QĐ hành chính quy phạm có nên quy định là đối tượng khởi kiện VAHC?

25/10/2021
QĐ hành chính quy phạm có nên quy định là đối tượng khởi kiện VAHC?
410
Views

QĐ hành chính quy phạm có nên quy định là đối tượng khởi kiện VAHC?

Dựa vào Điều 30 Luật tố tụng hành chính năm 2015; có thể thấy quyết định hành chính là một trong những đối tượng khởi kiện hành chính. Vậy những quyết định hành chính cụ thể nào có thể trở thành đối tượng khởi kiện vụ án hành chính? QĐ hành chính quy phạm có nên quy định là đối tượng khởi kiện VAHC hay không? Hãy cùng Luật Sư 247 làm rõ vấn đề này.

Căn cứ pháp lý

Luật Tố tụng hành chính năm 2015

Quyết định hành chính là gì?

Quyết định hành chính là văn bản do cơ quan hành chính nhà nước; cơ quan, tổ chức được giao thực hiện quản lý hành chính nhà nước ban hành; hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức đó ban hành quyết định về vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể.

Căn cứ vào tính chất pháp lý thì quyết định hành chính được chia làm 3 loại:

  • Quyết định hành chính chủ đạo;
  • Quyết định hành chính quy phạm
  • Quyết định hành chính cá biệt.

Quyết định chủ đạo

Là loại quyết định đề ra chủ trương, đường lối, nhiệm vụ… có tính chất chung; là công cụ định hướng chiến lược trong thực hiện chức năng lãnh đạo của quản lý hành chính.

Quyết định hành chính quy phạm

Là quyết định trực tiếp làm thay đổi hệ thống quy phạm pháp luật hành chính. Trên cơ sở luật, pháp lệnh các chủ thể có thẩm quyền sẽ ban hành các quy phạm chủ yếu nhằm cụ thể hóa luật, pháp lệnh để quản lý xã hội trên từng lĩnh vực.

Theo quy định của pháp luật; Chính phủ ra các quyết định quy phạm dưới hình thức là những Nghị định; Thủ tướng Chính phủ ra quyết định quy phạm với hình thức là những Quyết định; Bộ trưởng ra các quyết định quy phạm dưới hình thức là Thông tư; ủy ban nhân dân các cấp ra quyết định…

Quyết định cá biệt

Là quyết định được ban hành trên cơ sở các quyết định chủ đạo và quy phạm của các cơ quan cấp trên; hoặc của bản thân cơ quan ban hành quyết định đó. Nhằm giải quyết những việc cá biệt, cụ thể, chỉ có hiệu lực đối với các đối tượng cụ thể và chỉ được áp dụng một lần.

Đặc điểm của Quyết định hành chính quy phạm

Có đặc điểm chung của một quyết định hành chính:

Được ban hành để thực hiện chức năng, nhiệm vụ hành chính nhà nước. Mang tính dưới luật, phù hợp với luật, pháp lệnh và các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên; Luôn gắn với thẩm quyền của chủ thể ban hành nó; thể hiện ý chí quyền lực đơn phương của cơ quan ban hành; được ban hành theo thủ tục do pháp luật quy định; đều dẫn đến hậu quả pháp lý nhất định. Được nhà nước đảm bảo thực hiện.

Có một số đặc điểm riêng:

Được thể hiện dưới hình thức văn bản quy phạm pháp luật. Có quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung. (có chứa quy phạm pháp luật).

Quyền khởi kiện vụ án hành chính là gì?

Là khả năng của cơ quan, tổ chức, cá nhân được yêu cầu tòa án xem xét; và giải quyết yêu cầu của mình đối với quyết định hành chính; hành vi hành chính trong trường hợp không đồng ý với quyết định hành chính, hành vi hành chính đó.

QĐ hành chính quy phạm có nên quy định là đối tượng khởi kiện VAHC?

QĐ hành chính quy phạm không nên quy định là đối tượng khởi kiện VAHC. Bởi vì:

Thứ nhất

Quyết định quy phạm chứa đựng những quy tắc xử sự chung; tác động đến đối tượng rộng lớn; không giống với quyết định cá biệt là những quyết định chỉ áp dụng một lần đối với một; hoặc một số đối tượng cụ thể để giải quyết các trường hợp cá biệt, cụ thể và có hiệu lực đối với các đối tượng cụ thể trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

Vì vậy, nếu quyết định quy phạm trở thành đối tượng khởi kiện thì cũng rất khó có cá nhân, hay tổ chức cụ thể nào đứng ra khởi kiện. Khi đó sẽ rất khó chi việc giải quyết chính vụ án hành chính đó.

Thứ hai

Quyết định hành chính quy phạm thường chứa các quy phạm chủ yếu nhằm cụ thể hóa luật, pháp lệnh để quản lý xã hội trên từng lĩnh vực, mà không tác động trực tiếp đến lơi ích một cá nhân hay tổ chức nào cả. Ví dụ như  quyết định của ủy ban nhân dân tỉnh về  bảng giá đất. Việc khởi kiện đối với quyết định hành chính quy phạm sẽ khó chỉ ra được nội dung khởi kiện, đồng thời sẽ rất mơ hồ, khó giải quyết vì nó chỉ nhằm cụ thể hóa luật, pháp lệnh.

Đồng thời, nó không xâm hại trực tiếp đến lợi ích của cá nhân, tổ chức cụ thể nên khó có thể nói là có tranh chấp để có thể đưa ra giải quyết.

Thứ ba

Các cơ quan quản lý nhà nước ban hành quyết định quy phạm nhằm giải quyết những vấn đề chung theo yêu cầu quản lý Nhà nước và vì lợi ích chung của cộng đồng. Nếu cho phép khiếu kiện cả văn bản này sẽ dẫn đến nguy cơ làm ảnh hưởng đến hoạt động quản lý. Do đó, theo quy định của pháp luật, chỉ quyết định cá biệt mới thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án.

Điều kiện để quyết định hành chính trở thành đối tượng khởi kiện hành chính?

Quyết định phải được thể hiện bằng văn bản; chủ thể ban hành quyết định hành chính là cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức được giao thực hiện quản lý hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong các cơ quan, tổ chức đó;

Quyết định hành chính được cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức đó ban hành trong khi giải quyết, xử lý những việc cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính;

Quyết định hành chính là quyết định áp dụng pháp luật hay còn được gọi là quyết định cá biệt; quyết định hành chính bị khiếu kiện chủ yếu là quyết định lần đầu (là quyết định được cơ quan nhà nước, cá nhân có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước ban hành lần đầu khi xử lý vụ việc cụ thể.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về QĐ hành chính quy phạm có nên quy định là đối tượng khởi kiện VAHC?”. Nếu có thắc mắc gì về vấn đề này xin vui lòng liên hệ: 0833102102

Câu hỏi thường gặp:

Quyết định hành chính quy phạm là gì?

Là quyết định trực tiếp làm thay đổi hệ thống quy phạm pháp luật hành chính. Trên cơ sở luật, pháp lệnh các chủ thể có thẩm quyền sẽ ban hành các quy phạm chủ yếu nhằm cụ thể hóa luật, pháp lệnh để quản lý xã hội trên từng lĩnh vực.

Ví dụ một số quyết định hành chính cá biệt?

Ví dụ: Quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm. Quyết định xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức….

Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu là bao lâu?

Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý.
Ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật hành chính

Trả lời