“Tác phẩm di cảo là tác phẩm được công bố lần đầu sau khi tác giả chết”

Theo thông tin bạn cung cấp, tập tiểu thuyết của vợ bạn được công bố sau khi chị đã mất nên tác phẩm này là tác phẩm di cảo. Theo quy định của pháp luật, tác phẩm di cảo vẫn được bảo hộ quyền tác giả.

Thời hạn bảo hộ tác phẩm di cảo

Tác phẩm di cảo được công bố khi tác giả đã không còn nữa. Tuy nhiên pháp luật vẫn quy định về thời hạn bảo hộ quyền nhân thân và quyền tài sản đối với tác phẩm này.

Thời hạn bảo hộ tác phẩm di cảo đối với quyền nhân thân

Các quyền nhân thân: Đặt tên cho tác phẩm; đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng; bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả vẫn được bảo hộ vô thời hạn.

Thời hạn bảo hộ tác phẩm di cảo đối với quyền tài sản

Theo hướng dẫn tại Điều 24 Nghị định 22/2018/NĐ-CP: 

“… quyền tài sản quy định tại Điều 20 của Luật sở hữu trí tuệ đối với tác phẩm di cảo là năm mươi năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên.”

Như vậy, quyền tài sản đối với tác phẩm di cảo không cần phân biệt loại hình tác phẩm; đều được bảo hộ năm mươi năm tính từ khi tác phẩm được công bố. 

Quyền sử dụng tác phẩm di cảo trong thời gian được bảo hộ

Chủ thể có khả năng trở thành chủ sở hữu quyền tác giả hợp pháp của tác phẩm di cảo chính là tổ chức, cá nhân thừa kế của tác giả.

Tuy nhiên, tác phẩm di cảo vẫn có thể được sử dụng trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 25 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành:

“a) Tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân;

b) Trích dẫn hợp lý tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để bình luận hoặc minh họa trong tác phẩm của mình;

c) Trích dẫn tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để viết báo, dùng trong ấn phẩm định kỳ, trong chương trình phát thanh, truyền hình, phim tài liệu;

d) Trích dẫn tác phẩm để giảng dạy trong nhà trường mà không làm sai ý tác giả, không nhằm mục đích thương mại;

đ) Sao chép tác phẩm để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu;

e) Biểu diễn tác phẩm sân khấu, loại hình biểu diễn nghệ thuật khác trong các buổi sinh hoạt văn hóa, tuyên truyền cổ động không thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào;

g) Ghi âm, ghi hình trực tiếp buổi biểu diễn để đưa tin thời sự hoặc để giảng dạy;

h) Chụp ảnh, truyền hình tác phẩm tạo hình, kiến trúc, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng được trưng bày tại nơi công cộng nhằm giới thiệu hình ảnh của tác phẩm đó;

i) Chuyển tác phẩm sang chữ nổi hoặc ngôn ngữ khác cho người khiếm thị;

k) Nhập khẩu bản sao tác phẩm của người khác để sử dụng riêng.”

Giải quyết vấn đề

Việc quy định về bảo hộ quyền tác giả tạo nên một nền kinh tế tri thức lành mạnh; thúc đẩy sự phát triển của nền công nghiệp không khói này. Hơn nữa, các quy định này nhằm bảo vệ quyền và lợi ích cho những chủ thể sáng tạo; xử lý những hành vi xâm phạm quyền tác giả. Dù tác giả đã qua đời, các tác phẩm di cảo vẫn được bảo hộ theo pháp luật hiện hành.

Mời bạn xem thêm:

Trên đây là bài viết tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Tác phẩm công bố sau khi tác giả mất có được bảo hộ quyền tác giả?” Nếu có thắc mắc gì về vấn đề này xin vui lòng liên hệ: 0833102102 để được tư vấn và hỗ trợ.

Câu hỏi thường gặp

Tác phẩm khuyết danh là gì?

Tác phẩm khuyết danh là tác phẩm không hoặc chưa có tên tác giả (tên khai sinh hoặc bút danh) trên tác phẩm khi công bố.

Chủ sở hữu quyền tác giả bao gồm?

Tổ chức, cá nhân Việt Nam.
Tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được sáng tạo và thể hiện dưới hình thức vật chất nhất định tại Việt Nam.
Tổ chức; cá nhân nước ngoài có tác phẩm được công bố lần đầu tiên tại Việt Nam.
Tổ chức; cá nhân nước ngoài có tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam theo Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Nhãn hiệu là gì?

Nhãn hiệu thực chất là một biểu tượng, là ngôn ngữ trong quá trình tư duy; nó đóng vai trò quan trọng trong thương mại như là một công cụ uy lực để chiếm lĩnh tâm trí; ảnh hưởng đến nhận thức và hành vi của khách hàng.
Nhãn hiệu có thể được mua bán hoặc cho thuê quyền sử dụng; đồng thời, nhãn hiệu còn có thể được bảo hộ trong nước hoặc trên quốc tế.

5/5 - (3 bình chọn)
Chuyên mục:
Sở hữu trí tuệ

Trả lời