Thủ tục khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi mới nhất

15/10/2021
khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi
483
Views

Khai sinh là quyền cơ bản mà mỗi đứa trẻ sinh ra đều có và không ai bị từ chối hay không được khai. Những đứa trẻ khi sinh ra sẽ được bố mẹ, hay người thân thích tiến hành khai sinh. Các nội dung khai sinh sẽ được bố mẹ thỏa thuận để lựa chọn cho phù hợp; trong trường hợp hai bên không thỏa thuận sẽ được xác định theo tập quán và pháp luật. Đó là những đứa trẻ may mắn được sinh ra có đủ cả bố và mẹ. Vậy trong trường hợp trẻ sinh ra bị bỏ rơi thì sẽ được tiến hành thủ tục khai sinh thế nào? Cơ quan nào có thẩm quyền khai sinh? Hãy cùng với chúng tối tìm hiểu thủ tục khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi qua bài viết dưới đây:

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Ai có quyền đăng ký khai cho trẻ bị bỏ rơi?

Theo Điều 14 nghị định 123/2015/NĐ-CP thì khi phát hiện trẻ bị bỏ rơi cần:

  • Thứ nhất, thông báo ngay cho cơ quan chức năng như UBND; hoặc công an nơi phát hiện trẻ ( người thông báo ở đây có thể là cá nhân phát hiện ra trẻ; hoặc thủ trưởng cơ sở y tế nới trẻ bị bỏ rơi)
  • Thứ hai, sau khi nhận được tin báo cơ quan có thẩm quyền cần lập biên bản về thời gian, địa điểm trẻ bị bỏ lại
  • Thứ ba, giao cho cá nhân; hoặc tổ chức nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ
  • Thứ tư, cần phải đăng tin tiềm kiếm bố mẹ cho trẻ tại trụ sở trong vòng 07 ngày làm việc
  • Thứ năm, về việc khai sinh cho trẻ sau thời gian trên không tìm được người thân của trẻ; thì cá nhân, tổ chức có trách nhiệm khai sinh cho trẻ.

Như vậy; người có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi sẽ là là cá nhân hoặc tổ chức trực tiếp nhận nuôi trẻ.

Xác định nội dung trong khai sinh cho như thế nào?

Theo khoản 1 Điều 14 Luật hộ tịch trên giấy khai sinh sẽ gồm các nội dung sau:

  • Thông tin của người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; giới tính; ngày, tháng, năm sinh; nơi sinh; quê quán; dân tộc; quốc tịch;
  • Thông tin của cha, mẹ người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; năm sinh; dân tộc; quốc tịch; nơi cư trú;
  • Số định danh cá nhân của người được đăng ký khai sinh.

Theo đó, Điều 26 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về việc xác định họ, chữ đệm, tên của trẻ bị bỏ rơi như sau:

  • Nếu đã được nhận nuôi thì họ của trẻ có thể theo họ của cha nuôi hoặc mẹ nuôi tùy vào sự thỏa thuận của hai người. Nếu chỉ có cha hoặc chỉ có mẹ nuôi thì họ sẽ lấy theo họ của người đó.
  • Nếu chưa được nhận nuôi thì họ của trẻ được xác định dựa vào yêu cầu của người đang tạm thời nuôi dưỡng, chăm sóc.

Ngoài ra, tại khoản 3 Điều 14 Nghị định 123/2015/NĐ-CP thì:

  • Nếu không có cơ sở để xác định ngày, tháng, năm sinh và nơi sinh của trẻ thì lấy ngày, tháng phát hiện trẻ bị bỏ rơi là ngày, tháng sinh;
  • Căn cứ thể trạng của trẻ để xác định năm sinh;
  • Nơi sinh là nơi phát hiện trẻ bị bỏ rơi;
  • Quê quán được xác định theo nơi sinh;
  • Quốc tịch của trẻ là quốc tịch Việt Nam.
  • Phần khai về cha, mẹ và dân tộc của trẻ trong Giấy khai sinh và Sổ hộ tịch để trống.

