Thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở năm 2021

11/09/2021
Hướng dẫn thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở năm 2021
1038
Views

Bên cạnh việc công nhận quyền sử dụng đất; Nhà nước còn ghi nhận quyền của người sử dụng đất đối với nhà ở và tài sản gắn liền với đất. Theo đó, cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở cho hộ gia đình, cá nhân khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật. Vậy pháp luật hiện hành quy định như thế nào về thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Căn cứ pháp lý

Luật đất đai năm 2013

Nghị định 43/2014/NĐ-CP

Thông tư 24/2014/TT-BTNMT

Nội dung tư vấn

Điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở

Theo quy định pháp luật; chủ sở hữu nhà ở được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở khi đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 31 Nghị định 43/2014/NĐ-CP; cụ thể như sau:

Thứ nhất, chủ sở hữu nhà ở phải thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở.

Thứ hai, chủ sở hữu nhà ở phải có giấy tờ chứng minh việc tạo lập hợp pháp về nhà ở; bao gồm các giấy tờ sau:

a) Giấy phép xây dựng nhà ở hoặc giấy phép xây dựng nhà ở có thời hạn đối với trường hợp phải xin giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng.

b) Hợp đồng mua bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước hoặc giấy tờ về thanh lý; hóa giá nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định; Giấy tờ về giao hoặc tặng nhà tình nghĩa, nhà tình thương, nhà đại đoàn kết;

c) Giấy tờ về sở hữu nhà ở do cơ quan có thẩm quyền cấp

d) Giấy tờ về mua bán hoặc nhận tặng cho hoặc đổi hoặc nhận thừa kế nhà ở đã có chứng nhận của công chứng; hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

đ) Bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân; hoặc giấy tờ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết được quyền sở hữu nhà ở đã có hiệu lực pháp luật…

Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 8 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT; chủ sở hữu nhà chuẩn bị hồ sơ cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở bao gồm các giấy tờ sau đây:

– Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở theo Mẫu số 04a/ĐK.

– Trường hợp đăng ký về quyền sở hữu nhà ở hoặc công trình xây dựng thì phải có sơ đồ nhà ở; công trình xây dựng (trừ trường hợp trong giấy tờ về quyền sở hữu nhà ở; công trình xây dựng đã có sơ đồ phù hợp với hiện trạng nhà ở; công trình đã xây dựng).

– Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính; giấy tờ liên quan đến việc miễn, giảm nghĩa vụ tài chính về đất đai; tài sản gắn liền với đất (nếu có).

Trình tự thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở

Bước 1. Nộp hồ sơ

Theo quy định tại Điều 60 Nghị định 43/2014/NĐ-CP; chủ sở hữu nhà ở có thể nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận trực tiếp tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có tài sản; hoặc nộp tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện; hoặc cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (bộ phận một cửa).

Đối với những địa phương chưa thành lập Văn phòng đăng ký đất đai; thì có thể nộp tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện.

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ

– Cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm ghi đầy đủ thông tin vào Sổ tiếp nhận hồ sơ; và trả kết quả và trao Phiếu tiếp nhận cho người nộp hồ sơ.

– Trường hợp nhận hồ sơ chưa đầy đủ; chưa hợp lệ thì trong thời gian tối đa 03 ngày; cơ quan tiếp nhận; xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung; hoàn chỉnh hồ sơ.

Bước 3: Giải quyết yêu cầu

Theo quy định tại Điều 70 Nghị định 43/2014/NĐ-CP; cơ quan có thẩm quyền thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở theo trình tự sau:

Thứ nhất, trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có nhà ở thực hiện việc kiểm tra hồ sơ và các công việc sau:

– Xác nhận nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất, tình trạng tranh chấp sử dụng đất, hiện trạng sử dụng đất và sự phù hợp với quy hoạch.

– Sau khi có kết quả thực hiện kiểm tra hồ sơ, xác nhận hiện trạng, nguồn gốc, tình trạng sử dụng đát, tiến hành niêm yết nội dung kết quả trong thời hạn 15 ngày tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và khu dân cư nơi có nhà ở; đồng thời xem xét giải quyết các ý kiến phản ánh về nội dung công khai và gửi hồ sơ đến Văn phòng đăng ký đất đai.

Bước 4: Trả kết quả

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư 247 về thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở năm 2021. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn đọc!

Thông tin liên hệ Luật sư 247

Luật sư 247 là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp, được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Được hỗ trợ; và đồng hành để giải quyết những khó khăn về mặt pháp lý của quý khách là mong muốn của Luật sư 247. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư 247 hãy liên hệ: 0833 102 102

Mời bạn xem thêm bài viết:

Hướng dẫn thủ tục chuyển đổi quyền sử dụng đất năm 2021

Thế nào là giao đất có thu tiền sử dụng đất?

Chuyển đổi mục đích sử dụng đất có bắt buộc phải xin phép

Câu hỏi thường gặp

Mất sổ đỏ có được cấp lại không?

Theo quy định của Luật Đất đai và Nghị định 43/2014/NĐ-CP thì: Khi bị mất Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) thì bạn có thể đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp lại. Khi đó, bạn chuẩn bị 01 bộ hồ sơ và nộp tới Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Tổ chức có quyền sở hữu nhà ở không?

Chủ sở hữu nhà ở có thể là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có nhà ở hợp pháp thông qua các hình thức đầu tư xây dựng, mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế, nhận góp vốn, nhận đổi nhà ở và các hình thức khác theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan.

Làm sổ đỏ có mất phí hay không?

Khi làm sổ đỏ bạn sẽ mất phí, gồm các loại phí như: lệ phí trước bạ; lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ); tiền sử dụng đất (nếu có); phí thẩm định hồ sơ.
Ngoài ra, khi chuẩn bị hồ sơ, bạn sẽ phải mất một khoản phí nhỏ để sao in giấy tờ.

Xin cấp giấy chứng nhận quyền sở nhà ở mất bao lâu?

Theo quy định tại Điều 61 Nghị định 43/2014/NĐ-CP (Sửa đổi tại Nghị định 01/2017/NĐ-CP), thời hạn để thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở được xác định là không quá 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; không quá 40 ngày đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Đất đai

Để lại một bình luận