Chứng thực chữ ký điện tử là gì?

13/10/2022
323
Views

Với sự phát triển của khoa học công nghệ hiện nay các hình thức giao dịch thông qua phương tiện điện tử ngày càng nhiều và trở nên phổ biến, tiện lợi của nó. Cùng với đó chính là sự ra đời của các chữ ký điện tử, chữ ký số. Thay vì phải ký tay trên các văn bản và sợ rằng xảy ra trường hợp giả chữ ký thì với chữ ký điện tử sẽ tránh được tình trạng này. Tuy nhiên để đảm bảo việc sử dụng với chữ ký điện tử cũng như giúp các bên tham gia giao dịch yên tâm thì chữ ký điện tử cần được chứng thực. Vậy chứng thực chữ ký điển tử là gì? Chứng thực chữ ký điện tử thực hiện tại đâu? Dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử như thế nào? Để làm rõ vấn đề này, Luật sư 247 xin giới thiệu bài viết “Chứng thực chữ ký điện tử là gì?. Mời bạn đọc tham khảo.

Căn cứ pháp lý

Quy định về chữ ký điện tử

Chữ ký điện tử là gì?

Chứng thực chữ ký điện tử là gì?
Chứng thực chữ ký điện tử là gì?

Theo Điều 21 Luật giao dịch điện tử 2005 quy định về chữ ký điện tử như sau:

“1. Chữ ký điện tử được tạo lập dưới dạng từ, chữ, số, ký hiệu, âm thanh hoặc các hình thức khác bằng phương tiện điện tử, gắn liền hoặc kết hợp một cách lô gíc với thông điệp dữ liệu, có khả năng xác nhận người ký thông điệp dữ liệu và xác nhận sự chấp thuận của người đó đối với nội dung thông điệp dữ liệu được ký.

2. Chữ ký điện tử được xem là bảo đảm an toàn nếu chữ ký điện tử đó đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 22 của Luật này.

3. Chữ ký điện tử có thể được chứng thực bởi một tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử.”

Theo đó chữ ý điện tử điện tử được tạo lập dưới dạng từ, chữ, số, ký hiệu, âm thanh hoặc các hình thức khác bằng phương tiện điện tử, gắn liền hoặc kết hợp một cách lô gíc với thông điệp dữ liệu, có khả năng xác nhận người ký thông điệp dữ liệu và xác nhận sự chấp thuận của người đó đối với nội dung thông điệp dữ liệu được ký.

“Chữ ký điện tử” là thông tin đi kèm theo dữ liệu (văn bản, hình ảnh, video…) nhằm mục đích xác định người chủ của dữ liệu đó.

Chữ ký điện tử được thường sử dụng trong các giao dịch điện tử. Xuất phát từ thực tế, chữ ký điện tử cũng cần đảm bảo các chức năng: xác định được người chủ của một dữ liệu nào đó: văn bản, ảnh, video,… dữ liệu đó có bị thay đổi hay không.

Điều kiện đảm bảo an toàn cho chữ ký điện tử

Chữ ký điện tử được xem là bảo đảm an toàn nếu được kiểm chứng bằng một quy trình kiểm tra an toàn do các bên giao dịch thỏa thuận và đáp ứng được các điều kiện sau đây theo Điều 22 Luật giao dịch điện tử 2005:

– Dữ liệu tạo chữ ký điện tử chỉ gắn duy nhất với người ký trong bối cảnh dữ liệu đó được sử dụng;

– Dữ liệu tạo chữ ký điện tử chỉ thuộc sự kiểm soát của người ký tại thời điểm ký;

– Mọi thay đổi đối với chữ ký điện tử sau thời điểm ký đều có thể bị phát hiện;

– Mọi thay đổi đối với nội dung của thông điệp dữ liệu sau thời điểm ký đều có thể bị phát hiện.

Chữ ký điện tử đã được tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử chứng thực được xem là bảo đảm các điều kiện an toàn quy định trên.

Việc sử dụng chữ ký điện tử

Khi sử dụng chữ ký điện tử, người sử dụng cần tuân thủ theo các nguyên tắc sau:

– Trừ trường hợp pháp luật có quy định khác, các bên tham gia giao dịch điện tử có quyền thỏa thuận:

+ Sử dụng hoặc không sử dụng chữ ký điện tử để ký thông điệp dữ liệu trong quá trình giao dịch;

+ Sử dụng hoặc không sử dụng chữ ký điện tử có chứng thực;

+ Lựa chọn tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử trong trường hợp thỏa thuận sử dụng chữ ký điện tử có chứng thực.

– Chữ ký điện tử của cơ quan nhà nước phải được chứng thực bởi tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.

Giá trị pháp lý của chữ ký điện tử

Trong trường hợp pháp luật quy định văn bản cần có chữ ký thì yêu cầu đó đối với một thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng nếu chữ ký điện tử được sử dụng để ký thông điệp dữ liệu đó đáp ứng các điều kiện sau đây:

+ Phương pháp tạo chữ ký điện tử cho phép xác minh được người ký và chứng tỏ được sự chấp thuận của người ký đối với nội dung thông điệp dữ liệu;

+ Phương pháp đó là đủ tin cậy và phù hợp với mục đích mà theo đó thông điệp dữ liệu được tạo ra và gửi đi.

