Chào Luật sư.Hiện tại tôi phát hiện nhiều sai phạm của một số đối tượng tại địa phương. Tuy nhiên, tôi lo sợ rằng nếu mình tố cáo sẽ bị tiết lộ thông tin cá nhân. Vậy luật sư cho tôi hỏi: Thông tin người tố cáo có được giữ bí mật trong quá trình xử lý đơn? Hi vọng nhận được guải đáp từ phía Luật sư. Tôi xin cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chúng tôi. Với thắc mắc của bạn, Luật sư 247 xin phép đưa ra câu trả lời cụ thể như sau:
Căn cứ pháp lý
- Luật Tố cáo 2018
- Thông tư số 05/2021/TT-TTCP
Nội dung tư vấn
Tố cáo là gì?
Theo điều 2, Luật tố cáo 2018 quy định:
“Tố cáo là việc công dân theo thủ tục do Luật này quy định báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức”.
Như vậy, việc thực hiện quyền tố cáo thể hiện mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân mà trong đó bên đi tố cáo báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.
Nội dung tố cáo
Luật tố cáo quy định có hai loại hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo gồm:
- Hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức; viên chức trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ:
Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ; công vụ là tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của các đối tượng sau đây:
Cán bộ, công chức; viên chức; người khác được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ;
Người không còn là cán bộ, công chức; viên chức nhưng đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian là cán bộ, công chức, viên chức; người không còn được giao thực hiện nhiệm vụ; công vụ nhưng đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ;
Cơ quan, tổ chức
- Hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực:
Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực là tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào về việc chấp hành quy định của pháp luật, trừ hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ.
Bản chất của tố cáo
Một là: chủ thể thực hiện quyền tố cáo chỉ là công dân. Khác với khiếu nại, là cả công dân, cơ quan, tổ chức đều có quyền khiếu nại. Quy định này nhằm cá thể hoá trách nhiệm của người tố cáo, nếu có hành vi cố ý tố cáo sai sự thật thì tuỳ theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm mà bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Hai là: đối tượng tố cáo là các hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.
Ba là: cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố cáo là các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Về nguyên tắc, người tố cáo có thể tố cáo hành vi vi phạm pháp luật đến cơ quan nhà nước. Trong trường hợp người tố cáo bằng đơn mà tố cáo đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan nhận được đơn thì cơ quan đó có trách nhiệm chuyển đơn tố cáo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết.
Yêu cầu về đơn tố cáo
Đơn tố cáo ghi rõ họ, tên, địa chỉ người tố cáo; nội dung tố cáo và phải có chữ kí của người tố cáo. Trong trường hợp người tố cáo đến tố cáo trực tiếp thì người có trách nhiệm tiếp nhận phải ghi lại nội dung tố cáo, họ tên, địa chỉ của người tố cáo, có chữ kí của người tố cáo. Người viết đơn tố cáo có : quyền yêu cầu được giữ bí mật họ, tên, địa chỉ, bút tích của mình; yêu cầu được thông báo kết quả giải quyết tố cáo; yêu cầu được bảo vệ khi bị đe doa, trù dập, trả thù.
Đơn tố cáo nặc danh (không ghi hoặc ghi không đúng tên; địa chỉ người tố cáo) thì không được xem xét, giải quyết, đơn tố cáo có nội dung tố cáo sai sự thật thì người viết đơn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc tố cáo sai sự thật.
Thông tin của người tố cáo có được giữ bí mật?
Căn cứ Khoản 1b Điều 9 Luật Tố cáo 2018 quy định về quyền người tố cáo như sau:
1. Người tố cáo có các quyền sau đây:
a) Thực hiện quyền tố cáo theo quy định của Luật này;
b) Được bảo đảm bí mật họ tên; địa chỉ; bút tích và thông tin cá nhân khác.
Như vậy, khi người tố cáo đến cơ quan có thẩm quyền tố cáo thì được giữ bí mật họ tên; địa chỉ; bút tích và thông tin cá nhân khác.
