Chữ ký số có đồng nghĩa với chữ ký điện tử không?

14/11/2021
Chữ ký số có đồng nghĩa với chữ ký điện tử không?
405
Views

Công nghệ thông tin tạo nền tảng cho cuộc Cách mạng số bùng nổ mạnh mẽ. Dù Việt Nam vẫn đang là quốc gia đang phát triển, mỗi người cũng dần hòa nhập vào mạng lưới toàn cầu. Ngày nay, các giao dịch thương mại điện tử đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống. Chúng ta tiếp xúc và sử dụng chúng thường xuyên đến độ không nhận ra. Tuy nhiên, đi kèm với sự thuận tiện thì các giao dịch điện tử cũng có hạn chế. Nhược điểm của chúng nằm ở chỗ độ bảo mật còn chưa cao. Chữ ký điện tử là một trong những cách để tăng độ nhận diện cá nhân. Mục đích nhằm gia tăng tính an toàn của các giao dịch điện tử.

Vào năm 1889, tòa án tối cao bang New Hampshire (Hoa kỳ) đã phê chuẩn tính hiệu lực của chữ ký điện tử. Tuy nhiên, chỉ với những phát triển của khoa học kỹ thuật gần đây thì chữ ký điện tử mới đi vào cuộc sống một cách rộng rãi. Đặc biệt tại Việt Nam, luật Giao dịch điện tử mới được xây dựng chưa lâu. Các thuật ngữ như “Chữ ký điện tử”, “Chữ ký số” còn khá mới mẻ. Nhiều người không hiểu về nó và xảy ra nhầm lẫn. Những thắc mắc như “Chữ ký số có đồng nghĩa với chữ ký điện tử không?” rất phổ biến. Vậy hãy cùng Luật sư X đi tìm câu trả lời nhé!

Cơ sở pháp lý:

Nội dung tư vấn

Chữ ký điện tử và chữ ký số là gì?

Chữ ký điện tử là gì?

Chữ ký điện tử là dấu ấn được tạo lập dưới dạng từ, chữ, số, ký hiệu, âm thanh hoặc các hình thức khác bằng phương tiện điện tử, gắn liền hoặc kết hợp một cách lô gíc với thông điệp dữ liệu, có khả năng xác nhận người ký thông điệp dữ liệu và xác nhận sự chấp thuận của người đó đối với nội dung thông điệp dữ liệu được ký. Chữ ký điện tử là một thay thế cho chữ ký viết tay của cá nhân hay doanh nghiệp.

Chữ ký số là gì?

“Chữ ký số” là một dạng chữ ký điện tử được tạo ra bằng sự biến đổi một thông điệp dữ liệu sử dụng hệ thống mật mã không đối xứng, theo đó, người có được thông điệp dữ liệu ban đầu và khóa công khai của người ký có thể xác định được chính xác:

a) Việc biến đổi nêu trên được tạo ra bằng đúng khóa bí mật tương ứng với khóa công khai trong cùng một cặp khóa;

b) Sự toàn vẹn nội dung của thông điệp dữ liệu kể từ khi thực hiện việc biến đổi nêu trên.

Trong đó, “Ký số” là việc đưa khóa bí mật vào một chương trình phần mềm để tự động tạo và gắn chữ ký số vào thông điệp dữ liệu.

Vậy chữ ký số có những đặc điểm gì?

Vậy Chữ ký số có đồng nghĩa với chữ ký điện tử không?

Như vậy, “chữ ký số” không đồng nghĩa với “chữ ký điện tử”. Cụ thể, chữ ký số chỉ là một dạng của chữ ký điện tử. Trong bài viết hôm nay, Luật sư X sẽ phân tích những đặc điểm của chữ ký số.

Giá trị pháp lý của “chữ ký số”

Trường hợp 1:

Trong trường hợp pháp luật quy định văn bản cần có chữ ký thì yêu cầu đối với một thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng nếu thông điệp dữ liệu đó được ký bằng chữ ký số và chữ ký số đó được đảm bảo an toàn theo quy định tại Điều 9 Nghị định này.

Trường hợp 2:

Trong trường hợp pháp luật quy định văn bản cần được đóng dấu của cơ quan tổ chức thì yêu cầu đó đối với một thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng nếu thông điệp dữ liệu đó được ký bởi chữ ký số cơ quan, tổ chức và chữ ký số đó được đảm bảo an toàn theo quy định tại Điều 9 Nghị định này.