– Trong trường hợp pháp luật quy định văn bản cần được đóng dấu của cơ quan, tổ chức thì yêu cầu đó đối với một thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng nếu thông điệp dữ liệu đó được ký bởi chữ ký điện tử của cơ quan, tổ chức đáp ứng các điều kiện đảm bảo an toàn của chữ ký điện tử và chữ ký điện tử đó có chứng thực.

Nghĩa vụ của người ký chữ ký điện tử

– Người ký chữ ký điện tử hoặc người đại diện hợp pháp của người đó là người kiểm soát hệ chương trình ký điện tử và sử dụng thiết bị đó để xác nhận ý chí của mình đối với thông điệp dữ liệu được ký.

– Người ký chữ ký điện tử có các nghĩa vụ sau đây:

+ Có các biện pháp để tránh việc sử dụng không hợp pháp dữ liệu tạo chữ ký điện tử của mình;

+ Khi phát hiện chữ ký điện tử có thể không còn thuộc sự kiểm soát của mình, phải kịp thời sử dụng các phương tiện thích hợp để thông báo cho các bên chấp nhận chữ ký điện tử và cho tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử trong trường hợp chữ ký điện tử đó có chứng thực;

+ Áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo đảm tính chính xác và toàn vẹn của mọi thông tin trong chứng thư điện tử trong trường hợp chứng thư điện tử được dùng để chứng thực chữ ký điện tử.

– Người ký chữ ký điện tử phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hậu quả do không tuân thủ quy định trên.

Quy định của pháp luật về chứng thực chữ ký điện tử

Chữ ký điện tử có thể được chứng thực bởi một tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử. Do đó thông thường để đảm bảo an toàn trước khi đưa chữ ký điện tử được sử dụng thì chứng thư điện tử phải được chứng thực bởi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Vậy chứng thực chữ ký điện tử được quy định như thế nào?

Chứng thực chữ ký điện tử là gì?

Theo Khoản 2 Điều 4 Luật giao dịch điện tử 2005 quy định về chứng thực chữ ký điện tử như sau:

“Chứng thực chữ ký điện tử là việc xác nhận cơ quan, tổ chức, cá nhân được chứng thực là người ký chữ ký điện tử.”

Có thể hiểu đơn giản việc chứng thực chữ ký điện tử chính là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xác nhận cơ quan, tổ chức, cá nhân được cung cấp chữ ký điện tử là người ký chữ ký điện tử đó.

Chủ thể có quyền chứng thực chữ ký điện tử?

Hiện nay pháp luật trao cho các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử bao gồm tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử công cộng và tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử chuyên dùng được phép thực hiện các hoạt động chứng thực chữ ký điện tử theo quy định của pháp luật.

Trong đó:

– Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử công cộng là tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử cho cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng trong các hoạt động công cộng. Hoạt động cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử công cộng là hoạt động kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật.

– Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử chuyên dùng là tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử cho cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng trong các hoạt động chuyên ngành hoặc lĩnh vực. Hoạt động cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử chuyên dùng phải được đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước về dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử.

Do đó để chứng thực chữ ký điện tử thì bạn có thể tìm đến các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử được cấp phép để thực hiện.

Dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử

Dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử là một loại hình dịch vụ do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số cung cấp cho thuê bao để xác thực việc thuê bao là người đã ký điện tử trên thông điệp dữ liệu.

Hoạt động dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử bao gồm?

Căn cứ quy định tại Điều 28 Luật Giao dịch điện tử 2005 quy định về hoạt động dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử bao gồm:

  • Cấp, gia hạn, tạm đình chỉ, phục hồi, thu hồi chứng thư điện tử.
  • Cung cấp thông tin cần thiết để giúp chứng thực chữ ký điện tử của người ký thông điệp dữ liệu.
  • Cung cấp các dịch vụ khác liên quan đến chữ ký điện tử và chứng thực chữ ký điện tử theo quy định của pháp luật.

Như vậy, hoạt động dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử bao gồm các hoạt động nêu trên.

Nội dung của chứng thư điện tử

Chứng thư điện tử là thông điệp dữ liệu do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử phát hành nhằm xác nhận cơ quan, tổ chức, cá nhân được chứng thực là người ký chữ ký điện tử.

