Văn bản pháp luật được xem là công cụ hữu hiệu để qua đó nhà nước thực hiện được những chức năng, nhiệm vụ của mình trong công tác quản lý nhà nước. Vậy Văn bản pháp luật nào có hiệu lực pháp lý cao nhất? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về vấn đề này qua nội dung bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý
Văn bản pháp luật là gì?
Định nghĩa văn bản pháp luật
Văn bản pháp luật được hiểu là văn bản do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản theo đúng trình tự, thủ tục và hình thức đã được quy định từ trước đó; nhằm thể hiện ý chí của chủ thể ban hành văn bản và tư văn bản đó đặt ra những mục đích quản lý.
Phân loại văn bản pháp luật
Hiện nay trong hệ thống các văn bản pháp luật Việt Nam thì được chia ra thành 3 nhóm văn bản chính. Đó là: Văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính và văn bản áp dụng pháp luật. Mỗi loại văn bản sẽ mang những đặc điểm riêng về nội dung; tính chất và vai trò trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Cụ thể:
– Văn bản quy phạm pháp luật là những văn bản luôn chứa đựng những nội dung mang tính quy phạm pháp luật mà ở đó; ý chí được thể hiện trong văn bản sẽ được áp dụng nhiều lần trong quá trình giải quyết công việc trong thực tiễn. Đây được xác định là cơ sở để ban hành ra những văn bản áp dụng pháp luật và văn bản hành chính.
– Văn bản áp dụng pháp luật là những văn bản chứa đựng những nội dung mang tính mệnh lệnh; được ban hành ra nhằm giải quyết 1 công việc nhất định đã được định hướng chỉ đạo trong nội dung của văn bản quy phạm pháp luật.
– Văn bản hành chính là những văn bản chứa đựng những quy tắc xử sự chung mang tính đặc thù về mặt pháp lý hoặc là những mệnh lệnh mang tính chất đơn phương; được ban hành ra nhằm thực hiện những nội dung đã được đề cập trong văn bản quy phạm pháp luật hay văn bản áp dụng pháp luật.
Đặc điểm của văn bản pháp luật
Văn bản pháp luật được thể hiện dưới dạng ngôn ngữ viết
Văn bản pháp luật được thể hiện dưới dạng các ngôn ngữ viết; trong hoạt động quản lý nhà nước; để đảm bảo được quá trình quản lý đạt được hiệu quả cao nhất thì việc cơ quan nhà nước ban hành ra những văn bản pháp luật bằng văn bản được xem là sự lựa chọn tối ưu nhất. Ngoài ra; việc thể hiện dưới dạng văn bản cũng đòi hỏi yêu cầu chi tiết về mặt hình thức và nội dung.
Việc trình dưới dạng văn bản cũng giúp cho chủ thể ban hành thể hiện được ý chỉ của mình một cách rõ nét nhất; diễn đạt mạch lạc, đầy đủ về những phát sinh, định hướng trong công tác quản lý nhà nước.
Văn bản pháp luật thể hiện ý chí của chủ thể ban hành
Thông qua văn bản pháp luật thì có thể hiện được mặt ý chí của các chủ thể ban hành. Ý chí của các chủ thể được đảm bảo thể hiện bằng các nội dung của văn bản.
Tuy nhiên, việc ban hành văn bản pháp luật cũng phải đảm bảo phù hợp với nội dung của pháp luật hiện hành; có lấy ý kiến tham khảo từ những đối tượng có liên quan, quan tâm; chú trọng đến nguyện vọng của mọi tầng lớp nhân dân.
Chủ thể ban hành văn bản pháp luật là chủ thể có thẩm quyền
Chủ thể ban hành văn bản pháp luật đều là chủ thể có thẩm quyền. Đây cũng được xem như là dấu hiệu để nhận biết một văn bản pháp luật; mỗi cơ quan khác nhau sẽ thực hiện những chức năng, nhiệm vụ khác nhau trong công tác quản lý. Do vậy văn bản do chủ thể đó ban hành sẽ chỉ giới hạn pháp vi ảnh hưởng nhất định.
Văn bản pháp luật phải tuân theo quy định về hình thức mà pháp luật quy định
Văn bản pháp luật được ban hành đều phải tuân theo những quy định về hình thức mà pháp luật quy định. Hình thức của văn bản sẽ được xác định dựa trên thể thức và tên gọi.
Văn bản pháp luật thể hiện quyền lực Nhà nước
Các văn bản pháp luật sau khi được ban hành thì đều được quyền lực nhà nước đảm bảo thực hiện. Trong quá trình thực hiện; áp dụng văn bản pháp luật, các cá nhân, tổ chức có liên quan không tự nguyện thực hiện hoặc thực hiện không đúng với nội dung được quy định thì sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Việc ban hành văn bản pháp luật cần đúng trình tự, thủ tục do pháp luật quy định
Các văn bản pháp luật đều được ban hành theo đúng trình tự, thủ tục được pháp luật quy định.
Văn bản pháp luật nào có hiệu lực pháp lý cao nhất?
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 116 Hiến pháp 2013: “ Hiến pháp là luật cơ bản của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực pháp lý cao nhất. Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp. Mọi hành vi vi phạm Hiến pháp đều bị xử lý”
Hiến pháp được coi là văn bản pháp luật có hiệu lực pháp lý cao nhất bởi những lý do sau:
– Chủ thể ban hành Hiến pháp là Quốc hội với những trình tự; thủ tục xây dựng, sửa đổi và thông qua đặc biệt so với các văn bản pháp luật khác.
– Hiến pháp được xác định là văn bản duy nhất quy định về việc tổ chức quyền lực nhà nước, được xác định là hình thức pháp lý thể hiện một cách tập trung hệ tư tưởng của giai cấp lãnh đạo.
– Hiến pháp có phạm vi điều chỉnh rất rộng, có tính chất bao quát tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục thay đổi địa chỉ công ty
- Kết hôn là gì? điểu kiện để kết hôn.
- Cơ quan quản lý nhà nước địa phương là cơ quan nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Văn bản pháp luật nào có hiệu lực pháp lý cao nhất?”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể tận dụng những kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giải thể công ty TNHH 1 thành viên, tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty, giấy phép bay flycam; xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu, … của Luật sư X. Hãy liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Từ đây có thể thấy văn bản pháp luật được xác định như một phương tiện quản lý của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhằm thực hiện chức năng chính là điều chỉnh những mối quan hệ trong xã hội đối với hoạt động quản lý nhà nước. Mỗi văn bản sẽ có tính bắt buộc khác nhau với từng đối tượng có liên quan, được đảm bảo thực hiện bằng quyền lực nhà nước.
Văn bản pháp lý có hiệu lực pháp lý cao nhất tại Việt Nam là hiến pháp mà cụ thể là Hiến pháp năm 2013.