Thủ tục tố cáo cho vay nặng lãi được tiến hành như thế nào?

31/08/2021
Thủ tục tố cáo cho vay nặng lãi được tiến hành như thế nào?
1589
Views

Đời sống kinh tế xã hội phát triển; và hội nhập nước ta hiện nay; người dân có rất nhiều cách thức để vay một khoản tiền từ ít đến nhiều để phục vụ nhu cầu cá nhân của mình; dạng giao dịch về vay mượn trong thời đại 4.0 diễn ra khá sôi động và phức tạp; tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng đúng luật. Có những người đi vay tiền với lãi suất cao ở các tổ chức “tín dụng đen”; nên việc vay tiền diễn ra nhanh chóng nhưng luôn kèm theo những hậu quả khôn lường. Vậy trong trường hợp bị lừa đảo cho vay với lãi suất cao cắt cổ như vậy; thì người bị hại cần làm thủ tục tố cáo cho vay nặng lãi như thế nào? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!

Căn cứ pháp lý

Luật tố cáo 2018

Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017

Nội dung tư vấn

Tố cáo là gì?

Khoản 1, 2, 3 Điều 2 Luật tố cáo 2018 đã quy định một số khái niệm chung về tố cáo, cụ thể:

Tố cáo là việc cá nhân theo thủ tục quy định của Luật này báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền; biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước; quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, bao gồm:

Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ

Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ; là tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của các đối tượng sau đây:

– Cán bộ, công chức, viên chức; người khác được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ;

– Người không còn là cán bộ, công chức, viên chức nhưng đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian là cán bộ, công chức, viên chức; người không còn được giao thực hiện nhiệm vụ; công vụ nhưng đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ;

– Cơ quan, tổ chức.

Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực

Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực; là tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào; về việc chấp hành quy định của pháp luật, trừ hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ.

Cho vay nặng lãi là gì?

Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự; là hành vi cho người khác vay tiền với mức lãi suất gấp 05 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật Dân sự; và thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng trở lên; hoặc dưới 30.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt hành chính hoặc kết án về tội này.

Điều 468 BLDS quy định về lãi suất vay như sau:

Điều 468. Lãi suất

1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.

Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay; trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ; Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này; thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.

2. Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi; nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ.

Thủ tục tố cáo cho vay nặng lãi được tiến hành như thế nào?

Nộp đơn tố cáo tội cho vay nặng lãi ở đâu?

Theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015; thì hành vi cho vay nặng lãi nếu phải đến mức truy cứu truy cứu hình sự; thì người phạm tội có thể sẽ bị khởi tố theo Điều 201 về tội cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự.

Căn cứ vào Khoản 2 của Điều 145 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015; thì Cơ quan có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố bao gồm: Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và một số Cơ quan tổ chức khác tiếp nhận tin báo, tố giác về tội phạm.

Nội dung đơn tố cáo

– Tên cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết khiếu nại.

– Họ tên của người làm đơn tố cáo:

– Họ tên, chức vụ và hành vi vi phạm pháp luật của người bị tố cáo

– Người, có quan có thẩm quyền giải quyết tố cáo xác minh, kết luận và xử lý người có hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Quy trình, thủ tục giải quyết đơn tố cáo cho vay nặng lãi

Theo quy định của Luật Tố cáo năm 2018; việc giải quyết đơn tố cáo phải được thực hiện theo trình tự và thủ tục sau:

Thụ lý đơn tố cáo cho vay nặng lãi

Cơ quan/người có thẩm quyền giải quyết tố cáo ra quyết định thụ lý đơn tố cáo khi có đủ các điều kiện sau:

  • Đơn tố cáo ghi rõ ngày, tháng, năm tố cáo; họ tên, địa chỉ của người tố cáo, cách thức liên hệ với người tố cáo; hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo; người bị tố cáo và các thông tin khác có liên quan. Trường hợp nhiều người cùng tố cáo về cùng một nội dung; thì trong đơn tố cáo còn phải ghi rõ họ tên, địa chỉ, cách thức liên hệ với từng người tố cáo; họ tên của người đại diện cho những người tố cáo. Người tố cáo phải ký tên hoặc điểm chỉ vào đơn tố cáo.
  • Người tố cáo có đủ năng lực hành vi dân sự; trường hợp không có đủ năng lực hành vi dân sự thì phải có người đại diện theo quy định của pháp luật;
  • Vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận tố cáo;
  • Nội dung tố cáo có cơ sở để xác định người vi phạm, hành vi vi phạm pháp luật.
  • Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định thụ lý tố cáo; người giải quyết tố cáo có trách nhiệm thông báo cho người tố cáo; và thông báo về nội dung tố cáo cho người bị tố cáo biết.

