Mua bản quyền theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ hiện nay

06/08/2021
Mua bản quyền theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ hiện nay
1757
Views

Bản quyền là quyền hợp pháp nhằm bảo vệ tác phẩm gốc. Thông thường, bạn có được bản quyền ngay tại thời điểm bạn tạo ra một tác phẩm của riêng mình. Để đủ điều kiện, một tác phẩm phải có lượng chất xám sáng tạo nhất định. Trường hợp bạn muốn mua bản quyền của các tác phẩm đó cần tiến hành một số thủ tục theo quy định của pháp luật hiện hành. Dưới góc nhìn từ pháp lý, Luật Sư 247 xin tư vấn về vấn đề Mua bản quyền theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ hiện nay như sau:

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Bản quyền là gì?

Bản quyền (hay quyền tác giả) là một thuật ngữ pháp lý được sử dụng để mô tả quyền mà tác giả có đối với các tác phẩm văn học và nghệ thuật của họ. Các tác phẩm thuộc phạm vi bản quyền bao gồm từ sách, nhạc, tranh, điêu khắc và phim, đến các chương trình máy tính, cơ sở dữ liệu, quảng cáo, bản đồ và bản vẽ kỹ thuật.

Mua bản quyền được hiểu như thế nào?

Mua bản quyền có thể hiểu là sự thỏa thuận giữa tác giả với những cá nhân, tổ chức có nhu cầu. Qua đó các cá nhân, tổ chức có quyền sử dụng tác phẩm đã được đăng ký bản quyền dưới sự sở hữu của tác giả. Đồng thời tác giả cũng như chủ sở hữu của tác phẩm đó sẽ nhận được một lợi ích hợp lý theo thỏa thuận. Bên cạnh đó nếu khi các cá nhân tổ chức sử dụng tác phẩm đó vẫn phải nêu tên của chính chủ sở hữu.

Thông thường việc mua bản quyền thường được diễn ra đối với các loại tác phẩm văn học, nghệ thuật, chương trình phát sóng. Ngoài ra còn có những đối tượng khác của quyền tác giả cũng diễn ra hình thức này.

Giao dịch này không làm thay đổi đi bản chất vốn có là tài sản trí tuệ đó vẫn thuộc quyền sở hữu của chính tác giả. Với tư cách là chủ bản quyền thì sau khi giao dịch tác giả vẫn mặc nhiên có quyền kiểm soát đối với tác phẩm của mình. Tức là có thể theo dõi là kiểm soát về vấn đề sao chép, in ấn, điều chỉnh và truyền tải nội dung nhất định của tác phẩm. Đây được xem như quyền lợi quan trọng nhất cần được bảo đảm sau khi tác phẩm được mua bản quyền.

Hợp đồng mua bản quyền

Việc mua bản quyền phải được thực hiện theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành. Thông qua hợp đồng bằng văn bản và nội dung hợp đồng phải có các nội dung như sau:

  • Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển nhượng/chuyển quyền và bên được chuyển nhượng/được chuyển quyền;
  • Căn cứ chuyển nhượng/chuyển quyền;
  • Phạm vi chuyển giao quyền;
  • Giá, phương thức thanh toán;
  • Quyền và nghĩa vụ của các bên;
  • Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng.

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin liên hệ Luật Sư 247

Trên đây là nội dung tư vấn về Mua bản quyền theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ hiện nay. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 để được hỗ trợ, giải đáp.

Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0936.408.102.

Câu hỏi thường gặp

Vi phạm bản quyền là gì?

Vi phạm bản quyền được hiểu là việc sử dụng tác phẩm của người khác đã đăng ký bản quyền và được pháp luật bảo vệ bởi luật bản quyền một cách trái phép như quyền sao chép, phân phối, hiển thị hoặc thực hiện công việc được bảo vệ…

Tác phẩm nào được bảo vệ bản quyền?

– Tác phẩm nghe nhìn, chẳng hạn như chương trình truyền hình, phim và video trực tuyến;
– Bản ghi âm thanh và bản soạn nhạc;
– Tác phẩm viết, chẳng hạn như các bài giảng, bài báo, sách và bản soạn nhạc;
– Tác phẩm trực quan, chẳng hạn như bức tranh, áp phích và quảng cáo;
– Trò chơi video và phần mềm máy tính;
– Tác phẩm kịch chẳng hạn như kịch và nhạc.

Hợp đồng mua bán bản quyền có cần công chứng hay không?

Hợp đồng mua bán bản quyền có hiệu lực theo sự thỏa thuận của các bên trong hợp đồng. Không cần phải thông qua bất kỳ thủ tục đăng ký, công chứng hay chứng thực nào.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Sở hữu trí tuệ

Trả lời