Có thể thấy là các nội dung cần khai sinh sẽ được xác định theo từng trường hợp cụ thể và phù hợp với các quy định pháp luật; và đảm bảo những điều kiện tốt nhất cho đứa trẻ.

Thủ tục khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi

Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ với các Giấy tờ cần chuẩn bị khai sinh gồm có:

  • Tờ khai đăng ký khai sinh
  • Biên bản xác nhận việc trẻ bị bỏ rơi
  • Giấy tờ tùy thân
  • Giấy giới thiệu của cơ quan, tổ chức nếu người đang nuôi dưỡng trẻ là cơ quan, tổ chức.

Bước 2. Nộp hồ sơ đến UBND xã nơi trẻ bị bỏ rơi.

Bước 3. Tiếp nhận hồ sơ và tiến hành khai sinh

Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ, nếu thấy thông tin khai sinh đầy đủ và phù hợp; công chức tư pháp – hộ tịch ghi nội dung khai sinh vào Sổ hộ tịch; cập nhật vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lấy Số định danh cá nhân.

Công chức tư pháp – hộ tịch và người đi đăng ký khai sinh cùng ký tên vào Sổ hộ tịch. Chủ tịch UBND cấp xã cấp Giấy khai sinh cho người được đăng ký khai sinh.

Tên của trẻ sẽ xác định như sau:

  • Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và được nhận làm con nuôi thì họ của trẻ em được xác định theo họ của cha nuôi hoặc họ của mẹ nuôi theo thỏa thuận của cha mẹ nuôi. Trường hợp chỉ có cha nuôi hoặc mẹ nuôi thì họ của trẻ em được xác định theo họ của người đó.
  • Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và chưa được nhận làm con nuôi thì họ của trẻ em được xác định theo đề nghị của người đứng đầu cơ sở nuôi dưỡng trẻ em đó hoặc theo đề nghị của người có yêu cầu đăng ký khai sinh cho trẻ em, nếu trẻ em đang được người đó tạm thời nuôi dưỡng.

Mời bạn đọc xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung vấn đề ”Thủ tục khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi mới nhất nhất”. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc; cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ hãy liên hệ 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Nếu phát hiện trẻ bị bỏ rơi ở ngoài cần phải làm gì?

Khi phát hiện ra trẻ bị bỏ rơi cần phải tiến hành các biện pháp xác định tình trạng của trẻ báo cho cơ quan chức năng có thẩm quyền và đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để đảm bảo cho sức khỏe của trẻ. Sau đó cơ quan chức năng sẽ tiến hành lập biên bản ghi rõ thời gian; địa điểm phát hiện trẻ; đặc điểm, giới tính, thể trạng của trẻ. Và tiến hành các thủ tục sau đó để tìm kiếm cha mẹ bé.

Người nước ngoài có thể tiến hành nhận nuôi trẻ bị bỏ rơi không?

Trên thực tế người nước ngoài hoàn toàn có thể nhận nuôi trẻ bị bỏ rơi khi đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên; để đảm bảo cho trẻ được nuôi dưỡng và phát triển ở một môi trường gốc thì sẽ ưu tiên trẻ được nhận nuôi trong nước. Nhưng việc trẻ được người nước ngoài có thể thực hiện khi đúng pháp luật và đảm bảo các điều kiện theo Luật nuôi con nuôi hiện hành.

Nơi sinh và quê quán của trẻ bị bỏ rơi khi khai sinh sẽ được xác định thế nào?

Theo quy định thì nơi sinh và quê quán của trẻ bị bỏ rơi sẽ được xác định theo nơi mà phát hiện ra trẻ. Tuy nhiên; nếu trong trường hợp trẻ được cá nhận nuôi thì nơi sinh và quê quán có thể được xác định theo người tiến hành nhận nuôi trẻ.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật hành chính

Trả lời