Thông tin người tố cáo có được giữ bí mật trong quá trình xử lý đơn?
Theo quy định tại Thông tư số 05/2021/TT-TTCP (có hiệu lực 15/11/2021) quy định quy trình xử lý đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn kiến nghị, phản ánh.
Đơn tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan; tổ chức; đơn vị mình và đủ điều kiện thụ lý theo quy định tại khoản 1 Điều 29 Luật Tố cáo thì người xử lý đơn báo cáo người đứng đầu để thụ lý giải quyết theo quy định.
Nếu đơn tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết thì người xử lý đơn đề xuất với người đứng đầu chuyển đơn và các thông tin; tài liệu kèm theo (nếu có) đến cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền giải quyết theo quy định. Việc chuyển đơn đến cơ quan có thẩm quyền chỉ thực hiện một lần đối với đơn tố cáo có cùng nội dung.
Và đặc biệt:
“Trong quá trình xử lý đơn, cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có trách nhiệm giữ bí mật thông tin của người tố cáo, nội dung tố cáo theo quy định của pháp luật. Trường hợp người tố cáo đề nghị được bảo vệ thì người xử lý đơn báo cáo người đứng đầu xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật” .
Giải quyết vấn đề
Như vậy, pháp luật đã quy định chặt chẽ về việc bảo mật thông tin cho người tố cáo. Đây là một biện pháp nhằm bảo vệ người tố cáo. Quyền bảo mật thông tin nói chung và quyền bảo mật thông tin trong tố cáo nói riêng luôn là quyền cơ bản của công dân. Pháp luật quy định như vậy nhằm tạo điều kiện cho cá nhân thực hiện quyền tố cáo mà tránh khỏi nguy cơ bị đe dọa.
Mời bạn đọc xem thêm:
- Nộp đơn tố cáo ở đâu? Những lưu ý khi nộp đơn tố cáo
- Thủ tục tố cáo khi bị người khác vu khống được quy định như thế nào?
- Tố cáo lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được quy định thế nào?
- Gửi thư nặc danh tố cáo người khác liệu có được chấp nhận ?
Thông tin liên hệ Luật sư 247
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư 247 về nội dung Thông tin người tố cáo có được giữ bí mật trong quá trình xử lý đơn? Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn đọc!
Luật sư 247 là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp, được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Được hỗ trợ và đồng hành để giải quyết những khó khăn về mặt pháp lý của quý khách là mong muốn của Luật sư 247. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư 247, hãy liên hệ: 0833 102 102
Câu hỏi thường gặp
Pháp luật hiện nay không quy định khái niệm tố cáo nặc danh. Tuy nhiên, có thể hiểu tố cáo nặc danh là việc tố cáo không xác định được người tố cáo. Việc tố cáo nặc danh có thể bao gồm: Đơn không có tên người tố cáo, Đơn có tên nhưng tên giả, không có thật; Đơn mang tên người khác (mạo danh),…
Khoản 1 Điều 23 Luật tố cáo quy định Trường hợp tố cáo được thực hiện bằng đơn thì trong đơn tố cáo phải ghi rõ ngày; tháng; năm tố cáo; họ tên, địa chỉ của người tố cáo, cách thức liên hệ với người tố cáo; hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo; người bị tố cáo và các thông tin khác có liên quan.
Trường hợp nhiều người cùng tố cáo về cùng một nội dung thì trong đơn tố cáo còn phải ghi rõ họ tên, địa chỉ, cách thức liên hệ với từng người tố cáo; họ tên của người đại diện cho những người tố cáo.
Lưu ý, Người tố cáo phải ký tên hoặc điểm chỉ vào đơn tố cáo.
Người tố cáo viết đơn tố cáo hoặc ghi lại nội dung tố cáo bằng văn bản và yêu cầu người tố cáo ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản; trong đó ghi rõ nội dung như quy định với hình thức tố cáo bằng đơn.
Trường hợp nhiều người cùng tố cáo về cùng một nội dung thì người tiếp nhận hướng dẫn người tố cáo cử đại diện viết đơn tố cáo