Mẫu hợp đồng đặt cọc mua nhà mới năm 2022

04/06/2022
Mẫu hợp đồng đặt cọc mua nhà mới năm 2022
644
Views

Hợp đồng đặt cọc mua nhà là một trong những hợp đồng pháp lý phổ biến nhưng vô cùng quan trọng trong xã hội hiện đại ngày nay. Bởi nó gắn liền với nhu cầu thiết yếu của mỗi cá nhân. Tuy nhiên, trên thực tế, không ít trường hợp hợp đồng đặt cọc mua nhà bị vô hiệu và không thể thực hiện được mục đích giữa các bên thỏa thuận hợp đồng. Do vậy khi soạn thảo hợp đồng đặt cọc mua nhà cần đảm bảo đúng quy định pháp luật. Mời bạn xem trước và tải xuống mẫu hợp đồng đặt cọc mua nhà tại bài viết dưới đây của Luật sư 247.

Căn cứ pháp lý

Bộ luật Dân sự năm 2015

Hợp đồng đặt cọc mua nhà là gì?

Trước hết, ta cần hiểu, đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.

Hợp đồng đặt cọc được hiểu là một giao dịch dân sự giữa các bên chủ thể, giao kết với nhau bằng hình thức văn bản hoặc bằng miệng.

Trong đó, các bên có thỏa thuận với nhau về việc đặt cọc một khoản tiền hoặc vật có giá để nhằm thực hiện một công việc, một giao dịch dân sự nhất định.

Hợp đồng đặt cọc mua nhà là sự thỏa thuận đặt cọc giữa bên đặt cọc và bên nhận đặt cọc. Theo đó bên đặt cọc giao cho bên nhận đặt cọc tài sản đặt cọc trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng mua bán nhà.

Mẫu hợp đồng đặt cọc mua nhà.

Một số lưu ý khi điền mẫu hợp đồng đặt cọc mua bán nhà.

Một số lưu ý khi điền mẫu hợp đồng đặt cọc mua bán nhà như sau:

  • Thông tin trong hợp đồng phải được điền đầy đủ, chính xác.
  • Tài sản đặt cọc của hợp đồng đặt cọc mua nhà cần đáp ứng đủ các điều kiện để trở thành đối tượng của hợp đồng đặt cọc theo quy định của pháp luật.
  • Xác định rõ nhà ở trong hợp đồng đặt cọc mua nhà có phải là tài sản đang thế chấp cho ngân hàng hay thuộc diện quy hoạch hay không.
  • Cần ghi cụ thể thời gian thực hiện giao dịch và thông tin cụ thể của nhà ở cũng như tài sản đặt cọc, thỏa thuận rõ các khoản phí, thuế hay đền cọc.
  • Nếu đối tượng của hợp đồng đặt cọc mua nhà là tiền thì cần phân biệt rõ tiền trả trước và tiền đặt cọc.

Giá trị pháp lý của hợp đồng đặt cọc mua nhà.

Hợp đồng đặt cọc với vai trò là một hợp đồng pháp lý.

Mẫu hợp đồng đặt cọc mua nhà mới năm 2022
Mẫu hợp đồng đặt cọc mua nhà mới năm 2022

Nó không chỉ có ý nghĩa góp phần làm cho các chủ thể trong hợp đồng mua nhà có ý thức nghiêm túc hơn trong việc thực hiện nghĩa vụ của mình. Mà nó còn tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các chủ thể được tham gia vào hợp đồng mua bán nhà.

Đặc biệt, các biện pháp đảm bảo nói chung và biện pháp đặt cọc nói riêng, còn là công cụ pháp lý hiệu quả để bảo vệ quyền lợi của các chủ thể khi nghĩa vụ trong hợp đồng mua bán nhà bị vi phạm.

Nó đảm bảo cho việc bù đắp tổn thất, khắc phục thiệt hại, cảnh báo các chủ thể phải có trách nhiệm đối với nghĩa vụ đã cam kết của mình, nếu không muốn phải gánh chịu những bất lợi nhất định về vật chất do hành vi vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng mua bán nhà.

Chủ thể của hợp đồng đặt cọc mua nhà.

