Cơ quan quản lý nhà nước địa phương là cơ quan nào?

24/02/2022
Cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng tại địa phương
2672
Views

 Cơ quan quản lý nhà nước địa phương là cơ quan nào? Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý nhà nước địa phương là gì? Cùng Luật sư 247 tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Cơ quan quản lý nhà nước địa phương là?

Các cơ quan quản lí nhà nước ở nước ta theo hê thống cơ quan hành chính nhà nước, bao gồm: Chính phủ; các bộ, cơ quan ngang bộ; Uỷ ban nhận dân các cấp, từ cấp tỉnh đến cấp xã.

Cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương là?

Các cơ quan quản lí nhà nước ở nước ta theo hê thống cơ quan hành chính nhà nước, bao gồm: Chính phủ; các bộ, cơ quan ngang bộ; Uỷ ban nhận dân các cấp, từ cấp tỉnh đến cấp xã. Hệ thống cơ quan quản lí nhà nước có thể phân loại theo tiêu chí khác nhau.

+ Căn cứ vào tiêu chí vị thế thì có cấp trung ương – địa phương có các cơ quan quản lí nhà nước trung ương và các cơ quan quản lí nhà nước ở địa phương;

+ Căn cứ vào chức năng quản lí, có thể phân chia thành các cơ quan quản lí nhà nước theo ngành, lĩnh vực và cơ quan quản lí nhà nước theo lãnh thổ.

Cơ quan quản lý nhà nước địa phương là cơ quan nào?
Cơ quan quản lý nhà nước địa phương là cơ quan nào?

Theo đó, Chính phủ và các bộ, các cơ quan ngang bộ được gọi là cơ quan quản lí nhà nước Ở trung ương, Uỷ ban nhân dân các cấp được gọi là cơ quan quản lí nhà nước ở địa phương. Căn cứ vào chức năng quản lí thì Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các cấp được gọi là cơ quan quản lí nhà nước theo lãnh thổ; các Bộ, cơ quan ngang bộ được gọi là cơ quan quản lí nhà nước theo ngành hoặc theo lĩnh vực. Ở Việt Nam, Chính phủ là cơ quan quản lí nhà nước cao nhất, có chức năng thống nhất quản lí việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của Nhà nước. Uỷ ban nhân dân các cấp có chức năng quản lí nhà nước trên phạm vi lãnh thổ địa phương, tổ chức điều hành việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của địa phương trên cơ sở chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp.

Tuỳ thuộc vào vị trí của mình, từng cơ quan trong hệ thống cơ quan quản lí nhà nước được pháp luật giao những quyền hạn nhất định để thực hiện chức năng thay mặt nhà nước điều hành xã hội trên phạm vi lãnh thổ, ngành hoặc lĩnh vực theo thẩm quyền do luật định. Các quyền hạn và nhiệm vụ cơ bản của các cơ quan có chức năng quản lí nhà nước là: ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong phạm vi thẩm quyền do luật định; tổ chức, hướng dẫn thực hiện các nhiệm vụ trên các lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lí, thanh tra, kiểm tra công tác của cấp dưới; xử phạt hành chính theo thẩm quyền quản lí…

Ở nước ta, Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp được gọi là cơ quan quyền lực nhà nước. Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghiã Việt Nam, có quyền ban hành, sửa đổi hiến pháp, luật; quyết định những vấn đề quan trọng nhất của đất nước và của nhân dân có ý nghĩa toàn quốc về các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá – xã hội, quốc phòng, an ninh, đối nội, đối ngoại; tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước; giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của nhà nước. Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, có quyền ban hành nghị quyết; quyết định các vấn đề liên quan trong địa phương trên cơ sở của pháp luật, quy định của trung ương; giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước ở địa phương; giám sát việc tuân theo pháp luật ở địa phương.

Thứ nhất, HĐND là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, tức là bộ phận cấu thành của bộ máy nhà nước thống nhất. Thứ hai, HĐND là cơ quan đại diện cho nhân dân, mang tính tự quản của cộng đồng dân cư một địa phương. HĐND là thiết chế, phương thức để nhân dân địa phương tổ chức ra cơ quan nhà nước trực tiếp quản lý và quyết định quá trình phát triển kinh tế, xã hội… tại địa phương.

Thẩm quyền quyết định và giám sát của HĐND đối với việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương đã được khẳng định trong Hiến pháp 2013. Điều này cho thấy giá trị về mặt pháp lý của các nghị quyết do HĐND thông qua được quy định bởi tính quyền lực nhà nước của cơ quan này. Tuy nhiên, dù ở cấp tỉnh, huyện hay xã, thì HĐND chỉ là cơ quan quyền lực nhà nước trong phạm vi được phân cấp, nên thực hiện chức năng, thẩm quyền của mình phải dựa trên cơ sở Hiến pháp, pháp luật và các văn bản của các cơ quan cấp trên.

UBND là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, do Hội HĐND cùng cấp bầu ra, là cơ quan chấp hành của HĐND. UBND chịu trách nhiệm thi hành Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của HĐND cùng cấp.

UBND được xác định là cơ quan quản lý hành chính nhà nước ở địa phương, có trách nhiệm trực tiếp quản lý tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng… trên địa bàn địa phương. Đồng thời, UBND “chủ động đề xuất các định hướng phát triển kinh tế – xã hội để Hội đồng nhân dân xem xét”. UBND có các cơ quan chuyên môn trực thuộc, quản lý các ngành, lĩnh vực ở địa phương đảm bảo nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành và lãnh thổ.

Cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng tại địa phương

Cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng gồm Bộ Xây dựng, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) và Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện).

Theo quy định tại Điều 5 Thông tư liên tịch số 07/2015/TTLT-BXD-BNV thì có 2 cơ quan chuyên môn trực thuộc Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về Xây dựng, quy hoạch đô thị, kiến trúc… là:

  • Phòng Quản lý đô thị (ở các quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh).
  • Phòng Kinh tế và Hạ tầng (ở các huyện).

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Cơ quan quản lý nhà nước địa phương là cơ quan nào?”. Nếu quý khách có nhu cầu tư vấn về lĩnh vực hình sự, kinh doanh thương mại, hôn nhân gia đình, thành lập công ty con, mã số thuế cá nhân tra cứu…; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Câu hỏi thường gặp

Vị trí pháp lý của Hội đồng nhân dân

HĐND là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, tức là bộ phận cấu thành của bộ máy nhà nước thống nhất. Thứ hai, HĐND là cơ quan đại diện cho nhân dân, mang tính tự quản của cộng đồng dân cư một địa phương. HĐND là thiết chế, phương thức để nhân dân địa phương tổ chức ra cơ quan nhà nước trực tiếp quản lý và quyết định quá trình phát triển kinh tế, xã hội… tại địa phương.

Vị trí pháp lý của Ủy ban nhân dân

UBND là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, do Hội HĐND cùng cấp bầu ra, là cơ quan chấp hành của HĐND. UBND chịu trách nhiệm thi hành Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của HĐND cùng cấp.
UBND được xác định là cơ quan quản lý hành chính nhà nước ở địa phương, có trách nhiệm trực tiếp quản lý tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng… trên địa bàn địa phương. Đồng thời, UBND “chủ động đề xuất các định hướng phát triển kinh tế – xã hội để Hội đồng nhân dân xem xét”. UBND có các cơ quan chuyên môn trực thuộc, quản lý các ngành, lĩnh vực ở địa phương đảm bảo nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành và lãnh thổ.

Đánh giá bài viết
Chuyên mục:
Luật hành chính

Comments are closed.