Tố cáo lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được quy định thế nào?

01/09/2021
Tố cáo lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được quy định thế nào?
835
Views

Hiện nay, hiện tượng lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản đang diễn ra rất phổ biến trong xã hội. Đây là những hành vi vi phạm pháp luật và cần có những chế tài xử lý thích đáng. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ các quy định này về thủ tục tố cáo hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản ra sao để lấy lại tiền. Liên quan tới chủ đề này, chúng tôi nhận được rất nhiều các câu hỏi. Cụ thể có câu hỏi như sau:

“Chào Luật sư, tôi hiện đang sinh sống tại Hà Nội. Tôi thấy hiện nay có rất nhiều vụ việc liên quan tới việc lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản. Vì vậy tôi muốn hỏi khi bị chiếm đoạt tài sản như vậy thì thủ tục tố cáo hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản này ra sao để lấy lại tiền? Mong được Luật Sư 247 giải đáp, tôi cảm ơn.”

Căn cứ pháp lý

Bộ Luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017
Bộ luật tố tụng hình sự 2015

Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là gì?

Pháp luật về hình sự hiện nay chưa có định nghĩa thế nào là lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản mà mới chỉ liệt kê các hành vi thế nào là lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại điểm a, b khoản 1 điều 175 Bộ luật hình sự 2015. Tuy nhiên xong ta có thể hiểu như sau:

“Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản tài sản đó, hoặc sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản”

Hình phạt đối với tội Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

Truy cứu trách nhiệm hình sự:

– Phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm

– Phạt tù từ 2 năm đến 7 năm nếu thuộc một trong các trường hợp

  • Có tổ chức;
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
  • Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
  • Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
  • Tái phạm nguy hiểm;
  • Gây hậu quả nghiêm trọng.

– Phạt tù từ 7 năm đến 15 năm nếu thuộc trong các trường hợp

  • Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
  •  Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

– Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân nếu thuộc một trong các trường hợp:

  • Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
  • Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

Hình phạt bổ sung

– Phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng

– Bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm

– Bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Tố cáo lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản ở đâu?

Theo điều 145 Bộ luật tố tụng hình sự 2015, các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố gồm:

+ Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.

+ Cơ quan, tổ chức khác tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm.

Khi bị chiếm đoạt tài sản, bạn có thể tố cáo theo 2 cách như sau:

– Gọi điện thoại

Số điện thoại trực ban hình sự: 069 234 85 60 – Cục Cảnh sát hình sự.

Số hotline riêng ở Thành phố Hồ Chí Minh: 08 3864 0508.

– Tố giác trực tiếp

Để yêu cầu tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố được giải quyết trực tiếp, bạn hãy tiến hành thông báo tin cho cơ quan điều tra công an cấp huyện; hoặc tại Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện tại nơi cư trú của bạn hoặc của người lừa đảo.

Thủ tục tố cáo hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản như thế nào?

– Thu thập bằng chứng

Việc tố cáo lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản cần phải có bằng chứng rõ ràng, càng cụ thể càng tốt.

Đặc biệt khi bạn bị lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản thì càng cần đầy đủ thông tin giao dịch như những tin nhắn trao đổi; biên lai chuyển tiền; và thông tin của đối tượng lừa đảo như tài khoản mạng xã hội, số điện thoại,…

Thông tin càng chi tiết; cụ thể thì sẽ càng dễ dàng cho cơ quan chức năng giải quyết tin tố giác của bạn.

– Thủ tục khi trình báo

Một số thủ tục căn bản bạn cần có khi đi trình báo như sau (có thể có bổ sung thêm tùy theo yêu cầu của cơ quan tiếp nhận tố giác):

+ Đơn trình báo công an.

+ Chứng minh nhân dân/căn cước công dân mã vạch/căn cước công dân của bị hại (bản sao công chứng).

+ Sổ hộ khẩu của bị hại (bản sao công chứng).

+ Chứng cứ kèm theo để chứng minh (video, hình ảnh, ghi âm có chứa nguồn thông tin của hành vi phạm tội,…).

Quy định liên quan tới việc giải quyết tố cáo lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

Đối với tố giác về tội phạm được nêu trên các phương tiện thông tin đại chúng thuộc thẩm quyền điều tra của cơ quan, đơn vị nào thì cơ quan, đơn vị đó ghi nhận và giải quyết theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

Các cơ quan, tổ chức sau khi tiếp nhận tố giác về tội phạm không thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức mình phải chuyển ngay đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết; đồng thời, nếu xét thấy không gây khó khăn cho cá nhân, cơ quan; tổ chức báo tin hoặc không làm ảnh hưởng đến việc kiểm tra, xác minh; ngăn chặn ngay tội phạm thì hướng dẫn họ đến đúng cơ quan có thẩm quyền để tố giác, báo tin về tội phạm.

Trường hợp cấp bách; cần ngăn chặn ngay tội phạm, thu thập chứng cứ; bảo vệ hiện trường thì phải có biện pháp giải quyết kịp thời theo quy định của pháp luật.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Dùng căn cước công dân giả để chiếm đoạt tài sản bị xử lý như thế nào?
Thủ tục tố cáo hành vi lấn chiếm đất đai được quy định như thế nào?
Chứa chấp người sử dụng ma túy bị xử phạt theo quy định như thế nào?

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về “Tố cáo lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được quy định thế nào?“ . Nếu có thắc mắc gì về vấn đề này xin vui lòng liên hệ: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Phân biệt tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Hành vi lừa đảo là dùng “Thủ đoạn gian dối” nhằm chiếm đoạt tài sản. Hành vi lạm dụng tín nhiệm là “Lợi dụng uy tín, lòng tin” trên cơ sở các “Hợp đồng” và để chiếm hữu được tài sản và sau đó là c chiếm đoạt tài sản. Các hợp đồng này là chữ “Tín” tức là lòng tin, hay tín nhiệm để người bị hại tin và giao tài sản.

Cho người khác vay tiền, nhưng họ cố tình trốn tránh không trả có phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản không ?

Trong trường hợp này cần căn cứ vào nhiều yếu tố; trong đó yếu tố quan trọng nhất là việc người này cố tình trốn tránh trách nhiệm; không muốn trả hay thực sự là chưa có khả năng trả sẽ quyết định đến việc hành vi này có phải lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản hay không. Cũng như việc căn cứ vào cấu thành tội pham để xác định hành vi này.

Thế nào là hành vi cướp tài sản?

Hành vi cướp tài sản là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Trả lời