Thẩm quyền và thủ tục chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng

10/10/2021
Thẩm quyền và thủ tục chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng
626
Views

Thẩm quyền và thủ tục chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng

Chào luật sư. Chồng tôi có sở thích trồng cây. Hiện tại chúng tôi có một trang trại ở Ba Vì. Tuy nhiên, vì tình hình dịch Covid-19 phức tạp nên chồng tôi không thể lên đó được. Nhiều người đã liên hệ với chồng tôi với mong muốn chồng tôi chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng. Vậy Luật sư có thể cho tôi xin thông tin về thẩm quyền và thủ tục chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng theo quy định. Xin Luật sư giải đáp giúp tôi. Cảm ơn Luật sư.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chúng tôi. Luật sư 247 xin giải đáp câu hỏi của bạn như sau:

Căn cứ pháp lý

Chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng là gì?

Chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng là việc chủ bằng bảo hộ cho phép người khác thực hiện một hoặc một số hành vi thuộc quyền sử dụng đối với giống cây trồng của mình.

Chủ thể chuyển giao quyền sử dụng quyền đối với giống cây trồng là chủ bằng bảo hộ giống cây trồng (bên chuyển giao); các tổ chức, cá nhân có nhu cầu và điều kiện sử dụng (bên nhận chuyển giao). Nếu quyền sử dụng cho người khác phải được sự đồng ý của tất cả các đồng chủ sở hữu.

Căn cứ nhận chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng

Tổ chức; cá nhân có nhu cầu sử dụng giống cây trồng có quyền nộp hồ sơ đăng ký nhận chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng theo quyết định bắt buộc trong trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 195 của Luật Sở hữu trí tuệ.

Tổ chức; cá nhân không đạt được thỏa thuận sử dụng giống cây trồng hoặc bị cản trở cạnh tranh có quyền nộp hồ sơ đăng ký nhận chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng theo quyết định bắt buộc trong trường hợp quy định tại các  điểm b, c khoản 1 Điều 195 của Luật Sở hữu trí tuệ.

Xem thêm: Điều kiện bảo hộ giống cây trồng theo quy định hiện nay

Về nguyên tắc chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng

Chuyển giao theo phương thức tự nguyện của bên chuyển giao và bên nhận chuyển giao

Tuy nhiên, trong các trường hợp quyền sử dụng giống cây trồng được chuyển giao cho tổ chức; cá nhân khác theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà không cần được sự đồng ý của chủ bằng bảo hộ hoặc người được chủ bằng bảo hộ chuyển giao quyền sử dụng độc quyền (người nắm độc quyền sử dụng):

  • Việc sử dụng giống cây trồng nhằm mục đích công cộng; phi thương mại; phục vụ nhu cầu quốc phòng; an ninh an ninh lương thực và dinh dưỡng cho nhân dân hoặc đáp ứng các nhu cầu cấp thiết của xã hội;
  • Người có nhu cầu và năng lực sử dụng giống cây trồng không đạt được thoả thuận với người nắm độc quyền sử dụng giống cây trồng về việc kí kết hợp đồng sử dụng giống cây trồng mặc dù trong một thời gian hợp lí đã cố gắng thương lượng với mức giá và các điều kiện thương mại thoả đáng;
  • Người nắm độc quyền sử dụng bị coi là thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh bị cấm theo quy định của pháp luật về cạnh tranh.

Người nắm độc quyền sử dụng có quyền yêu cầu chấm dứt quyền sử dụng khi các căn cứ chuyển giao quyền sử dụng bắt buộc đối với giống cây trồng không còn tồn tại; không có khả năng tái xuất hiện với điều kiện việc chấm dứt quyền sử dụng đó không gây thiệt hại cho người được chuyển giao quyền sử dụng.

Chuyển giao theo quyết định của cơ quan nhà nước

Để bảo vệ quyền lợi cho chủ bằng bảo hộ đối với giống cây trồng, theo quy định tại khoản 3 Điều 195 Luật sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng giống cây trồng được chuyển giao theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải phù hợp với các điều kiện sau đây:

  • Quyền sử dụng được chuyển giao không phải là quyền độc quyền;
  • Quyền sử dụng được chuyển giao chỉ được giới hạn trong phạm vi và thời hạn đủ để đáp ứng mục đích chuyển giao và chủ yếu để cung cấp cho thị trường trong nước, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;
  • Người được chuyển giao quyền sử dụng không được chuyển nhượng quyền đó cho người khác, trừ trường hợp chuyển nhượng cùng với cơ sở kinh doanh của mình và không được chuyển giao quyền sử dụng thứ cấp cho người khác;
  • Người được chuyển giao quyền sử dụng phải đền bù thoả đáng cho người nắm độc quyền sử dụng giông cây trồng tuỳ thuộc vào giá trị kinh tế của quyền sử dụng đó trong từng, trường hợp cụ thể, phù hợp với khung giá đền bù do Chính phủ quy định.

Hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng

Về chủ thể

Chủ thể chuyển giao là chủ bằng bảo hộ giống cây trồng (bên chuyển giao) và các tổ chức; cá nhân có nhu cầu và điều kiện sử dụng (bên nhận chuyển giao). Nếu quyền sử dụng giống cây trồng thuộc đồng sở hữu thì việc chuyển giao quyền sử dụng cho người khác phải được sự đồng ý của tất cả các đồng chủ sở hữu.

Về hình thức

Hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng phải được thực hiện dưới hình thức văn bản.

Về nội dung

  • Nội dung của hợp đồng này bao gồm các nội dung sau :
  • Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển quyền và bên được chuyển quyền;
  • Căn cứ chuyển giao quyền sử dụng;
  • Phạm vi chuyển giao, gồm giới hạn quyền sử dụng; giới hạn lãnh thổ;
  • Thời hạn hợp đồng;
  • Giá chuyển giao quyền sử dụng;
  • Quyền và nghĩa vụ của bên chuyển quyền và bên được chuyển quyền;

Ngoài ra, pháp luật còn quy định trong hợp đồng hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng không được có những điều khoản hạn chế bất hợp lý quyền của bên nhận chuyển giao quyền sử dụng; đặc biệt là những điều khoản hạn chế không xuất phát từ quyền của bên chuyển giao quyền sử dụng đối với giống cây trồng tương ứng hoặc không nhằm bảo vệ các quyền đó.

Thẩm quyền và thủ tục chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng theo quy định

Thẩm quyền; thủ tục chuyển giao quyền theo quyết định bắt buộc được xác định theo quy định tại Điều 196 Luật sở hữu trí tuệ và được hướng dẫn bởi Điều 28, Điều 31 Nghị định 88/2010/NĐ-CP.

Chủ bằng bảo hộ bị bắt buộc phải chuyển giao quyền sử dụng có các quyền sau đây:

  • Nhận đền bù tương ứng với giá trị kinh tế của quyền sử dụng đó hoặc tương đương với giá chuyển chuyển quyền sử dụng theo hợp đồng có phạm vi và thời hạn tương ứng;
  • Yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng sửa đổi; đình chỉ hiệu lực; huỷ bỏ hiệu lực của việc chuyển giao bắt buộc quyền sử dụng khi điều kiện dẫn đến việc chuyển giao đó đã chấm dứt và việc sửa đổi, huỷ bỏ; đình chỉ hiệu lực đó không gây thiệt hại cho người được chuyển giao quyền sử dụng bắt buộc.

Có thể bạn quan tâm

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư về: Thẩm quyền và thủ tục chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 để được hỗ trợ giải đáp. Gọi ngay cho chúng tôi qua: Hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Bồi thường thiệt hại về tinh thần do xâm phạm sở hữu trí tuệ?

Trong trường hợp nguyên đơn chứng minh được hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đã gây thiệt hại về tinh thần cho mình; thì có quyền yêu cầu Toà án quyết định mức bồi thường trong giới hạn từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng; tuỳ thuộc vào mức độ thiệt hại.

Quyền tác giả là gì?

Căn cứ khoản 2 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung 2009, quyền tác giả là quyền của tổ chức; cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.

Chương trình máy tính có phải là đối tượng bảo hộ của quyền tác giả?

Theo điều 17 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009
Chương trình máy tính là đối tượng bảo hộ của quyền tác giả.
Chương trình máy tính là tập hợp các chỉ dẫn được thể hiện dưới dạng các lệnh; các mã; lược đồ hoặc bất kỳ dạng nào khác; khi gắn vào một phương tiện mà máy tính đọc được; có khả năng làm cho máy tính thực hiện được một công việc hoặc đạt được một kết quả cụ thể. Chương trình máy tính được bảo hộ như tác phẩm văn học, dù được thể hiện dưới dạng mã nguồn hay mã máy.

5/5 - (2 bình chọn)
Chuyên mục:
Sở hữu trí tuệ

Để lại một bình luận