Quy trình xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng 2023

24/04/2023
Quy trình xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng
572
Views

Vi phạm hành chính là việc một cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm quy định của pháp luật mà lỗi đó chưa phải tội phạm theo luật hình sự và hành vi vi phạm này phải được xử lý vi phạm hành chính. Và trong lĩnh vực xây dựng có văn bản hướng dẫn mới nhất về xử lý vi phạm hành chính là Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng. Có thể thấy nhà nước coi trọng lĩnh vực này và lĩnh vực xây dựng cần được điều chỉnh một cách nghiêm ngặt để tránh xảy ra những vi phạm ảnh hưởng đến nhà nước, xã hội, người dân. Vậy Quy trình xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng được quy định như thế nào?

Luật sư 247 sẽ mang đến những thông tin hữu ích liên quan đến vấn đề trong bài viết sau.

Căn cứ pháp lý

Nghị định 16/2022/NĐ-CP

Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng

Nghị định quy định về hình thức xử phạt, mức phạt tiền tối đa, biện pháp khắc phục hậu quả và thẩm quyền xử phạt. Cụ thể, hình thức xử phạt chính gồm: Cảnh cáo; phạt tiền.

Hình thức xử phạt bổ sung gồm: Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ năng lực, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 3 tháng đến 24 tháng; tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

Nghị định cũng quy định mức phạt tiền tối đa đó là: Trong hoạt động xây dựng, kinh doanh bất động sản là 1.000.000.000 đồng; trong hoạt động sản xuất vật liệu xây dựng, quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật, quản lý, phát triển nhà là 300.000.000 đồng.

Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng

Hình thức xử phạt, mức phạt tiền tối đa, biện pháp khắc phục hậu quả và thẩm quyền xử phạt

  1. Hình thức xử phạt chính:

a) Cảnh cáo;

b) Phạt tiền;

  1. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ năng lực, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 03 tháng đến 24 tháng;

b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

  1. Trong Nghị định này, mức phạt tiền tối đa được quy định như sau:

a) Trong hoạt động xây dựng, kinh doanh bất động sản là 1.000.000.000 đồng;

b) Trong hoạt động sản xuất vật liệu xây dựng, quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật, quản lý, phát triển nhà là 300.000.000 đồng;

Quy trình xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng
Quy trình xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng

Một số khái niệm cần chú ý về cách hợp thức hóa nhà xây dựng không phép, sai phép

– Xây dựng không phép là hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng; mà theo quy định phải có giấy phép.

– Xây dựng sai phép, trái phép là hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình không đúng với giấy phép xây dựng đã được cấp.

– Hợp thức hóa nhà xây dựng không phép, sai phép về bản chất là hành vi điều chỉnh giấy phép xây dựng hoặc xin cấp mới giấy phép.

Những trường hợp không được điều chỉnh, cấp giấy phép

Căn cứ điểm d khoản 11 Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP; hành vi tổ chức thi công xây dựng sai phép, không phép thuộc một trong những trường hợp dưới đây; sẽ không được điều chỉnh; hoặc cấp giấy phép nhằm hợp thức hóa công trình, phần công trình vi phạm:

  1. Xây dựng công trình không phù hợp với quy hoạch xây dựng được duyệt.
  2. Xây dựng công trình vi phạm chỉ giới xây dựng.
  3. Xây dựng công trình sai cốt xây dựng.
  4. Hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép hoặc xây dựng không đúng giấy phép mà hành vi vi phạm đã kết thúc.

Quy trình xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng

Bước 1. Phát hiện hành vi và lập biên bản vi phạm hành chính

Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính theo Điều 69 Nghị định 139/2017/NĐ-CP khi phát hiện hành vi xây dựng không phép, sai phép thì kịp thời lập biên bản vi phạm hành chính.

– Đối với hành vi đang xảy ra thì lập biên bản vi phạm hành chính theo mẫu 01 ban hành kèm theo Thông tư 03/2018/TT-BXD.

– Đối với hành vi đã kết thúc thì lập biên bản vi phạm hành chính theo mẫu 01 ban hành kèm theo Nghị định 97/2017/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ hướng dẫn và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính.

Khi lập biên bản vi phạm hành chính cần lưu ý: Phải xác định rõ đối tượng vi phạm, thông tin nhân thân của người vi phạm, tổ chức vi phạm; mời đại diện chính quyền địa phương tham gia lập biên bản hoặc 2 người chứng kiến để ký vào biên bản VPHC trong trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm không ký biên bản. Biên bản VPHC phải mô tả rõ thời gian, địa điểm và hiện trạng công trình vi phạm.

Đối với hành vi xây dựng không phép, sai phép thì hầu hết mức phạt trên 15 triệu đồng đối với cá nhân, 30 triệu đối với tổ chức nên trong biên bản cần ghi thời gian để người vi phạm thực hiện quyền giải trình.

  • Lưu ý: Trong quá trình lập biên bản VPHC mà xác định được cá nhân, tổ chức vi phạm xây dựng công trình trên đất nông nghiệp thì lập biên bản VPHC đối với hành vi trên lĩnh vực đất đai để tiến hành xử phạt cùng với lĩnh vực xây dựng.

