Thông tư 52/2017/TT-BYT về đơn thuốc và kê đơn thuốc điều trị ngoại trú

20/10/2021
Thông tư 52/2017/TT-BYT về đơn thuốc và kê đơn thuốc điều trị ngoại trú
787
Views

Thông tư 52/2017/TT-BYT của Bộ Y tế quy định về đơn thuốc và việc kê đơn thuốc hóa dược, sinh phẩm trong điều trị ngoại trú

Cơ quan ban hành:Bộ Y tếSố công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:52/2017/TT-BYTNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Thông tưNgười ký:Nguyễn Viết Tiến
Ngày ban hành:29/12/2017Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:Đã biết Tình trạng hiệu lực:Đã biết 
Lĩnh vực:Y tế-Sức khỏe

Tóm tắt Thông tư 52/2017/TT-BYT

Đơn thuốc của trẻ dưới 72 tháng phải ghi thông tin của bố mẹ

Theo Thông tư số 52/2017/TT-BYT của Bộ Y tế ngày 29/12/2017 quy định về đơn thuốc và việc kê đơn thuốc hóa dược, sinh phẩm trong điều trị ngoại trú, đơn thuốc có giá trị mua, lĩnh thuốc trong thời hạn tối đa 05 ngày kể từ ngày kê đơn thuốc.

Đối với trẻ 72 tháng tuổi thì phải ghi số tháng tuổi, ghi tên và số chứng minh nhân dân hoặc số căn cước công dân của bố hoặc mẹ hoặc người giám hộ của trẻ vào đơn thuốc. Nội dung kê đơn thuốc phải ghi đủ, rõ ràng và chính xác các mục in trong đơn thuốc hoặc trong sổ khám bệnh của người bệnh; Ghi địa chỉ nơi người bệnh thường trú hoặc tạm trú: Số nhà, đường phố, tổ dân phố hoặc thôn/ấp/bản, xã/phường/thị trấn, quận/huyện/thị xã/thành phố thuộc tỉnh, tỉnh/thành phố.

Theo nguyên tắc, chỉ kê đơn thuốc sau khi đã có kết quả khám bệnh, chẩn đoán bệnh; Số lượng thuốc được kê đơn thực hiện theo hướng dẫn chẩn đoán và điều trị hoặc đủ sử dụng nhưng tối đa không quá 30 ngày…; Không được kê vào đơn thuốc các thuốc, chất không nhằm mục đích phòng bệnh, chữa bệnh, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, thuốc chưa được phép lưu hành hợp pháp tại Việt Nam; Ưu tiên kê đơn thuốc dạng đơn chất hoặc thuốc generic.

Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01/03/2018.

Xem trước và tải xuống Thông tư 52/2017/TT-BYT

Loader Loading…
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Câu hỏi thường gặp

Kê đơn thuốc đối với người bệnh tâm thần, động kinh?

Đối với người bệnh tâm thần, động kinh:
a) Kê đơn thuốc theo hướng dẫn chẩn đoán và điều trị của chuyên khoa;
b) Người đại diện người bệnh hoặc nhân viên trạm y tế xã, phường, thị trấn nơi người bệnh cư trú chịu trách nhiệm lĩnh thuốc và ký, ghi rõ họ tên vào sổ cấp thuốc của trạm y tế xã (mẫu sổ theo hướng dẫn của Bộ Y tế cho từng chuyên khoa);
c) Người kê đơn thuốc quyết định đối với từng trường hợp người bệnh tâm thần có được tự lĩnh thuốc hay không.

Thời hạn đơn thuốc có giá trị mua, lĩnh thuốc?

1. Đơn thuốc có giá trị mua, lĩnh thuốc trong thời hạn tối đa 05 ngày, kể từ ngày kê đơn thuốc.
2. Đơn thuốc được mua tại các cơ sở bán lẻ thuốc hợp pháp trên toàn quốc.
3. Thời gian mua hoặc lĩnh thuốc của đơn thuốc gây nghiện phù hợp với ngày của đợt điều trị ghi trong đơn. Mua hoặc lĩnh thuốc gây nghiện đợt 2 hoặc đợt 3 cho người bệnh ung thư và người bệnh AIDS trước 01 (một) đến 03 (ba) ngày của mỗi đợt điều trị (nếu vào ngày nghỉ Lễ, Tết, thứ bảy, chủ nhật thì mua hoặc lĩnh vào ngày liền kề trước hoặc sau ngày nghỉ).

Lưu đơn có những hình thức nào?

Cơ sở pha chế, cấp, bán lẻ thuốc lưu đơn thuốc có kê thuốc kháng sinh, thuốc kháng vi rút trong thời gian 01 (một) năm, kể từ ngày kê đơn, việc lưu đơn có thể thực hiện một trong các hình thức sau đây:
a) Lưu bản chính hoặc bản sao đơn thuốc;
b) Lưu thông tin về đơn thuốc bao gồm: tên và địa chỉ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, họ và tên của người kê đơn thuốc, họ và tên của người bệnh, địa chỉ thường trú của người bệnh, tên thuốc kháng sinh, thuốc kháng vi rút, hàm lượng, số lượng, liều dùng, đường dùng.

Thông tin liên hệ với Luật sư

Luật sư X là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp, được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Được hỗ trợ và đồng hành giải quyết khó khăn về mặt pháp lý của quý khách; là mong muốn của Luật sư X. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật Sư; hãy liên hệ:

Hotline: 0833.102.102.

Xem thêm: Thông tư 14/2015/TT-BGTVT về bồi thường vận chuyển khách

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời