Tặng cho quyền sử dụng đất hay thường được gọi tắt là tặng cho đất là một trong những hình thức được nhiều gia đình lựa chọn khi để lại tài sản này cho cái, người thân. Tuy nhiên do đặc thù của loại tài sản nên việc tặng cho quyền sử dụng đất phải tuân thủ quy định nghiêm ngặt về hình thức, không được tặng cho bằng miệng không. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp tặng cho đất bằng miệng hợp pháp. Vậy cụ thể theo quy định của pháp luật, tặng cho đất bằng miệng hợp pháp khi nào? Tại bài viết dưới đây, Luật sư 247 sẽ giải đáp thắc mắc câu hỏi này. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Tặng cho quyền sử dụng đất là gì?
- Tặng cho quyền sử dụng đất là một trong tám quyền chuyển quyền sử dụng đất bao gồm: chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, thế chấp, góp vốn và tặng cho quyền sử dụng đất.
- Tặng cho quyền sử dụng đất là quyền của chủ thể sử dụng đất. Theo đó bên tặng cho thỏa thuận giao quyền sử dụng đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của mình cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, thông qua một hợp đồng dân sự được lập bằng văn bản, có sự đồng ý của bên được tặng cho theo các quy định của Bộ luật dân sự và pháp luật đất đai.
Việc tặng cho quyền sử dụng đất xảy ra dưới 02 dạng phổ biến:
- Bố mẹ tặng cho đất cho con;
- Người có đất đai tặng cho đất của mình cho người khác. (không phải là bố mẹ cho đất cho con).
Hình thức của giao dịch tặng cho quyền sử dụng đất
Theo quy định hiện hành, khi chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất phải công chứng hoặc chứng thực hợp đồng. Nội dung này được quy định rõ tại khoản 1 Điều 502 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
“1. Hợp đồng về quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản theo hình thức phù hợp với quy định của Bộ luật này, pháp luật về đất đai và quy định khác của pháp luật có liên quan”.
Ngoài ra, tại điểm a khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013 cũng quy định rõ: Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản.
Tặng cho đất bằng miệng hợp pháp khi nào?
Theo quy định trên thì hợp đồng tặng cho nhà đất phải lập thành văn bản có công chứng hoặc chứng thực.
Tuy nhiên, trên thực tế không ít trường hợp tặng cho nhà đất bằng lời nói. Nhất là giữa những người có quan hệ huyết thống, nuôi dưỡng.
Như vậy, nếu chỉ áp dụng các quy định trên thì tặng cho bằng lời nói sẽ vô hiệu. Vì vi phạm quy định về hình thức hợp đồng (không công chứng hoặc chứng thực). Xuất phát từ việc tặng cho là có thật, tự nguyện, không có tranh chấp và người nhận tặng cho thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình thì khi có tranh chấp xảy ra người nhận tặng cho vẫn được pháp luật bảo vệ.
Án lệ số 03/2016/AL
Tại nội dung khái quát của Án lệ số 03/2016/AL về ly hôn nêu rõ:
“Trường hợp cha mẹ đã cho vợ chồng người con một diện tích đất và vợ chồng người con đã xây dựng, nhà kiên cố trên diện tích đất đó để làm nơi ở, khi vợ chồng người con xây dựng nhà thì cha mẹ và những người khác trong gia đình không có ý kiến phản đối gì; vợ chồng người con đã sử dụng nhà, đất liên tục, công khai, ổn định và đã tiến hành việc kê khai đất, được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì phải xác định vợ chồng người con đã được tặng cho quyền sử dụng đất”.
Theo nội dung của Án lệ này thì cha mẹ tặng đất cho con bằng lời nói có thể vẫn có hiệu lực mà không bắt buộc công chứng hoặc chứng thực hợp đồng.
Việc áp dụng án lệ trên thực tế phải tuân thủ quy định áp dụng án lệ trong xét xử tại khoản 2 Điều 8 Nghị quyết 04/2019/NQ-HĐTP như sau:
“Khi xét xử, Thẩm phán, Hội thẩm phải nghiên cứu, áp dụng án lệ, bảo đảm những vụ việc có tình huống pháp lý tương tự thì phải được giải quyết như nhau. Trường hợp vụ việc có tình huống pháp lý tương tự nhưng Tòa án không áp dụng án lệ thì phải nêu rõ lý do trong bản án, quyết định của Tòa án”.
Áp dụng Án lệ số 03/2016/AL khi nào?
Để áp dụng Án lệ số 03/2016/AL khi xét xử thì vụ việc cần giải quyết phải có tình tiết, sự kiện pháp lý tương tự nhau, cụ thể:
– Người nhận tặng cho đã xây nhà kiên cố.
– Người tặng cho hoặc những người khác trong gia đình không có sự phản đối tại thời điểm xây nhà.
– Việc sử dụng nhà đất công khai, liên tục, ổn định.
– Đã tiến hành việc kê khai đất, được cấp Giấy chứng nhận.
Kết luận: Tặng cho quyền sử dụng đất bằng miệng vẫn hợp pháp nếu áp dụng Án lệ số 03/2016/AL để giải quyết và được Tòa án tuyên công nhận, nhưng cần lưu ý rằng:
– Không phải vụ việc nào cũng áp dụng được Án lệ trên để giải quyết.
– Án lệ trên chủ yếu áp dụng đối vụ việc phát sinh trước ngày 01/7/2014 vì để sang tên và ra Giấy chứng nhận mới từ ngày 01/7/2014 đến nay phải có hợp đồng được công chứng hoặc chứng thực.
Có thể bạn quan tâm:
- Hợp đồng sửa đổi bổ sung hợp đồng chuyển nhượng đất
- Mẫu hợp đồng đặt cọc chuyển nhượng quyền sử dụng đất mới nhất 2021
- Sinh viên cần lưu ý những gì khi đặt cọc tiền trọ?
- Mẫu hợp đồng đặt cọc mua nhà mới năm 2022
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề “Tặng cho đất bằng miệng hợp pháp khi nào?“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu giải thể công ty; hoặc sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp; tìm hiểu quy định pháp luật về thứ tự thanh toán nợ khi công ty giải thể;… của luật sư 247, hãy liên hệ: 0833102102
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Người sử dụng đất được thực hiện quyền tặng cho quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:
Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật Đất đai 2013;
Đất không có tranh chấp;
Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
Trong thời hạn sử dụng đất.
Tham gia thực hiện các thủ tực đăng ký nhận quyền sử dụng đất tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật đất đai;
Thực hiện một hoặc nhiều nghĩa vụ trước. Hoặc sau khi tặng theo thỏa thuận với bên tặng cho;
Thực hiện các nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất sau khi nhận tặng cho quyền sử dụng đất.
Tặng cho quyền sử dụng đất có 2 loại là tặng cho có điều kiện và tặng cho không điều kiện. Trong trường hợp tặng cho có điều kiện thì có thể đòi được. Cụ thể Điều 462 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
Bên tặng cho có thể yêu cầu bên nhận tặng cho thực hiện một. Hoặc nhiều nghĩa vụ trước hoặc sau khi tặng cho. Nếu không thực hiện thì người tặng cho có quyền đòi lại tài sản đã tặng cho.
Như vậy, trường hợp tặng cho đất không có điều kiện và có điều kiện nhưng đã thực hiện nghĩa vụ thì không thể đòi lại.