Bước 2. Ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính

– Sau khi lập biên bản vi phạm hành chính nếu thuộc thẩm quyền thì người lập biên bản VPHC ban hành quyết định xử phạt VPHC, nếu vượt thẩm quyền thì phải chuyển hồ sơ tới người có thẩm quyền để xử phạt.

– Thời hạn ban hành quyết định xử phạt đối với hành vi xây dựng nhà ở, công trình không phép, sai phép là 30 ngày, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính (Theo quy định tại Khoản 1 Điều 66 Luật xử lý vi phạm hành chính thì đối với vụ việc thuộc trường hợp giải trình theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 61 của Luật này thì thời hạn ra quyết định xử phạt tối đa là 30 ngày, kể từ ngày lập biên bản).

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 61 Luật XLVPHC thì: Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm xem xét ý kiến giải trình của cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trước khi ra quyết định xử phạt, trừ trường hợp cá nhân, tổ chức không có yêu cầu giải trình trong thời hạn quy định. Do đó, thời hạn ban hành quyết định xử phạt phải sau khi hết thời gian giải trình (hết 5 ngày nếu giải trình bằng văn bản, 2 ngày nếu giải trình trực tiếp) và trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính.

  • Đối với hành vi vi phạm đang xảy ra thì quyết định xử phạt theo mẫu 02 ban hành kèm theo Thông tư 03/2018/TT-BXD, trong đó có nội dung:

“c) Các biện pháp khắc phục hậu quả:

– Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính(13)…….. phải làm thủ tục đề nghị cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh/cấp giấy phép xây dựng. Hết thời hạn này(13)……… không xuất trình người có thẩm quyền xử phạt giấy phép xây dựng/giấy phép xây dựng điều chỉnh thì bị áp dụng biện pháp buộc tháo dỡ công trình, phần công trình vi phạm theo quy định.

– Sau khi được cấp/điều chỉnh giấy phép xây dựng tổ chức cá nhân vi phạm phải tháo dỡ công trình, phần công trình không phù hợp với giấy phép được cấp/điều chỉnh thì mới được thi công xây dựng.

Mọi chi phí tổ chức thi hành biện pháp khắc phục hậu quả do cá nhân/tổ chức vi phạm có tên tại Điều này chi trả.”.

  • Đối với hành vi đã kết thúc thì quyết định xử phạt áp dụng theo mẫu 02 ban hành kèm theo Nghị định 97/2017/NĐ-CP, trong biện pháp khắc phục hậu quả sẽ không có quy định trong thời hạn 60 ngày phải làm thủ tục cấp phép xây dựng.
  • Lưu ý: Khi ban hành quyết định xử phạt: Phần căn cứ dùng chữ nghiêng, căn cứ cuối cùng dùng dấu chấm theo hướng dẫn thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản của Nghị định 30/2020/NĐ-CP về công tác văn thư. Trường hợp cấp phó ký thì phải có Quyết định giao quyền xử phạt vi phạm hành chính.

Bước 3. Thi hành quyết định xử phạt

– Sau khi ban hành quyết định xử phạt VPHC thì trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản, người có thẩm quyền đã ra quyết định xử phạt phải gửi cho cá nhân, tổ chức bị xử phạt, cơ quan thu tiền phạt và cơ quan liên quan khác (nếu có) để thi hành.

– Cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ thi hành quyết định phải thường xuyên theo dõi, đôn đốc để cá nhân, tổ chức chấp hành việc nộp tiền phạt cũng như biện pháp khắc phục hậu quả được ghi trong quyết định.

  • Đối với công trình đang xây dựng bị xử phạt thì: Hết thời hạn quy định tại điểm c khoản này mà cá nhân, tổ chức vi phạm không xuất trình giấy phép xây dựng được cấp hoặc được điều chỉnh thì người có thẩm quyền xử phạt ra thông báo thực hiện biện pháp buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm theo mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư 03/2018/TT-BXD. Trong thời hạn tối đa 15 ngày kể từ ngày gửi thông báo (tính theo dấu bưu điện), cá nhân, tổ chức vi phạm có trách nhiệm thực hiện biện pháp buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm.

Nếu hết thời hạn 15 ngày mà cá nhân, tổ chức không tự giác tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm thì người có thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế để cưỡng chế thu tiền phạt và cưỡng chế tháo dỡ công trình, phần công trình vi phạm.

  • Đối với công trình đã xây dựng xong bị xử phạt thì: Hết thời hạn ghi trong quyết định xử phạt mà cá nhân, tổ chức không chấp hành thì người có thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế để cưỡng chế thu tiền phạt và cưỡng chế tháo dỡ công trình vi phạm.
  • Lưu ý: Kể từ ngày 01/7/2020, theo Nghị định 19/2020/NĐ-CP về kiểm tra và xử lý kỷ luật trong thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì nếu không tổ chức thi hành quyết định xử phạt thì sẽ bị xem xét xử lý kỷ luật.

