Hướng dẫn thủ tục thành lập doanh nghiệp tại Quảng Ninh năm 2021

01/10/2021
Hướng dẫn thủ tục thành lập doanh nghiệp tại Quảng Ninh năm 2021
474
Views

Tình hình kinh tế – xã hội của tỉnh Quảng Ninh những năm gần đây có chuyển biến tích cực. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch mạnh mẽ, tỉ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ tăng mạnh. Đây là khu vực phù hợp thành lập doanh nghiệp, phát triển sản xuất kinh doanh. Vậy thủ tục thành lập doanh nghiệp tại Quảng Ninh được pháp luật quy định như thế nào? Trong nội dung bài viết này, Phòng tư vấn Luật doanh nghiệp của Luật sư X sẽ giới thiệu đến bạn đọc quy định của pháp luật về vấn đề này.

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Điều kiện thành lập doanh nghiệp tại Quảng Ninh

Để có thể thành lập doanh nghiệp một cách dễ dàng và thuận lợi; trước hết bạn cần thỏa mãn các điều kiện sau:

  • Thành viên góp vốn/ cổ đông sáng lập công ty là cá nhân – phải đủ 18 tuổi; có đầy đủ năng lực hành vi dân sự; không thuộc các trường hợp bị cấm thành lập, quản lý doanh nghiệp (Theo Luật cán bộ, công chức, viên chức,…).
  • Thành viên góp vốn/ cổ đông sáng lập công ty là tổ chức – pháp nhân thương mại không bị cấm kinh doanh; cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự.
  • Trụ sở chính của công ty không được là nhà chung cư, nhà tập thể; trừ khi chứng minh được mục đích sử dụng theo quy hoạch xây dựng là toà nhà văn phòng, dùng cho mục đích kinh doanh.
  • Vốn điều điều lệ, vốn pháp định tuỳ theo quy mô kinh doanh; và theo quy định của luật chuyên ngành điều chỉnh.

Thủ tục thành lập doanh nghiệp tại Quảng Ninh

Nếu cá nhân, tổ chức đủ điều kiện thành lập doanh nghiệp; thì người có nhu cầu thành lập doanh nghiệp tại tỉnh Quảng Ninh cần thực hiện theo quy trình sau:

Bước 1: Xác định loại hình doanh nghiệp muốn thành lập

Người thành có nhu cầu thành lập doanh tại tỉnh Quảng Ninh cần xác định loại hình doanh nghiệp mong muốn thành lập. Sau khi xác định được loại hình doanh nghiệp, cần xác định các vấn đề sau:

  • Đặt tên doanh nghiệp: Tên doanh nghiệp gồm hai thành tố: Loại hình doanh nghiệp và tên riêng. Theo đó, tên riêng của doanh nghiệp không được trùng; hoặc gây nhầm lẫn với tên các công ty đã đăng ký trước đó trên phạm vi toàn quốc.
  • Lựa chọn địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp.
  • Xác định ngành, nghề kinh doanh.
  • Xác định vốn điều lệ doanh nghiệp: Tùy vào khả năng, nhu cầu của các thành viên/ cổ đông; cũng như quy mô hoạt động của doanh nghiệp và theo quy định của pháp luật (đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện); để đăng ký vốn điều lệ phù hợp.
  • Xác định người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
  • Chuẩn bị bản sao chứng thực giấy tờ pháp lý của thành viên/ cổ đông sáng lập.

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ thành lập doanh nghiệp

Mỗi loại hình doanh nghiệp có đặc điểm về cơ cấu, tổ chức khác nhau; nên luật doanh nghiệp quy định hồ sơ thành lập từng doanh nghiệp có những sự khác biệt nhất định, cụ thể như sau:

Hồ sơ thành lập doanh nghiệp tư nhân

Căn cứ Điều 19 Luật doanh nghiệp 2020; quy định hồ sơ thành lập doanh nghiệp tư nhân gồm các loại giấy tờ sau:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  • Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ doanh nghiệp tư nhân.
Hồ sơ thành lập công ty hợp danh

Căn cứ Điều 20 Luật doanh nghiệp 2020; quy định hồ sơ thành lập công ty hợp danh gồm các loại giấy tờ sau:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  • Điều lệ công ty.
  • Danh sách thành viên.
  • Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên.
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.
Hồ sơ thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn

Căn cứ Điều 21 Luật doanh nghiệp 2020; quy định hồ sơ thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn gồm các loại giấy tờ sau:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  • Điều lệ công ty.
  • Danh sách thành viên.
  • Bản sao các giấy tờ sau đây:

(1) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân, người đại diện theo pháp luật;

(2) Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức. Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

(3) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.

