Quy định pháp luật về chuyển đổi giới tính?

10/10/2021
Quy định pháp luật về chuyển đổi giới tính?
906
Views

Hiện nay, cùng với sự phát triển của văn hóa, xã hội những cụm từ như “hôn nhân đồng giới”; “đồng tính luyến ái”; “gay – les”… đã không còn xa lạ. Mặc dù, nhiều người vẫn tỏ ra khó chịu; thậm chí tỏ thái độ khinh thường với những người đồng tính. Nhưng bên cạnh đó cũng có rất nhiều người ủng hộ; đối xử bình đẳng, thân thiện với những người đồng tính. Trước sự thay đổi đó, tuy chưa hoàn thiện nhưng pháp luật đã có những quy định phù hợp để giải quyết vấn đề này. Vậy, pháp luật quy định như thế nào về chuyển đổi giới tính? Đã có nhiều câu hỏi liên quan gửi đến Luật sư 247 để tư vấn; trong đó có vấn đề sau:

“Xin chào Luật sư, năm trước tôi đã đến bệnh viện phẫu thuật chuyển đổi từ nam sang nữ. Hiện tại tôi muốn sửa đổi thông tin những giấy tờ tùy thân và đăng ký kết hôn được không? Xin cám ơn Luật sư.” Sau đây là câu trả lời từ Luật sư 247:

Căn cứ pháp lý

Bộ luật Dân sự năm 2015

Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014

Luật Hộ tịch năm 2014

Chuyển đổi giới tính là gì?

Chuyển đổi giới tính là khái niệm dùng để chỉ những biện pháp y khoa; dùng để thay đổi giới tính của một người, trong đó bao gồm những công đoạn như kiểm tra tâm lý; phẫu thuật chuyển đổi giới tính; tiêm hoóc-môn; phẫu thuật chỉnh hình… 

Với sự tác động của y học, một người mang cơ thể sinh học là nam có thể chuyển thành nữ và ngược lại. Nhằm hỗ trợ thực thi quyền được thừa nhận về mặt pháp lý giới tính của người chuyển giới; và cung cấp những giấy tờ nhân thân chứng tỏ giới tính và tên gọi mà họ mong muốn. Pháp luật cũng đã có quy định riêng; tạo điều kiện cho người chuyển đổi giới tính được sống thật với giới tính của mình.

Xác định lại giới tính là gì?

Những người xác định lại giới tính là những người hoàn toàn bình thường về mặt giới tính xã hội; nhưng lại có giới tính sinh học không thống nhất giữa bộ nhiễm sắc thể giới tính và bên ngoài bộ phận sinh dục. Những người có khuyết tật bẩm sinh về giới tính; họ hoàn toàn hài lòng với giới tính bẩm sinh mà họ có; không có sự chênh nhau giữa giới tính sinh học bẩm sinh và giới tính xã hội, họ như những người bình thường khác.

Những trường hợp có bất thường ở bộ phận sinh dục của một người ngay từ khi mới sinh ra; (khuyết tật bẩm sinh về giới tính); và những trường hợp chưa thể phân biệt được một người là nam hay nữ; xét về cả bộ phận sinh dục và nhiễm sắc thể giới tính; giới tính chưa được định hình chính xác sẽ được xác định lại giới tính.

Người đồng giới có được đăng ký kết hôn không?

Theo quy định tại Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì Nhà nước không cấm; nhưng cũng không công nhận quan hệ hôn nhân giữa những người có cùng giới tính. Bởi kết hôn là việc nam nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau; theo quy định của pháp luật về điều kiện kết hônđăng ký kết hôn.

Chuyển đổi giới tính được ghi nhận tại Điều 37 Bộ luật dân sự năm 2015:

“Việc chuyển đổi giới tính được thực hiện theo quy định của luật. Cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan.”

Pháp luật đã ghi nhận quyền chuyển đổi giới tính của cá nhân. Đây là cơ sở pháp lý để đảm bảo đảm các quyền nhân thân của những người chuyển đổi giới tính về hộ tịch, hôn nhân gia đình, nhận nuôi con nuôi,… 

Theo đó, một người khi đã chuyển đổi giới tính thì sẽ được pháp luật công nhận các quyền nhân thân với giới tính mới. Trong đó có quyền được kết hôn theo quy định của pháp luật. Bởi vậy, một người đã chuyển đổi giới tính muốn đăng ký kết hôn được; thì trước hết phải thực hiện thủ tục thay đổi giới tính theo quy định của pháp luật. Pháp luật chỉ công nhận chuyển giới khi có sự can thiệp của y học.