Chứng thư điên tử sẽ bao gồm các nội dung sau căn cứ vào Điều 29 Luật giao dịch điện tử 2005:

1. Thông tin về tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử.

2. Thông tin về cơ quan, tổ chức, cá nhân được cấp chứng thư điện tử.

3. Số hiệu của chứng thư điện tử.

4. Thời hạn có hiệu lực của chứng thư điện tử.

5. Dữ liệu để kiểm tra chữ ký điện tử của người được cấp chứng thư điện tử.

6. Chữ ký điện tử của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử.

7. Các hạn chế về mục đích, phạm vi sử dụng của chứng thư điện tử.

8. Các hạn chế về trách nhiệm pháp lý của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử.

9. Các nội dung khác theo quy định của Chính phủ.

Quyền và nghĩa vụ của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử

– Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

+ Thực hiện các hoạt động dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử quy định tại Điều 28 của Luật giao dịch điện tử;

+ Tuân thủ quy định của pháp luật về tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử;

+ Sử dụng hệ thống thiết bị kỹ thuật, quy trình và nguồn lực tin cậy để thực hiện công việc của mình;

+ Bảo đảm tính chính xác và sự toàn vẹn của các nội dung cơ bản trong chứng thư điện tử do mình cấp;

+ Công khai thông tin về chứng thư điện tử đã cấp, gia hạn, tạm đình chỉ, phục hồi hoặc bị thu hồi;

+ Cung cấp phương tiện thích hợp cho phép các bên chấp nhận chữ ký điện tử và các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền có thể dựa vào chứng thư điện tử để xác định chính xác nguồn gốc của thông điệp dữ liệu và chữ ký điện tử;

+ Thông báo cho các bên liên quan trong trường hợp xảy ra sự cố ảnh hưởng đến việc chứng thực chữ ký điện tử;

+ Thông báo công khai và thông báo cho những người được cấp chứng thư điện tử, cho cơ quan quản lý có liên quan trong thời hạn chín mươi ngày trước khi tạm dừng hoặc chấm dứt hoạt động;

+ Lưu trữ các thông tin có liên quan đến chứng thư điện tử do mình cấp trong thời hạn ít nhất là năm năm, kể từ khi chứng thư điện tử hết hiệu lực;

+ Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Các điều kiện để được cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử

-Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có đủ nhân viên kỹ thuật chuyên nghiệp và nhân viên quản lý phù hợp với việc cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử;

b) Có đủ phương tiện và thiết bị kỹ thuật phù hợp với tiêu chuẩn an ninh, an toàn quốc gia;

c) Đăng ký hoạt động với cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử.

2. Chính phủ quy định cụ thể về các nội dung sau đây:

a) Trình tự, thủ tục đăng ký hoạt động cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử;

b) Tiêu chuẩn kỹ thuật, quy trình, nhân lực và các điều kiện cần thiết khác đối với hoạt động cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử;

c) Nội dung và hình thức của chứng thư điện tử;

d) Thủ tục cấp, gia hạn, tạm đình chỉ, phục hồi và thu hồi chứng thư điện tử;

đ) Chế độ lưu trữ và công khai các thông tin liên quan đến chứng thư điện tử do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử cấp;

e) Điều kiện, thủ tục để tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử nước ngoài có thể được cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử tại Việt Nam;

g) Các nội dung cần thiết khác đối với hoạt động cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử.

Theo đó các điều kiện cụ thể trên sẽ được quy định tại Nghị định 130/2018/NĐ-CP.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về “Chứng thực chữ ký điện tử là gì?”. Mong rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sồng hằng ngày. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Và nếu quý khách đang muốn ly hôn nhưng không biết trình tự, thủ tục thực hiện việc này như thế nào và muốn tham khảo dịch vụ ly hôn, chi phí ly hôn nhanh của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Nghĩa vụ của bên chấp nhận chữ ký điện tử?

– Bên chấp nhận chữ ký điện tử là bên đã thực hiện những nội dung trong thông điệp dữ liệu nhận được trên cơ sở tin vào chữ ký điện tử, chứng thư điện tử của bên gửi.
– Bên chấp nhận chữ ký điện tử có các nghĩa vụ sau đây:
+ Tiến hành các biện pháp cần thiết để kiểm chứng mức độ tin cậy của một chữ ký điện tử trước khi chấp nhận chữ ký điện tử đó;
+ Tiến hành các biện pháp cần thiết để xác minh giá trị pháp lý của chứng thư điện tử và các hạn chế liên quan tới chứng thư điện tử trong trường hợp sử dụng chứng thư điện tử để chứng thực chữ ký điện tử.
– Bên chấp nhận chữ ký điện tử phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hậu quả do không tuân thủ quy định trên

Chữ ký điện tử của nước ngoài có được chấp nhận tại Việt Nam không?

Nhà nước công nhận giá trị pháp lý của chữ ký điện tử và chứng thư điện tử nước ngoài nếu chữ ký điện tử hoặc chứng thư điện tử đó có độ tin cậy tương đương với độ tin cậy của chữ ký điện tử và chứng thư điện tử theo quy định của pháp luật. Việc xác định mức độ tin cậy của chữ ký điện tử và chứng thư điện tử nước ngoài phải căn cứ vào các tiêu chuẩn quốc tế đã được thừa nhận, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và các yếu tố có liên quan khác.

Điều kiện hoạt động của đại lý dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng

Điều kiện hoạt động của đại lý dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng được quy định tại Điều 34 Nghị định 130/2018/NĐ-CP như sau:
1. Là thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh.
2. Có địa chỉ cụ thể trụ sở giao dịch.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.