Hồ sơ thành lập công ty cổ phần

Căn cứ Điều 22 Luật doanh nghiệp 2020; quy định hồ sơ thành lập công ty cổ phần gồm các loại giấy tờ sau:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  • Điều lệ công ty.
  • Danh sách cổ đông sáng lập; danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài.
  • Bản sao các giấy tờ sau đây:

(1) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân, người đại diện theo pháp luật;

(2) Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với cổ đông là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức. Đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

(3) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.

Bước 3: Nộp hồ sơ tại phòng đăng ký kinh doanh

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ nêu ở trên, người có nhu cầu thành lập doanh nghiệp nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp; tại bộ phận một cửa của Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp định đặt trụ sở chính.

Bước 4: Nhận kết quả

Căn cứ khoản 5 Điều 26 Luật doanh nghiệp 2020 quy định như sau:

Điều 26. Trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp

5, Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp đăng ký doanh nghiệp; trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho người thành lập doanh nghiệp. Trường hợp từ chối đăng ký doanh nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp và nêu rõ lý do.

Như vậy, theo quy định trên, doanh nghiệp sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc; kể từ ngày nhận được hồ sơ, nếu hồ sơ hợp lệ.

Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ; Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi; bổ sung cho doanh nghiệp. Khi đó, doanh nghiệp cần hoàn thiện, sửa đổi, bổ sung hồ sơ theo yêu cầu; và nộp lại cho cơ quan đăng ký kinh doanh.

Bước 5: Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp

Căn cứ khoản 1 Điều 32 Luật doanh nghiệp 2020; quy định: Doanh nghiệp sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp; và phải nộp phí theo quy định của pháp luật.

Nội dung công bố bao gồm các nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và các thông tin sau đây:

+ Ngành, nghề kinh doanh;

+ Danh sách cổ đông sáng lập; danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần (nếu có).

Thời hạn thông báo công khai thông tin về doanh nghiệp là 30 ngày; kể từ ngày doanh nghiệp nhận được giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Thông tin liên hệ Luật sư 247

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư 247 về nội dung “Hướng dẫn thủ tục thành lập doanh nghiệp tại Quảng Ninh năm 2021”. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn đọc!

Luật sư 247 là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp, được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Được hỗ trợ và đồng hành để giải quyết những khó khăn về mặt pháp lý của quý khách là mong muốn của Luật sư 247. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư 247 hãy liên hệ: 0833 102 102

Mời bạn xem thêm bài viết:

Những trường hợp nào được tiếp nhận vào làm công chức?

Thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở năm 2021

Câu hỏi liên quan

Người đang bị tạm giam có được thành lập doanh nghiệp không?

Căn cứ điểm e khoản 2 Điều 17 Luật doanh nghiệp 2020; quy định người đang bị tạm giam không được thành lập doanh nghiệp.

Tại sao công chức không được thành lập doanh nghiệp?

Công chức là những người làm việc trong cơ quan Nhà nước; do đó, để đảm bảo công chức có thể hoàn thành tốt các công việc mà Nhà nước, người dân giao phó thì sẽ không được đồng thời thành lập doanh nghiệp. Và để đảm bảo không xảy ra tình trạng tham nhũng, trục lợi kinh tế…

Quy định ngôn ngữ sử dụng trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp?

– Các giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp được lập bằng tiếng Việt.
– Trường hợp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp có tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì hồ sơ phải có bản dịch tiếng Việt công chứng kèm theo tài liệu bằng tiếng nước ngoài.
– Trường hợp giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp được làm bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài thì bản tiếng Việt được sử dụng để thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp.

Số lượng hồ sơ phải nộp khi đăng ký thành lập doanh nghiệp?

Người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp nộp 01 bộ hồ sơ khi thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp.
Cơ quan đăng ký kinh doanh không được yêu cầu người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp nộp thêm hồ sơ hoặc giấy tờ khác ngoài các giấy tờ trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại Luật Doanh nghiệp và Nghị định này.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Doanh nghiệp

Để lại một bình luận