Thủ tục xin trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định mới nhất

31/08/2021
trở lại quốc tịch Việt Nam
631
Views

Quốc tịch là điều thiêng liêng mà mỗi chúng ta sinh ra ai cũng có quyền được mang. Việc mang một quốc tịch của một quốc gia thể hiện người đó là công dân của quốc gia đó; được hưởng các quyền cũng như thực hiện nghĩa vụ với quốc gia mà mình có quốc tịch. Cũng có nhiều trường hợp vì lý do công việc hay kết hôn mà đã xin thôi quốc tịch Việt Nam. Nhưng sau đó lại có mong muốn được xin trở lại quốc tịch Việt Nam. Vậy trong trường hợp đó sẽ phải thực hiện như thế nào? hãy cùng với Luật sư 247 làm rõ hơn qua bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp

Luật quốc tịch năm 2008, sửa đổi bổ sung năm 2014

Nội dung tư vấn

Các trường hợp được xin trở lại quốc tịch Việt Nam

Có thể thấy quốc tịch ngắn liền với mỗi các nhân từ khi sinh; khi được sinh ra tại Việt Nam và được mang quốc tịch Việt Nam; nhưng cũng có nhiều trường hợp vì nhiều lý do mà đã thôi quốc tịch; sau đó lại có nguyện vọng được trở lại quốc tịch. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào ta cũng được thực hiện mà phải thuộc các trường hợp theo quy định Điều 23 Luật quốc tịch như sau:

  •  Xin hồi hương về Việt Nam;
  • Có vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ; con đẻ là công dân Việt Nam;
  • Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam;
  • Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam  (Người có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam; Người mà việc trở lại quốc tịch Việt Nam của họ có lợi cho nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam).
  • Thực hiện đầu tư tại Việt Nam (phải có dự án đầu tư đã được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp giấy tờ chứng nhận việc đầu tư đó).
  • Đã thôi quốc tịch Việt Nam để nhập quốc tịch nước ngoài; nhưng không được nhập quốc tịch nước ngoài.

Điều kiện để được trở lại quốc tịch Việt Nam

  • Việc xin trở lại quốc tịch Việt Nam không làm phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam.
  • Người xin trở lại quốc tịch phải lấy lại tên gọi Việt Nam trước đây; tên gọi này phải được ghi rõ trong quyết định cho trở lại quốc tịch Việt Nam.
  • Người xin trở lại quốc tịch thì phải thôi quốc tịch nước ngoài; trừ những người theo khoản 5 Điều 23 Luật quốc tịch.
  • Đối với trường hợp người bị tước quốc tịch Việt Nam thì phải sau ít nhất 05 năm; kể từ ngày bị tước quốc tịch Việt Nam thì mới được xem xét cho trở lại quốc tịch Việt Nam.
  • Giấy tờ có trong hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp phải được hợp pháp hóa lãnh sự; nếu bằng tiếng nước ngoài phải được dịch sang tiếng Việt; đượcchứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.
  • Phiếu lý lịch tư pháp sử dụng trong hồ sơ xin nhập quốc tịch phải là phiếu được cấp không quá 90 ngày tính đến ngày nộp hồ sơ.

Như vậy, để thực hiện các thủ tục tiếp theo khi xin trở lại quốc tịch Việt nam thì người có mong muốn phải đáp ứng các điều kiện trên đây.

Hồ sơ để xin trở lại quốc tịch

Đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam (theo Mẫu)

Bản khai lý lịch

Bản sao Giấy khai sinh; Hộ chiếu; giấy tờ khác có giá trị thay thế.

Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với thời gian người xin trở lại quốc tịch cư trú ở Việt Nam; Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp đối với thời gian người xin trở lại quốc tịch cư trú ở nước ngoài. Phiếu lý lịch tư pháp phải được cấp không quá 90 ngày tính đến ngày nộp hồ sơ.

Giấy tờ chứng minh người xin trở lại quốc tịch đã từng có quốc tịch Việt Nam.

Giấy tờ chứng minh đủ điều kiện trở lại quốc tịch Việt Nam là một trong các giấy tờ:

  • Bản sao giấy chứng nhận kết hôn đối với người có vợ; chồng là công dân Việt Nam;
  • Bản sao Giấy khai sinh; giấy tờ khác chứng minh quan hệ cha con; mẹ con đối với người có cha đẻ, mẹ đẻ; con đẻ là công dân Việt Nam;
  •  Giấy tờ chứng minh người xin trở lại quốc tịch có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; việc trở lại quốc tịch là có lợi cho Nhà nước;
  • Giấy tờ xin hồi hương; Giấy chứng nhận thực hiện đầu tư vào Việt Nam
  • Trong trường hợp có con chưa thành niên xin trở lại quốc tịch Việt Nam cùng cha; mẹ thì phải nộp bản sao Giấy khai sinh của con chưa thành niên theo cha mẹ; giấy tờ khác chứng minh quan hệ cha mẹ con.
  • Trường hợp người xin trở lại quốc tịch vì lý do đã thôi quốc tịch để nhập quốc tịch nước ngoài; nhưng không được nhập; phải có giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp xác nhận rõ về lý do không được nhập quốc tịch. 

Thủ tục thực hiện xin trở lại quốc tịch Việt Nam

Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ theo quy định

Bước 2: Nộp hồ sơ

Người có nguyện vọng nhập quốc tịch Việt Nam nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tư pháp nơi cư trú.

Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Sở Tư pháp tiếp nhận hồ sơ; kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của các giấy tờ có trong hồ sơ:

  • Trường hợp hồ sơ hợp lệ và đầy đủ theo quy định thì cấp Biên nhận hồ sơ;
  • Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ; chưa hợp lệ, công chức được phân công tiếp nhận hướng dẫn bằng văn bản cho người nộp hồ sơ bổ sung; hoàn thiện hồ sơ theo quy định.

Bước 3: Sở Tư pháp thẩm tra và chuyển hồ sơ xác minh

Trong thời hạn 05 ngày làm việc; kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Sở Tư pháp gửi văn bản đề nghị Công an cấp tỉnh xác minh về nhân thân của người có nguyện vọng nhập quốc tịch Việt Nam.

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Tư pháp; Công an cấp tỉnh xác minh và gửi kết quả về Sở Tư pháp.

Trong thời gian này, Sở Tư pháp tiến hành thẩm tra giấy tờ trong hồ sơ đề nghị.

  • Trong thời gian 10 ngày; kể từ ngày nhận được kết quả thẩm tra của Công an cấp tỉnh; Sở Tư pháp hoàn tất hồ sơ trình Chủ tịch UBND cấp tỉnh.
  • Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Tư pháp, Chủ tịch UBND cấp tỉnh xem xét; kết luận và đề nghị gửi Bộ Tư pháp.

Bước 4: Bộ Tư pháp và Văn phòng Chủ tịch nước tiếp nhận hồ sơ giải quyết

Đối với người có nguyện vọng xin trở lại quốc tịch không thuộc trường hợp được giữ quốc tịch nước ngoài:

  • Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Chủ tịch UBND cấp tỉnh; Bộ Tư pháp kiểm tra lại hồ sơ; nếu xét thấy đủ điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam thì gửi văn bản thông báo cho người có nguyện vọng để làm thủ tục thôi quốc tịch nước ngoài.
  • Trong thời hạn 10 ngày làm việc; kể từ ngày nhận được giấy cho thôi quốc tịch nước ngoài của người có nguyện vọng; Bộ trưởng Bộ Tư pháp báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định.

Đối với người có nguyện vọng xin trở lại quốc tịch thuộc trường hợp được giữ quốc tịch nước ngoài:

  • Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Chủ tịch UBND cấp tỉnh; Bộ Tư pháp kiểm tra lại hồ sơ, nếu xét thấy có đủ điều kiện trở lại quốc tịch thì báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước xem xét; quyết định.
  • Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước xem xét, quyết định.
  • Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện; không được Chủ tịch nước đồng ý cho trở lại quốc tịch, Bộ Tư pháp có thông báo bằng văn bản cho Sở Tư pháp để thông báo cho người nộp hồ sơ.

Bước 5: Bộ Tư pháp thông báo kết quả giải quyết

– Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được Quyết định của Chủ tịch nước cho nhập quốc tịch Việt Nam, Bộ Tư pháp gửi cho người được nhập quốc tịch Việt Nam bản sao Quyết định, kèm theo bản trích sao danh sách.

– Gửi Sở Tư pháp theo dõi, quản lý, thống kê các việc đã giải quyết về quốc tịch.

Bước 6: Trả kết quả

Nhận thông tin hồ sơ được Chủ tịch UBND cấp tỉnh xem xét; kết luận và đề nghị gửi Bộ Tư pháp.

Nhận thông báo để làm thủ tục thôi quốc tịch nước ngoài (Đối với người có nguyện vọng nhập quốc tịch Việt Nam không thuộc trường hợp được giữ quốc tịch nước ngoài).

Nhận thông tin cho trở lại quốc tịch Việt Nam; không đủ điều kiện cho trở lại quốc tịch hoặc không được Chủ tịch nước đồng ý cho trở lại quốc tịch Việt Nam.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về Thủ tục xin trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định mới nhất. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết; và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư 247 hãy liên hệ 0833102102.

Câu hỏi thường gặp

Xin hồi hương Việt Nam được hiểu như thế nào?

Xin hồi hương Việt Nam là người đã thôi quốc tịch Việt Nam để nhập quốc tịch nước ngoài. Nhưng vì lý do nào đó, nay họ muốn hồi hương về Việt Nam để sinh sống lâu dài. Những đối tượng này sẽ phải thôi quốc tịch nước ngoài khi xin trở lại quốc tịch Việt Nam, trừ một số trường hợp đặc biệt.

Các trường hợp đặc biệt nào được giữ lại quốc tịch Nước ngoài khi xin trở lại quốc tịch Việt Nam?

Các trường hợp đặc biệt được giữ lại quốc tịch Nước ngoài khi xin trở lại quốc tịch Việt Nam gồm:
+ Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam.
+ Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam.
+ Có lợi cho Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Lệ phí để xin trở lại quốc tịch Việt Nam?

Để xin trở lại quốc tịch Việt Nam thì người có nguyện vọng sẽ phải nộp lệ phí là 2.500.000 đồng/trường hợp.
Những trường hợp được miễn lệ phí:
+ Người có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng; bảo vệ tổ quốc Việt Nam: Người tham gia, hoạt động cách mạng trước tổng khởi nghĩa 19/8/1945; người hoạt động cách mạng; các trường hợp khác mà có lợi cho nhà nước Việt Nam.
+ Người có hoàn cảnh kinh tế khó khăn theo quy định về chuẩn nghèo của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Đánh giá bài viết
Chuyên mục:
Luật hành chính

Trả lời