Điều kiện đảm bảo an toàn cho chữ ký số

Chữ ký số được xem là chữ ký điện tử an toàn khi đáp ứng các điều kiện sau:

  1. Chữ ký số được tạo ra trong thời gian chứng thư số có hiệu lực và kiểm tra được bằng khóa công khai ghi trên chứng thư số đó.
  2. Chữ ký số được tạo ra bằng việc sử dụng khóa bí mật tương ứng với khóa công khai ghi trên chứng thư số do một trong các tổ chức sau đây cấp:
  • Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia;
  • Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ;
  • Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng;
  • Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng của các cơ quan, tổ chức được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn cho chữ ký số chuyên dùng được quy định.
  1. Khóa bí mật chỉ thuộc sự kiểm soát của người ký tại thời điểm ký.

Dịch vụ chứng thực chữ ký số

Dịch vụ chứng thực chữ ký số là một loại hình dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số cung cấp cho thuê bao để xác thực việc thuê bao là người đã ký số trên thông điệp dữ liệu. Dịch vụ chứng thực chữ ký số bao gồm:

  1. Tạo cặp khóa hoặc hỗ trợ tạo cặp khóa bao gồm khóa công khai và khóa bí mật cho thuê bao.
  2. Cấp, gia hạn, tạm dừng, phục hồi và thu hồi chứng thư số của thuê bao.
  3. Duy trì trực tuyến cơ sở dữ liệu về chứng thư số.
  4. Cung cấp thông tin cần thiết để giúp chứng thực chữ ký số của thuê bao đã ký số trên thông điệp dữ liệu.

Nghĩa vụ của các bên khi sử dụng chữ ký số

Nghĩa vụ của người ký trước khi thực hiện ký số

Trước khi ký số, người ký phải thực hiện quy trình kiểm tra trạng thái chứng thư số như sau:

1. Kiểm trang trạng thái chứng thư số của mình trên hệ thống kỹ thuật của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số đã cấp chứng thư số đó.

2. Trong trường hợp người ký sử dụng chứng thư số do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng cấp: Kiểm tra trạng thái chứng thư số của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số cho mình trên hệ thống kỹ thuật của Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia.

Nếu trường hợp kết quả kiểm tra tại một trong hai trạng thái này là không có hiệu lực, người ký không được thực hiện ký số.

Nghĩa vụ của người nhận chữ ký số:

Trước khi chấp nhận chữ ký số của người ký, người nhận phải kiểm tra các thông tin sau:

a) Trạng thái chứng thư số, phạm vi sử dụng, giới hạn trách nhiệm và các thông tin trên chứng thư số của người ký;

b) Chữ ký số phải được tạo bởi khóa bí mật tương ứng với khóa công khai trên chứng thư số của người ký;

c) Đối với chữ ký số được tạo ra bởi chứng thư số nước ngoài được cấp giấy phép sử dụng tại Việt Nam, người nhận phải kiểm tra hiệu lực chứng thư số trên cả hệ thống của Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia và hệ thống của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số nước ngoài cấp chứng thư số đó.

Quy trình

a) Kiểm tra trạng thái chứng thư số tại thời điểm thực hiện ký số, phạm vi sử dụng, giới hạn trách nhiệm và các thông tin trên chứng thư số đó theo quy định tại Điều 5 Nghị định này trên hệ thống kỹ thuật của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số đã cấp chứng thư số đó;

b) Trong trường hợp người ký sử dụng chứng thư số do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng cấp: Kiểm tra trạng thái chứng thư số của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số đã cấp chứng thư số đó tại thời điểm thực hiện ký số trên hệ thống kỹ thuật của Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia;

c) Chữ ký số trên thông điệp dữ liệu chỉ có hiệu lực khi kết quả kiểm tra tại các hai điều trên có hiệu lực.

Mời bạn xem thêm:

Trên đây là nội dung tư vấn của văn phòng Luật sư X. Hi vọng các bạn đã có thể trả lời câu hỏi này. Chữ ký số có đồng nghĩa với chữ ký điện tử không? Mọi thác mắc xin liên hệ: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Chứng thư số là gì?

“Chứng thư số” là một dạng chứng thư điện tử do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số cấp nhằm cung cấp thông tin định danh cho khóa công khai của một cơ quan, tổ chức, cá nhân, từ đó xác nhận cơ quan, tổ chức, cá nhân là người ký chữ ký số bằng việc sử dụng khóa bí mật tương ứng.

Thuê bao trong bài nghĩa là gì?

 “Thuê bao” là cơ quan, tổ chức, cá nhân được cấp chứng thư số, chấp nhận chứng thư số và giữ khóa bí mật tương ứng với khóa công khai ghi trên chứng thư số được cấp đó.

Làm thế nào để sử dụng chữ ký số thuận tiện?

Hiện nay, rất nhiều cá nhân tổ chức đang cố gắng xây dựng các ứng dụng để làm thuận tiện“Ứng dụng sử dụng chữ ký số” là các ứng dụng công nghệ thông tin cho phép tích hợp và sử dụng chữ ký số để xác thực.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Trả lời