Đối với Quyết định cưỡng chế thì cấp trưởng phải ký quyết định. Cấp phó chỉ ký quyết định cưỡng chế khi cấp trưởng vắng mặt và có Quyết định giao quyền. Khác với giao quyền xử phạt là thường xuyên còn giao quyền cưỡng chế chì thực hiện khi cấp trưởng vắng mặt.

Bước 4. Tổ chức cưỡng chế

Sau khi ban hành quyết định cưỡng chế thu tiền phạt, cưỡng chế tháo dỡ công trình vi phạm thì phải gửi ngay cho cá nhân, tổ chức vi phạm để thi hành. Nếu quá thời hạn tự nguyện thi hành theo quyết định cưỡng chế mà họ không thi hành thì tổ chức cưỡng chế tháo dỡ công trình vi phạm (tổ chức cưỡng chế thu tiền phạt) theo Nghị định 166/2013/NĐ-CP về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

Trước khi tổ chức cưỡng chế thì người có thẩm quyền cần rà soát lại toàn bộ hồ sơ xử phạt để đảm bảo việc lập biên bản, ban hành quyết định xử phạt, quyết định cưỡng chế là đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục; nếu qua rà soát có thiếu sót thì cần phải kịp thời điều chỉnh, bổ sung cho đảm bảo. Cần có thông báo thời gian tổ chức thực hiện cưỡng chế cho người bị cưỡng chế biết. Xây dựng phương án, kế hoạch cưỡng chế để phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên tham gia cũng như dự trù các tình huống có thể xảy ra để có phương án xử lý kịp thời.

Cách hợp thức hóa nhà xây dựng trái phép, không phép

Khoản 12 Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP quy định:

“12. Đối với hành vi quy định tại khoản 2, khoản 4 và khoản 5 Điều này mà đang thi công xây dựng thì xử lý như sau:

a) Lập biên bản vi phạm hành chính và yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm dừng thi công xây dựng công trình;

b) Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm phải làm thủ tục đề nghị cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh hoặc cấp giấy phép xây dựng;

c) Hết thời hạn quy định tại điểm b khoản này, tổ chức, cá nhân vi phạm không xuất trình với người có thẩm quyền xử phạt giấy phép xây dựng hoặc giấy phép xây dựng được điều chỉnh thì bị áp dụng biện pháp buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm”.

Như vậy; đối với hành vi xây dựng không đúng với giấy phép xây dựng (sai phép, trái phép); và hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng; mà theo quy định phải có giấy phép; mà đang thi công; thì tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm phải đề nghị điều chỉnh;

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Vấn đề Quy trình xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng đã được Luật sư 247 giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới tư vấn pháp lý về chia đất khi ly hôn… Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Xây dựng nhà ở riêng lẻ có phải xin giấy phép không?

Điều kiện để khởi công xây dựng nhà ở riêng lẻ; là phải có giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải có giấy phép. Nghĩa là chủ đầu tư xây dựng (bao gồm cả hộ gia đình, cá nhân) khi khởi công xây dựng nhà ở riêng lẻ phải có giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải có giấy phép; nếu không sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính.
Đồng thời; Luật Xây dựng cũng quy định rõ trường hợp nào phải có giấy phép; trường hợp nào không yêu cầu phải có giấy phép xây dựng.

Quy định về vi phạm quy định về lập quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị

Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Tổ chức lập nhiệm vụ quy hoạch, đồ án quy hoạch, nhiệm vụ quy hoạch điều chỉnh hoặc đồ án điều chỉnh quy hoạch không đúng yêu cầu, nguyên tắc, nội dung và thời gian quy định;
b) Không lấy ý kiến hoặc lấy ý kiến không đúng quy định của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc cộng đồng dân cư có liên quan về nhiệm vụ quy hoạch, đồ án quy hoạch, nhiệm vụ quy hoạch xây dựng điều chỉnh, đồ án điều chỉnh quy hoạch xây dựng theo quy định;
c) Tổ chức lập bản vẽ tổng mặt bằng, phương án kiến trúc công trình, giải pháp về hạ tầng kỹ thuật trong nội dung thiết kế cơ sở đối với dự án đầu tư xây dựng có quy mô nhỏ hơn 5 ha (nhỏ hơn 2 ha đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở chung cư) không phù hợp với quy hoạch phân khu xây dựng.
Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tổ chức lập lại nhiệm vụ quy hoạch, đồ án quy hoạch, nhiệm vụ quy hoạch điều chỉnh, đồ án quy hoạch điều chỉnh, trình thẩm định phê duyệt đúng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này khi chưa phê duyệt quy hoạch.
b) Buộc tổ chức lấy ý kiến bổ sung của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc cộng đồng dân cư có liên quan với hành vi quy định tại điểm b khoản 1 Điều này khi chưa phê duyệt quy hoạch.
c) Buộc tổ chức lập lại bản vẽ tổng mặt bằng, phương án kiến trúc công trình, giải pháp về hạ tầng kỹ thuật phù hợp với quy hoạch phân khu xây dựng với hành vi quy định tại điểm c khoản 1 Điều này đối với công trình chưa khởi công hoặc đang thi công xây dựng.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật hành chính

Comments are closed.