Không cứu giúp người trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng bị xử lý như thế nào?

13/08/2021
Không cứu giúp người trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng bị xử lý như thế nào?
506
Views

Trên thực tế có nhiều trường hợp phải chịu trách nhiệm hình sự dù không thực hiện hành vi phạm tội. Cụ thể là khi họ thấy người gặp nạn cần được giúp đỡ nhưng đã thờ ơ, bỏ mặc vì sợ bị liên lụy gặp chuyện không hay. Vì không được cứu giúp nên nạn nhân đã tử vong. Như vậy các đối tượng tuy không hề thực hiện bất kỳ hành vi nào tác động đến nạn nhân nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự vì hành vi không cứu giúp người khác. Vậy không cứu giúp người trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng bị xử lý như thế nào? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây:

Căn cứ pháp lý

Luật hình sự 2015, sửa đổi năm 2017;

Nội dung tư vấn

Tình trạng nguy hiểm đến tính mạng là gì?

Tình trạng nguy hiểm đến tính mạng là khi Tình trạng nguy hiểm đến tính mạng là tình trạng của người mà mạng sống của họ đang bị đe dọa, cần phải có sự cứu giúp (cấp cứu hoặc giúp đỡ) của người khác ngay lập tức mà nếu không có sự cứu giúp kịp thời thì có thể dẫn đến hậu quả người đó bị chết.

Tội không cứu giúp người trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng

Điều 132. Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng

1. Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Người không cứu giúp là người đã vô ý gây ra tình trạng nguy hiểm;

b) Người không cứu giúp là người mà theo pháp luật hay nghề nghiệp có nghĩa vụ phải cứu giúp.

3. Phạm tội dẫn đến hậu quả 02 người trở lên chết, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Dấu hiệu pháp lý

  1. Khách thể
    Tội phạm này xâm phạm (một cách gián tiếp) đến tính mạng của người khác và quy tắc đạo đức trong cuộc sống mà pháp luật đòi hỏi mọi người phải tuân theo.
  2. Mặt khách quan:

Người phạm tội có hành vi không cứu giúp người đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng.

Tình trang nguy hiểm này có thể do những sự việc xảy ra bất ngờ hoặc rủi ro như: tai nạn giao thông, đuối nước, tại nạn lao động,… và nạn nhân cần được cứu giúp, cấp cứu kịp thời.

Sự nguy hiểm đến tính mạng có thể do bên ngoài đưa lại hoặc có thể do chính bản thân người đang trong tình trạng nguy hiểm đó tự gây ra.

Người phạm tội là người có đủ điều kiện để cứu giúp, ngăn chặn hậu quả chết người xảy ra. Việc cứu giúp không gây nguy hiểm cho bản thân người cứu giúp cũng như người khác. Khả năng của bản thân cũng như những điều kiện bên ngoài khác hoàn toàn cho phép người phạm tội có khả năng cứu giúp người đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng. Nhưng người phạm tội đã không cứu giúp, không thực hiện việc làm mà pháp luật cũng như đạo đức đều đòi hỏi phải làm.

Hậu quả chết người là do không được cứu giúp kịp thời. Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả chết người. Và nếu thời điểm đó nạn nhân được trợ giúp sẽ không chết.

3. Mặt chủ quan

Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý.

4. Chủ thể
Người có năng lực trách nhiệm hình sự và từ đủ 16 tuổi trở lên.

Hình phạt

Người phạm tội có thể bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc mức phạt tù lên đến 5 năm.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Trên đây là bài viết của chúng tôi, hy vọng giúp ích cho bạn. Nếu cần hỗ trợ về pháp lý, hãy liên hệ với chúng tôi: 0936 408 102

Câu hỏi thường gặp

Nếu không cứu giúp người khác nhưng nạn nhân không chết thì có bị truy cứu trách nhiệm hinh sự?

Cấu thành tội phạm cơ bản của Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng thì hậu quả chết người là dấu hiệu bắt buộc. Vì vậy nếu hành vi không không cứu giúp người khác không gây hậu quả chết người thì không cấu thành tội phạm này.

Nếu đã cứu giúp hết khả năng có thể nhưng nạn nhân vẫn chết thì có sao không?

Đối với trường hợp này hoàn toàn không bị xử lý pháp luật. Truy cứu hình sự Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng khi người phạm tội không cứu giúp và gây hậu quả chết người.
Nếu đã cứu giúp hết khả năng của mình thì không thể xử lý pháp luật do có hậu quả chết người được

Khi nào hành vi không cứu giúp người khác không bị truy cứu trách nhiệm hình sự?

Nếu thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, nhưng không thể cứu giúp hoặc không có điều kiện.
Ví dụ: thấy người khác đang bị đuối nước ở hồ cách xa khu dân cư, bản thân mình không biết bơi mà không thể tìm thấy dụng cụ nào có thể trợ giúp cho người đang đuối nước. Hậu quả là người đó bị chết do đuối nước. Khi này người không cứu giúp nạn nhân sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đánh giá bài viết
Chuyên mục:
Hình sự

Trả lời