Hiện tại Bộ luật dân sự 2015 mới chỉ quy định chung về vấn đề trên. Vẫn chưa có văn bản pháp luật nào quy định chi tiết về trình tự; thủ tục chuyển đổi giới tính. Do đó việc áp dụng vào thực tế sẽ cần có thời gian để hoàn thiện; và không thể tránh khỏi vướng mắc.

Quyền xác định lại giới tính?

Xác định lại giới tính là quyền của cá nhân được ghi nhận tại Điều 36 Bộ luật dân sự năm 2015:

“1. Cá nhân có quyền xác định lại giới tính.

Việc xác định lại giới tính của một người được thực hiện trong trường hợp giới tính của người đó bị khuyết tật bẩm sinh hoặc chưa định hình chính xác mà cần có sự can thiệp của y học nhằm xác định rõ giới tính.

2. Việc xác định lại giới tính được thực hiện theo quy định của pháp luật.

3. Cá nhân đã thực hiện việc xác định lại giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được xác định lại theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan.”

Vậy, cá nhân có quyền xác định lại giới tính; việc xác định lại giới tính của một người được thực hiện trong trường hợp giới tính của người đó bị khuyết tật bẩm sinh hoặc chưa định hình chính xác mà cần có sự can thiệp của y học nhằm xác định rõ giới tính. Cá nhân thực hiện xác định lại giới tính theo quy định này có quyền; nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo Điều 3 Luật hộ tịch.

Trường hợp chuyển đổi giới tính nhưng không được chấp nhận vì lý do không có khuyết tật bẩm sinh về giới hoặc giới tính đã định hình chính xác. Trường hợp này sẽ không được thay đổi hộ tịch; không có giấy tờ tùy thân hoặc giấy tờ tuỳ thân không khớp với thể hiện bên ngoài.

Cặp vợ chồng chuyển giới có được nuôi con không?

Theo đó, khoản 3 Điều 8 Luật nuôi con nuôi 2010 nêu rõ: “Một người chỉ được làm con nuôi của một người độc thân hoặc của cả hai người là vợ chồng”.

Điều 14 Luật Nuôi con nuôi 2010 quy định, người nhận nuôi phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:

“a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

b) Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;

c) Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;

d) Có tư cách đạo đức tốt.”

Vậy, người nhận con nuôi phải đáp ứng được các yêu cầu trên; đồng thời không thuộc các trường hợp bị cấm nhận con nuôi thì người chuyển giới; đồng tính với tư cách nhận nuôi con độc lập sẽ được nhận con nuôi. Cặp đôi đồng tính hiện vẫn chưa được pháp luật Việt Nam thừa nhận là một cặp vợ chồng hợp pháp; do đó không thỏa mãn điều kiện để cùng đứng ra nhận con nuôi. Nhưng một trong hai người có thể làm thủ tục nhận con nuôi; trong trường hợp là một người độc thân.

Mời bạn xem thêm

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề “Người chuyển đổi giới tính được đăng ký kết hôn?ư thế nào?“. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Chỉ phẫu thuật một phần là ngực và sử dụng Hoóc – môn thì có được được chuyển đổi giới tính không?

– Hiện nay, Việt Nam chưa có văn bản pháp luật nào định nghĩa rõ thế nào thì được công nhận là “đã chuyển đổi giới tính”, toàn phần hay là một phần. Vì vậy, việc chuyển đổi giới tính còn nhiều khó khăn và cần được vận động làm luật trong tương lai.
– Theo xu hướng trên thế giới là chỉ cần giấy xác nhận tâm lý về giới tính và sử dụng hoóc-môn liên tục ít nhất 12 tháng là có thể thay đổi giới tính trên giấy tờ.

Người chuyển giới có được thay đổi giới tính và thay đổi tên không?

– Theo quy định tại Điều 36, Điều 37 Bộ luật dân sự năm 2015 pháp luật có quy định về quyền xác định lại giới tính. Do đó bạn được quyền xác định lại giới tính cho phù hợp và được quyền đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật.
– Điểm e khoản 1 Điều 28 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi tên trong trường hợp người đã xác định lại giới tính, người đã chuyển đổi giới tính.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Dân sự

Trả lời