Hướng dẫn đăng ký nhãn hiệu nước ngoài tại Việt Nam

02/10/2021
đăng ký nhãn hiệu nước ngoài tại Việt Nam
635
Views

Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là một việc mà bất kỳ công ty, doanh nghiệp nào cũng nên thực hiện càng sớm càng tốt. Vậy, những nhãn hiệu nước ngoài tại Việt Nam có cần đăng ký bảo hộ không? Thủ tục đăng ký nhãn hiệu nước ngoài tại Việt Nam như thế nào? Hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé!

Căn cứ pháp lý

Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi 2019

Nội dung tư vấn

Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu nước ngoài tại Việt Nam

Khi thực hiện đăng ký bảo hộ nhãn hiệu nước ngoài; cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ với các loại giấy tờ sau đây:

02 Tờ khai đăng ký (theo mẫu).

05 mẫu nhãn hiệu giống nhau (trừ mẫu nhãn hiệu dán trên tờ khai).

Tài liệu chứng minh quyền đăng ký, nếu Công ty thụ hưởng quyền đó từ người khác.

Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên.

Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ).

Giấy uỷ quyền, nếu đơn nộp thông qua đại diện.

Thủ tục đăng ký nhãn hiệu nước ngoài tại Việt Nam

Bước 1: Nộp hồ sơ

Nộp hồ sơ trực tiếp tại Cục Sở hữu trí tuệ gần nhất. Bao gồm: tại Cục sở hữu trí tuệ ở Hà Nội hoặc hai văn phòng đại diện ở TP. Hồ Chí Minh và TP. Đà Nẵng.

Nếu không thể nộp trực tiếp có thể nộp hồ sơ qua đường bưu điện đến Cục Sở hữu trí tuệ.

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ và thẩm định hình thức đơn

Cục Sở hữu trí tuệ tiếp nhận hồ sơ và tiến hành thẩm định hình thức đơn trong khoảng  01 tháng kể từ ngày nộp đơn. Trong trường hợp Công ty chủ động yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn; hoặc phản hồi thông báo của Cục Sở hữu trí tuệ thì thời hạn thẩm định hình thức được kéo dài thêm 10 ngày.

Bước 3: Công bố hợp lệ

Mọi đơn đã được chấp nhận hợp lệ đều được Cục Sở hữu trí tuệ công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp. Công ty phải nộp lệ phí công bố đơn.

Thời hạn công bố sẽ là 02 tháng kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ.

Bước 4: Thẩm định nội dung đơn

Thời hạn thẩm định nội dung là 06 tháng kể từ ngày công bố đơn. Trong trường hợp Công ty chủ động yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn, hoặc phản hồi thông báo của Cục Sở hữu trí tuệ, thì thời hạn thẩm định nội dung được kéo dài thêm không quá 03 tháng;

Bước 5: Cấp hoặc từ chối cấp văn bằng bảo hộ

Đơn bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

Đơn đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ nhưng không phải là đơn có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất;

Có cơ sở để khẳng định rằng đối tượng nêu trong đơn không đáp ứng đầy đủ các điều kiện bảo hộ;

Đơn thuộc cùng có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất mà không được sự thống nhất của tất cả những Công ty về việc cấp cho một đơn duy nhất trong số các đơn đó theo sự thoả thuận của tất cả những Công ty.

Thời hạn cấp văn bằng bảo hộ trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày Công ty nộp đầy đủ và đúng hạn các khoản phí và lệ phí; Cục Sở hữu trí tuệ tiến hành thủ tục cấp văn bằng bảo hộ theo quy định.

Bước 6: Đăng bạ và công bố quyết định cấp văn bằng bảo hộ

Thời hạn công bố là 02 tháng kể từ ngày ra quyết định, sau khi Công ty đã nộp lệ phí công bố theo quy định.

Như vậy, tổ chức, cá nhân không thường trú tại Việt Nam đăng ký nhãn hiệu nước ngoài tại Việt Nam phải thông qua đại diện hợp pháp tại Việt Nam. Đó là những tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp được Cục Sở hữu trí tuệ cấp phép hoạt động.

Câu hỏi thường gặp

Đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp mất bao lâu?

Theo quy định thì khi đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp; để được cấp văn bằng bảo hộ kiểu dáng công nghiệp bạn sẽ mất khoảng 10 tháng.

Hồ sơ chấm dứt hiệu lực GCN đăng ký nhãn hiệu?

Khi thực hiện thủ tục chấm dứt hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu; hồ sơ gồm có:
Tờ khai hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ.
Chứng cứ (nếu có).
Giấy ủy quyền (trường hợp cá nhân, tổ chức không trực tiếp thực hiện thủ tục).
Bản giải trình lý do yêu cầu.
Chứng từ nộp phí, lệ phí.

Tại sao phải đăng ký bảo hộ nhãn hiệu nước ngoài tại Việt Nam

Nhãn hiệu là dấu hiệu để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Khi cạnh tranh trên thị trường, đối thủ có thể sao chép sử dụng nhãn hiệu bất hợp pháp. Do đó, các tổ chức, cá nhân khi thành lập doanh nghiệp nên tiến hành đăng ký bảo hộ nhãn hiệu; kể cả những nhãn hiệu nước ngoài tại Việt Nam. Từ đó, nhằm bảo vệ quyền, lợi ích của doanh nghiệp; vừa bảo vệ được nhãn hiêu riêng của mình; vừa tránh được những tranh chấp phát sinh không đáng có.

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247; chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để áp dụng vào cuộc sống.

Nếu có nhu cầu sử dụng dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu và thương hiệu trong gói; hãy liên hệ hotline: 0833.102.102

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Sở hữu trí tuệ

Trả lời