Thấy người khác bị giết hại nhưng không cứu, có phải chịu trách nhiệm?

25/10/2021
Thấy người khác bị giết hại nhưng không cứu, có phải chịu trách nhiệm?
443
Views

Chào Luật sư, gần đây trên mạng xã hội có rất nhiều clip lan truyền quay lại cảnh người bị giết. Tuy nhiên, Những người chứng kiến cũng chỉ đứng quay phim chứ không hề có động thái cứu giúp hay nhờ người cứu giúp. Tôi thấy hành vi đó cũng nguy hiểm không kém gì hành vi giết người. Vậy Luật sư cho tôi hỏi là Thấy người khác bị giết hại nhưng không cứu, có phải chịu trách nhiệm không? Xin Luật sư giải đáp giúp tôi. Tôi xin cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chúng tôi. Luật sư 247 xin phép giải đáp câu hỏi của bạn như sau:

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Việc cứu giúp khi người khác gặp nguy hiểm đến tính mạng không chỉ là vấn đề đạo đức mà còn là nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi công dân. Việc chứng kiến người khác bị giết hại nhưng không cứu là hành vi phạm tội theo điều 132 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 về Theo quy định tại điều 132 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017, hành vi không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng bị xử lý như sau:

Các yếu tố cấu thành tội phạm

Mặt khách quan của tội phạm

Về hành vi: Có hành vi (không hành động) không cứu giúp người bị nạn trong trường hợp nhìn thấy người đó đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng. Nghĩa là mặc  dù người phạm tội đã nhìn thấy có người bị tai nạn hoặc trong trường hợp khác đang bị nguy hiểm có thể dẫn đến bị chết nhưng đã không thực hiện (không có hành động gì) việc cứu giúp nạn nhân.

Tình trạng nguy hiểm đến tính mạng là tình trạng của người mà mạng sống của họ đang bị đe dọa, cần phải có sự cứu giúp (cấp cứu hoặc giúp đỡ) của người khác ngay lập tức mà nếu không có sự cứu giúp kịp thời thì có thể dẫn đến hậu quả người đó bị chết.

Về hậu quả. Hậu quả chết người là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội phạm này. Hậu quả chết người là nguyên nhân của hành vi không cứu giúp người bị nạn như nêu trên.

Các dấu hiệu khác. Người phạm tội phải là người có điều kiện để cứu giúp nạn nhân: Nghĩa là họ có đủ khả năng về chuyên môn cũng như về vật chất hoặc những điều kiện cần thiết khác để thực hiện việc ngăn chặn hậu quả chết người xảy ra, nhưng họ đã không hành động, tức không cứu giúp người bị nạn như nêu trên. Đây là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này

Mặt khách thể

Hành vi phạm tội nêu trên đã xâm phạm đến nghĩa vụ bảo vệ tính mạng của người khác mà quy tắc đạo đức trong cuộc sống và pháp luật đòi hỏi mọi người phải tuân theo.

Mặt chủ quan của tội phạm

Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý. Người phạm tội biết rõ hành vi của mình gây nguy hiểm cho xã hội nhưng vẫn phạm tội.

Chủ thể

Chủ thể của tội này là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự và phải là người có đủ điều kiện để cứu giúp người bị nạn. Đây cũng có thể xem là dạng chủ thể đặc biệt.

Thấy người khác bị giết hại nhưng không cứu, có phải chịu trách nhiệm?

Theo quy định tại điều 132 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017, hành vi không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng bị xử lý như sau:

Khung 1

Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Khung 2

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

  • Người không cứu giúp là người đã vô ý gây ra tình trạng nguy hiểm;
  • Người không cứu giúp là người mà theo pháp luật hay nghề nghiệp có nghĩa vụ phải cứu giúp.

Khung 3

Đối với hành vi phạm tội dẫn đến hậu quả 02 người trở lên chết, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.

Hình phạt bổ sung

Ngoài ra người phạm tội còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là :

  • Cấm đảm nhiệm chức vụ;
  • Cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Xem thêm: Nộp đơn tố giác tội phạm ở đâu theo quy định pháp luật hiện hành?

Giải quyết vấn đề

hành vi không cứu giúp người khác khi thấy người đó bị giết là hành vi gây nguy hiểm cho xã hội. Tuy đây không phải là hành vi trực tiếp xâm phạm đến tính mạng mà nó chỉ là hành vi tồn tại dưới dạng không hành động; nhưng hành vi đó gây có thể gây ảnh hưởng đến việc tính mạng người khác được bảo toàn. Do đó, pháp luật quy định những khung hình phạt cụ thể đối với tội danh này. Người vi phạm có thể bị phạt tù từ 02 đến 07 năm theo quy định.

Mời bạn đọc xem thêm:

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề Thấy người khác bị giết hại nhưng không cứu, có phải chịu trách nhiệm? Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Hình phạt đối với tội đe dọa giết người?

Theo Điều 133 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định như sau:
“1. Người nào đe dọa giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Đối với 02 người trở lên;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
d) Đối với người dưới 16 tuổi;
đ) Để che giấu hoặc trốn tránh việc bị xử lý về một tội phạm khác.”
Trong trường hợp này, anh H có thể sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Cố ý gây thương tích mà không có lý do mà thương thích dưới 11% thì có bị xử phạt không?

Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác, theo đó, nếu thực hiện hành vi gây ra thương tích cho người khác trên 11%, hoặc dưới 11% mà có thêm các tình tiết được nếu ở khoản 1 Điều 134 BLHS 2015 thì sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm, hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Trường hợp không quá nghiêm trọng để phải chịu trách nhiệm hình sự thì sẽ phải chịu phạt hành chính theo  Nghị định 167/2013/NĐ-CP)

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Trả lời