Giao dịch mua bán đất luôn là một nhu cầu lớn của mọi người trong xã hội. Việc mua bán này có thể được tiến hành dưới nhiều hình thức khác nhau. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ các quy định pháp luật về vấn đề này. Xung quanh nội dung này, chúng tôi nhận được rất nhiều câu hỏi có liên quan. Cụ thể có câu hỏi về giao dịch mua bán đất bằng giấy viết tay như sau:
“Chào Luật sư, tôi hiện đang sinh sống tại Hà Nội. Tôi có mảnh đất chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng. Năm 2019, tôi bán lại bằng giấy viết tay, có người làm chứng, có chữ ký ba bên song không công chứng. Nay, người mua đất muốn làm sổ đỏ có thể lấy giấy viết tay làm căn cứ pháp lý không? Trong các trường hợp khác, mua bán đất bằng giấy viết tay cần đáp ứng điều kiện gì để được pháp luật công nhận? Mong được Luật Sư 247 giải đáp, tôi cảm ơn.”
Căn cứ pháp lý
Luật Đất đai 2013
Nghị định 01/2017/NĐ-CP
Mua bán đất bằng giấy tờ viết tay là gì?
Hiện nay; không có văn bản pháp luật nào về việc sử dụng từ “mua bán nhà đất bằng giấy viết tay”. Đây chỉ là cách gọi của người dân dùng để nói đến việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất (chỉ có đất); hay quyền sử dụng đất; quyền sở hữu các tài sản gắn liền với đất (mua bán cả đất, nhà ở, cũng như các tài sản khác gắn liền với đất (nếu có) bằng giấy tờ viết tay mà không được công chứng; hay chứng thực (có thể có người làm chứng).
Các quy định của pháp luật về việc mua bán nhà đất
Theo khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013; hợp đồng chuyển nhượng, thế chấp, tặng cho và góp vốn bằng quyền sử dụng đất; quyền sử dụng đất và các tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hay chứng thực. Trừ các trường hợp kinh doanh bất động sản được quy định tại điểm b khoản này.
Như vậy; hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải được công chứng hoặc chứng thực theo quy định; trừ các trường hợp kinh doanh bất động sản mà một trong các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản.
Hậu quả pháp lý khi không công chứng chứng thực hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Nếu không có công chứng; chứng thực thì việc chuyển nhượng bị coi là vô hiệu và không đủ điều kiện hồ sơ để làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Vì vậy; việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất thông qua giấy viết tay không được coi là căn cứ để làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Giao dịch mua bán đất bằng giấy viết tay được công nhận trong trường hợp nào?
Theo những quy định ở trên thì việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất thông qua giấy viết tay không được coi là căn cứ để làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp; mua đất bằng giấy viết tay không có công chứng; chứng thực vẫn được đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Điều này được quy định tại Nghị định 01/2017/NĐ-CP ngày 6/1/2017 sửa đổi; bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai như sau:
“1. Các trường hợp đang sử dụng đất sau đây mà chưa được cấp Giấy chứng nhận và không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này thì người đang sử dụng đất thực hiện thủ tục đăng ký đất đai; cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu theo quy định của Luật đất đai và quy định tại Nghị định này mà không phải làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất; cơ quan tiếp nhận hồ sơ không được yêu cầu người nhận chuyển quyền sử dụng đất nộp hợp đồng; văn bản chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật:
a) Sử dụng đất do nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trước ngày 1/1/2008;
b) Sử dụng đất do nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất từ ngày 1/1/2008 đến trước ngày 1/7/2014 mà có giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 100 của Luật đất đai và Điều 18 của Nghị định này”.
Giải quyết tình huống
Theo thông tin bạn cung cấp, giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất của bạn được thực hiện vào năm 2019 nên không thuộc một trong các trường hợp được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo như quy định nêu trên.
Mời bạn xem thêm bài viết:
Thế nào là giao đất có thu tiền sử dụng đất?
Mẫu tờ khai thuế thu nhập cá nhân khi mua bán chuyển nhượng đất đai
Điều kiện mua bán đất tại Hà Nội theo quy định mới nhất 2021
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về “Mua bán đất bằng giấy viết tay theo quy định có hợp pháp không?”. Nếu có thắc mắc gì về vấn đề này xin vui lòng liên hệ: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Theo khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013; hợp đồng chuyển nhượng, thế chấp, tặng cho và góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và các tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hay chứng thực. Trừ các trường hợp kinh doanh bất động sản được quy định tại điểm b khoản này.
Giao đất đối với đất đang có người sử dụng cho người khác chỉ được thực hiện sau khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thu hồi đất theo quy định của Luật đất đai 2013; và phải thực hiện xong việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo quy định của pháp luật đối với trường hợp phải giải phóng mặt bằng.
Hợp đồng, văn bản về việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất;
Bản gốc giấy chứng nhận đã cấp;
Văn bản chấp thuận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;
Văn bản của người sử dụng đất đồng ý cho chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất.