Công an cố tình đánh tội phạm trong quá trình bắt giữ thì phạm tội gì?

24/10/2021
916
Views

Xin chào Luật sư, bạn của tội khi đang đi ăn trộm thì bất ngờ bị công an vây bắt. Thấy bị vây bắt bạn tôi có dơ tay chống trả; nhưng đã bị công an khống chế và đánh đập rất nặng. Tỷ lệ tổn thương cơ thể của bạn tôi là 40%. Tôi muốn hỏi Luật sư Công an cố tình đánh tội phạm trong quá trình bắt giữ thì phạm tội gì? Công an đánh người như vậy có phạm tội cố ý gây thương tích không?

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Căn cứ pháp lý

Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017

Tội cố ý gây thương tích do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ tội phạm?

Gây thiệt hại trong trường hợp khi bắt giữ người phạm tội là trường hợp được loại trừ trách nhiệm hình sự; tuy nhiên việc gây thiệt hại chỉ ở mức cần thiết mới được loại trừ trách nhiệm. Nhiều trường hợp người thực hiện hành vi bắt giữ người phạm tội lại gây thương tích; hoặc gây tổn hại sức khỏe người khác quá mức cần thiết. Động cơ phạm tội của người phạm tội xuất phát từ việc bảo vệ lợi ích của bạn thân; Nhà nước nên không thể đánh đồng tội phạm này với tội cố ý gây thương tích; hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Do đó, pháp luật hình sự đã đặt ra quy định riêng xử lý nội dung này.

Tội này được quy định cụ thể tại Điều 136 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

Các yếu tố cấu thành tội phạm?

Mặt khách quan của tội phạm:

Khoản 15 Điều 16 Luật Công an nhân dân số 37/2018/QH14 ngày 20 tháng 11 năm 2018 quy định nhiệm vụ, quyền hạn của chiến sĩ công an nhân dân: “Sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, vũ lực, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ, phương tiện khác để tấn công, truy bắt tội phạm, ngăn chặn người đang thực hiện hành vi phạm tội hoặc hành vi vi phạm pháp luật khác và để phòng vệ chính đáng theo quy định của pháp luật.”

Tội cố ý gây thương tích do vượt quá mức cần thiết khi bắt người phạm tội cũng phải thỏa mãn 04 điều kiện:

– Hành vi của nạn nhân là hành vi phạm tội; hoặc là hành vi nguy hiểm cho xã hội đáng lẽ phải bị bắt giữ nhưng nạn nhân đã chống đối; buộc người bắt giữ phải sử dụng vũ lực để bắt giữ.

– Hành vi chống đối của nạn nhân phải đang diễn ra, đã bắt đầu nhưng chưa kết thúc.

– Hậu quả xảy ra là nạn nhân bị thương tật từ 31% trở lên hoặc dẫn đến chết người.

– Hành vi dùng vũ lực để bắt giữ người phạm tội không tương xứng với hành vi chống đối của họ; tức là quá mức cần thiết gây ra tổn hại từ 31% trở lên cho sức khỏe; hoặc gây chết nạn nhân. Sự tương xứng ở đây dựa vào tính chất, mức độ hành vi chống đối của người phạm tội.

Hậu quả gây tổn hại cho sức khỏe nạn nhân từ 31% trở lên; hoặc gây hậu quả chết người là dấu hiệu bắt buộc. Giữa hậu quả đó và hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng; hoặc hành vi vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội có mối quan hệ nhân quả. Sự thương tổn của nạn nhân phải xuất phát từ nguyên nhân là hành vi phòng vệ chính đáng; hoặc hành vi bắt giữ người phạm tội. 

Chủ thể của tội phạm:

Chủ thể của tội cố ý gây thương tích; hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội là người nào từ đủ 16 tuổi trở lên; có năng lực trách nhiệm hình sự.

Trường hợp một tổ các chiến sĩ công an, bộ đội làm nhiệm vụ bắt giữ người; và có sử dụng vũ lực vượt quá mức cần thiết thì không được coi là đồng phạm hay phạm tội có tổ chức.

Người phạm tội phải có đủ năng lực trách nhiệm hình sự gồm năng lực nhận thức và năng lực làm chủ hành vi.

Khách thể của tội phạm:

Điều 24 Bộ luật Hình sự quy định “gây thiệt hại quá mức cần thiết trong khi bắt giữ người phạm tội”; là trường hợp gây thiệt hại do sử dụng vũ lực rõ ràng vượt quá mức cần thiết; thì người gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm hình sự. Từ đó, ta hiểu cố ý gây thương tích; hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội là; trường hợp người có quyền nghĩa vụ bắt người phạm tội đã sử dụng vũ lực quá mức cần thiết; gây hậu quả tổn hại sức khỏe người khác từ 31% trở lên. Tội phạm này cùng xâm phạm trực tiếp đến sức khỏe nạn nhân.

Mặt chủ quan của tội phạm:

Chủ thể của tội phạm thực hiện hành vi cố ý gây thương tích do lỗi vô ý; có thể là lỗi vô ý do quá tự tin; hoặc vô ý do cẩu thả hoặc lỗi cố ý gián tiếp. Người phạm tội có động cơ bắt giữ người phạm tội; đây hoàn toàn là động cơ tốt, bảo vệ lợi ích của bản thân, của người khác; hoặc của Nhà nước, cơ quan, tổ chức. Người phạm tội hoàn toàn nhận thức được hậu quả gây tổn hại đến sức khỏe nạn nhân có thể xảy ra;nhưng vẫn tự tin rằng mình ra tay không nặng; không quá ảnh hưởng đến nạn nhân; hoặc do lỗi cẩu thả, chủ quan cho rằng hậu quả kể trên sẽ không xảy ra.

Như vậy, trường hợp này; chiến sĩ công an đã phạm tội cố ý gây thương tích do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ tội phạm.

Hình phạt đối với tội cố ý gây thương tích do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ tội phạm?

Điều 136 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định như sau:

“1. Người nào cố ý gây thương tích; hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng; hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội; thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng; hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

a) Đối với 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;

b) Gây thương tích ;hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61 % trở lên.

3. Phạm tội dẫn đến chết người hoặc gây thương tích; hoặc gây tổn hại sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên; thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm.”

Như vậy, trong trường hợp này, chiến sĩ công an đánh bạn của bạn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

Mời bạn xem thêm

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề “Công an cố tình đánh tội phạm trong quá trình bắt giữ thì phạm tội gì?”. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Cố ý gây thương tích mà không có lý do mà thương thích dưới 11% thì có bị xử phạt không?

Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác, theo đó, nếu thực hiện hành vi gây ra thương tích cho người khác trên 11%, hoặc dưới 11% mà có thêm các tình tiết được nếu ở khoản 1 Điều 134 BLHS 2015 thì sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm, hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Trường hợp không quá nghiêm trọng để phải chịu trách nhiệm hình sự thì sẽ phải chịu phạt hành chính. Sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Đồng thời, người này cũng có nghĩa vụ chịu các chi phí liên quan đến việc chữa trị của bạn nếu có. ( Nghị định 167/2013/NĐ-CP)

Khởi tố về hành vi cố ý gây thương tích như thế nào?

bạn báo công an phường mà công an không tiếp nhận và báo tin lên cơ quan điều tra, viện kiểm sát thì bạn có thể trực tiếp đến cơ quan điều tra cấp huyện, viện kiểm sát cấp huyện để tố giác tội phạm, bởi cơ quan điều tra, viện kiểm sát là cơ quan có thẩm quyền ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự theo Điều 154 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Trả lời