Chủ thể của hợp đồng đặt cọc mua nhà là các bên tham gia vào quan hệ đặt cọc mua nhà.

Đặt cọc được hình thành theo sự thỏa thuận của các bên khi các bên hướng tới việc sẽ xác lập hợp đồng mua nhà hoặc khi các bên hướng tới việc đảm bảo các nghĩa vụ trong một hợp đồng đã được xác lập.

Cụ thể:

  • Bên đặt cọc: là bên đã giao cho bên kia một khoản tiền, kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác để đảm bảo cho việc giao kết hoặc thực hiện hợp đồng mua nhà.
  • Bên nhận đặt cọc: là bên nhận tài sản do bên đặt cọc giao để đảm bảo cho việc giao kết hoặc thực hiện hợp đồng mua nhà.

Các bên muốn tham gia vào quan hệ đặt cọc phải đáp ứng đủ hai điều kiện: Bên nhận đặt cọc và bên đặt cọc phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với quan hệ đặt cọc và phải tự nguyện tham gia giao dịch đặt cọc.

Về điều kiện năng lực pháp luật dân sự của bên đặt cọc và bên nhận đặt cọc:

  • Theo quy định của pháp luật, năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự.
  • Người thành niên (người từ đủ 18 tuổi) có năng lực hành vi dân sự đầy đủ trừ những người bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

Về điều kiện tự nguyện tham gia giao dịch của các chủ thể: Bản chất của giao dịch dân sự phát sinh từ sự tự nguyện của các chủ thể.

Tự nguyện là tự do định đoạt ý chí, không bị ép buộc, dọa nạt, lừa dối và không bị người khác áp đặt ý chí.

Chủ thể giao kết hợp đồng tự mình lựa chọn chủ thể tham gia, lựa chọn đối tượng của hợp đồng, lựa chọn giá cả, thời hạn, địa điểm và các sự lựa chọn khác trong việc xác lập hợp đồng đặt cọc mua bán nhà.

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Mẫu hợp đồng đặt cọc mua nhà mới năm 2022″. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện cấp phép bay flycam, thủ tục đăng ký bảo hộ thương hiệu, dịch vụ bảo hộ logo công ty, dịch vụ luật sư thành lập công ty trọn gói giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp. 

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Mục đích của hợp đồng đặt cọc mua nhà là gì?

Mục đích của hợp đồng đặt cọc mua nhà được xác định dựa trên thỏa thuận của các bên.
Các bên trong quan hệ đặt cọc mua nhà có thể thỏa thuận mục đích của hợp đồng đặt cọc thuê nhà thuộc một trong ba trường hợp:
Một là chỉ đảm bảo cho việc giao kết hợp đồng mua nhà;
Hai là chỉ đảm bảo cho việc thực hiện hợp đồng mua nhà;
Ba là vừa đảm bảo việc giao kết, vừa đảm bảo thực hiện hợp đồng mua nhà.

Quyền của bên đặt cọc mua nhà?

Bên đặt cọc có quyền yêu cầu bên nhận đặt cọc phải giữ gìn tài sản đặt cọc, hoặc ngừng sử dụng tài sản khi việc sử dụng đó ảnh hưởng tới tài sản đặt cọc.
Khi hợp đồng mua nhà đã được giao kết hoặc thực hiện thì bên đặt cọc có quyền nhận lại tài sản đặt cọc hoặc nếu các bên có thỏa thuận tài sản đặt cọc là một phần của nghĩa vụ thì bên đặt cọc chỉ phải thực hiện phần nghĩa vụ còn lại sau khi đã trừ đi giá trị của tài sản đặt cọc.

Quyền của bên nhận đặt cọc mua nhà?

Bên nhận đặt cọc có quyền yêu cầu bên đặt cọc thanh toán chi phí bảo quản tài sản đặt cọc.
Khi bên đặt cọc vi phạm nghĩa vụ thì bên nhận đặt cọc được quyền sở hữu tài sản đặt cọc.
Nếu tài sản đặt cọc là tài sản có giấy tờ sở hữu thì bên nhận đặt cọc có quyền yêu cầu bên đặt cọc phải chuyển giao giấy tờ sở hữu đó cho mình.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Biểu mẫu

Comments are closed.