Xác minh nội dung trong đơn tố cáo hành vi cho vay nặng lãi

Sau khi thụ lý, người giải quyết tố cáo phải tiến hành xác minh thông tin tố cáo và được tiến hành như sau:

  • Người giải quyết tố cáo tiến hành xác minh; hoặc giao cho cơ quan thanh tra cùng cấp hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác xác minh nội dung tố cáo. Việc giao xác minh nội dung tố cáo phải thực hiện bằng văn bản.
  • Người xác minh nội dung tố cáo phải tiến hành các biện pháp cần thiết để thu thập thông tin, tài liệu; làm rõ nội dung tố cáo. Thông tin, tài liệu thu thập phải được ghi chép thành văn bản; khi cần thiết thì lập thành biên bản, được lưu giữ trong hồ sơ vụ việc tố cáo.
  • Trong quá trình xác minh, người xác minh nội dung tố cáo; phải tạo điều kiện để người bị tố cáo giải trình, đưa ra các chứng cứ để chứng minh tính đúng, sai của nội dung cần xác minh.
  • Kết thúc việc xác minh nội dung tố cáo; người được giao xác minh phải có văn bản báo cáo người giải quyết tố cáo về kết quả xác minh nội dung tố cáo và kiến nghị biện pháp xử lý.

Kết luận nội dung tố cáo trong đơn tố cáo hành vi cho vay nặng lãi

Căn cứ vào nội dung tố cáo, giải trình của người bị tố cáo; kết quả xác minh nội dung tố cáo, tài liệu, chứng cứ có liên quan; người giải quyết tố cáo ban hành kết luận nội dung tố cáo.

Kết luận nội dung tố cáo có các nội dung chính sau đây:

  • Kết quả xác minh nội dung tố cáo;
  • Căn cứ pháp luật để xác định có hay không có hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản;
  • Kết luận về nội dung tố cáo là đúng, đúng một phần hoặc tố cáo sai sự thật; xác định trách nhiệm của từng cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến nội dung tố cáo;
  • Các biện pháp xử lý theo thẩm quyền cần thực hiện; kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân khác áp dụng các biện pháp xử lý theo thẩm quyền đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có vi phạm pháp luật;
  • Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật; áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền; và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Xử lý kết luận nội dung tố cáo của người giải quyết tố cáo

Chậm nhất là 07 ngày làm việc kể từ ngày ban hành kết luận nội dung tố cáo; người giải quyết tố cáo căn cứ vào kết luận nội dung tố cáo tiến hành việc xử lý như sau:

  • Trường hợp kết luận người bị tố cáo không có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản; thì khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố cáo bị xâm phạm do việc tố cáo không đúng sự thật gây ra; đồng thời xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý người cố ý tố cáo sai sự thật;
  • Trường hợp kết luận người bị tố cáo có hành vi; hoặc có dấu hiệu của hành vi lừa đảo; thì áp dụng biện pháp xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
  • Trường hợp hành vi vi phạm của người bị tố cáo có dấu hiệu của tội phạm; thì chuyển ngay hồ sơ vụ việc đến Cơ quan điều tra; hoặc Viện kiểm sát nhân dân có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật.
  • Trong thời hạn 05 ngày làm việc; kể từ ngày có kết quả xử lý, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý; kiến nghị trong kết luận nội dung tố cáo có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho người giải quyết tố cáo về kết quả xử lý.

Trên đây là bài viết tư vấn của chúng tôi về “Thủ tục tố cáo cho vay nặng lãi”. Nếu có thắc mắc cần tư vấn và hỗ trợ xin vui lòng liên hệ 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Nguyên tắc giải quyết tố cáo là gì?

Điều 4 Luật tố cáo quy định 2 nguyên tắc giải quyết tố cáo gồm:
1. Việc giải quyết tố cáo phải kịp thời, chính xác, khách quan, đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục và thời hạn theo quy định của pháp luật.
2. Việc giải quyết tố cáo phải bảo đảm an toàn cho người tố cáo; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố cáo trong quá trình giải quyết tố cáo.

Trách nhiệm phối hợp của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc giải quyết tố cáo?

Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm phối hợp với người giải quyết tố cáo; cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến nội dung tố cáo theo quy định của pháp luật; áp dụng các biện pháp bảo vệ người tố cáo theo thẩm quyền; xử lý người có hành vi vi phạm pháp luật theo kết luận nội dung tố cáo; xử lý cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về tố cáo.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Trả lời