Trình tự, thủ tục để được áp dụng biện pháp bảo vệ người tố cáo

20/10/2021
Trình tự, thủ tục để được áp dụng biện pháp bảo vệ người tố cáo
439
Views

Tố cáo là gì? Các biện pháp bảo vệ người tố cáo? Trình tự, thủ tục để được áp dụng biện pháp bảo vệ người tố cáo.

Tố cáo là việc cá nhân báo cho cơ quan, tổ chức cá nhân có thẩm quyền về hành vi trái pháp luật của cá nhân, cơ quan, tổ chức khác. Việc tố cáo sẽ ảnh hưởng đến lợi ích của người bị tố cáo; nên người bị tố cáo hoặc những người liên quan có thể có những hành vi gây tổn hại đến tính mạng, danh dự, việc làm… với người tố cáo. Chính vì vậy, để khuyến khích tố cáo về hành vi trái pháp luật, Nhà nước đã có những biện pháp bảo vệ người tố cáo. Tuy nhiên để được áp dụng các biện pháp bảo vệ đó phải hoàn thành những thủ tục nhật định. Luật sư 247 có những giải đáp sau:

Căn cứ pháp lý

Luật Tố cáo 2018

Tố cáo là gì? Các biện pháp bảo vệ người tố cáo?

Căn cứ khoản 1 Điều 2 Luật Tố cáo 2018, đã giải thích rõ về tố cáo như sau:

“Tố cáo là việc cá nhân theo thủ tục quy định của Luật này báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, bao gồm:

a) Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ;

b) Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực.

Bảo vệ người tố cáo là việc bảo vệ bí mật thông tin của người tố cáo; bảo vệ vị trí công tác, việc làm, tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người tố cáo, vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người tố cáo.

Có 03 biện pháp bảo vệ người tố cáo gồm:

  • Biện pháp bảo vệ bí mật thông tin;
  • Biện pháp bảo vệ vị trí công tác, việc làm;
  • Biện pháp bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, tài sản, danh dự, nhân phẩm.

Trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp bảo vệ người tố cáo

Mục 2 Chương VI Luật Tố cáo 2018 đã quy định rõ Trình tự, thủ tục khi áp dụng biện pháp bảo vệ người tố cáo như sau:

Bước 1: Đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ

Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 47 của Luật Tố cáo 2018 thì người tố cáo phải có văn bản đề nghị người giải quyết tố cáo áp dụng biện pháp bảo vệ.

Văn bản đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ phải có các nội dung chính sau đây:

  • Ngày, tháng, năm đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ;
  • Họ tên, địa chỉ của người tố cáo; họ tên, địa chỉ của người cần được bảo vệ;
  • Lý do và nội dung đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ;
  • Chữ ký hoặc điểm chỉ của người tố cáo.

Trong trường hợp khẩn cấp; người tố cáo có thể trực tiếp đến đề nghị; hoặc thông qua điện thoại đề nghị người giải quyết tố cáo áp dụng biện pháp bảo vệ ngay; nhưng sau đó nội dung đề nghị phải được thể hiện bằng văn bản.

Bước 2: Xem xét, quyết định bảo vệ người tố cáo

Khi nhận được yêu cầu hoặc đề nghị của người giải quyết tố cáo:

  • Cơ quan có thẩm quyền xem xét đề nghị bảo vệ là có căn cứ, có tính xác thực; hoặc trong quá trình giải quyết tố cáo, người giải quyết tố cáo thấy có căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 47 của Luật Tố cáo 2018.
  • Người giải quyết tố cáo kịp thời quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ theo thẩm quyền hoặc đề nghị, yêu cầu cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ cần thiết.

Trường hợp đề nghị của người tố cáo không có căn cứ hoặc xét thấy không cần thiết áp dụng biện pháp bảo vệ, cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người tố cáo hoặc gửi thông báo cho người giải quyết tố cáo để giải thích rõ lý do cho người tố cáo.

Bước 3: Quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ

Cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ.

Quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ bao gồm các nội dung chính sau đây:

  • Ngày, tháng, năm ra quyết định;
  • Căn cứ ra quyết định;
  • Họ tên, địa chỉ của người được bảo vệ;
  • Nội dung, biện pháp bảo vệ; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện biện pháp bảo vệ;
  • Thời điểm bắt đầu thực hiện biện pháp bảo vệ.

Quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ được gửi cho: Người được bảo vệ; Người giải quyết tố cáo; Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

Sau khi có quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ, cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện biện pháp bảo vệ phải tổ chức thực hiện ngay việc bảo vệ; trường hợp cần thiết, phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để thực hiện việc bảo vệ.

Thời gian bảo vệ được tính từ thời điểm bắt đầu thực hiện biện pháp bảo vệ cho đến khi việc áp dụng biện pháp bảo vệ được chấm dứt theo quy định tại khoản 2 Điều 54 của Luật Tố cáo 2018.

Bước 4: Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân

Cơ quan quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ có trách nhiệm sau đây:

  • Chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan tổ chức việc áp dụng các biện pháp bảo vệ; chịu trách nhiệm về quyết định của mình;
  • Lập, quản lý, lưu trữ và khai thác hồ sơ áp dụng biện pháp bảo vệ theo quy định của pháp luật;
  • Theo dõi, giải quyết những vướng mắc phát sinh; gửi báo cáo đến cơ quan có thẩm quyền khi có yêu cầu.

Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc áp dụng biện pháp bảo vệ có trách nhiệm sau đây:

  • Thực hiện kịp thời, đầy đủ yêu cầu, đề nghị của cơ quan quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ. Trường hợp không thực hiện được yêu cầu, đề nghị đó; thì phải báo cáo hoặc thông báo ngay bằng văn bản; và nêu rõ lý do đến cơ quan quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ;
  • Báo cáo hoặc thông báo bằng văn bản về kết quả thực hiện việc bảo vệ cho cơ quan quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ.

Bước 5: Thay đổi, bổ sung, chấm dứt việc áp dụng biện pháp bảo vệ

Cơ quan đã ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ có thể thay đổi, bổ sung việc áp dụng biện pháp bảo vệ nếu xét thấy cần thiết hoặc trên cơ sở đề nghị bằng văn bản của người được bảo vệ.

Việc áp dụng biện pháp bảo vệ chấm dứt trong các trường hợp sau đây:

  • Người giải quyết tố cáo đã ra kết luận nội dung tố cáo hoặc quyết định đình chỉ việc giải quyết tố cáo;
  • Cơ quan đã quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ quyết định chấm dứt áp dụng biện pháp bảo vệ khi xét thấy căn cứ áp dụng biện pháp bảo vệ không còn hoặc theo đề nghị bằng văn bản của người được bảo vệ.

Quyết định thay đổi, bổ sung, chấm dứt việc áp dụng biện pháp bảo vệ được gửi cho: Người được bảo vệ; Người giải quyết tố cáo; Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

Bước 6: Hồ sơ áp dụng biện pháp bảo vệ

Việc bảo vệ người tố cáo phải được lập thành hồ sơ. Căn cứ vào vụ việc cụ thể, hồ sơ áp dụng biện pháp bảo vệ bao gồm:

  • Văn bản đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ của người tố cáo; yêu cầu hoặc đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ của người giải quyết tố cáo;
  • Kết quả xác minh thông tin về đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ;
  • Quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ;
  • Văn bản đề nghị thay đổi, bổ sung, chấm dứt việc áp dụng biện pháp bảo vệ;
  • Quyết định thay đổi, bổ sung biện pháp bảo vệ;
  • Văn bản yêu cầu, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phối hợp áp dụng biện pháp bảo vệ;
  • Báo cáo kết quả thực hiện biện pháp bảo vệ;
  • Quyết định chấm dứt việc áp dụng biện pháp bảo vệ;
  • Tài liệu khác có liên quan đến việc áp dụng biện pháp bảo vệ.

Mời bạn xem thêm

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề “Trình tự, thủ tục để được áp dụng biện pháp bảo vệ người tố cáo“. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Những ai có quyền tố cáo?

– Mọi công dân đều có quyền tố cáo về hành vi trái pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức. 

Người tố cáo có quyền gì?

Căn cứ khoản 1 Điều 9 Luật Tố cáo 2018, Người tố cáo có các quyền sau đây:
– Thực hiện quyền tố cáo theo quy định của Luật này;
– Được bảo đảm bí mật thông tin cá nhân;
– Được thông báo về việc thụ lý hoặc không thụ lý tố cáo, chuyển tố cáo đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết;
– Tố cáo tiếp khi có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền không đúng pháp luật hoặc quá thời hạn quy định mà tố cáo chưa được giải quyết;
– Rút tố cáo;
– Đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng các biện pháp bảo vệ người tố cáo;
– Được khen thưởng, bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật hành chính

Để lại một bình luận