Tự ý chế tạo vũ khí quân dụng thì bị xử phạt ra sao?

14/11/2021
398
Views

Xin chào Luật sư, dạo gần đây tôi được biết bạn tôi đang tự ý chế tạo buôn bán vũ khí quân dụng để sử dụng. Tôi đã nhiều lần khuyên nhủ bạn dừng hành vi này lại. Qua thông tin báo đài tôi được biết pháp luật nghiêm cấm việc tự ý chế tạo vũ khí quân dụng. Nhưng bạn tôi nói chỉ chế tạo để thỏa lòng đam mê chứ không gây nguy hiểm cho ai cả. Tôi muốn hỏi Luật sư, liệu rằng bạn tôi có bị xử phạt không? Nếu bị xử phạt thì hành vi tự ý chế tạo vũ khí quân dụng thì bị xử phạt ra sao?

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Căn cứ pháp lý

Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017

Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017

Nội dung tư vấn

Hành vi tự ý chế tạo vũ khí quân dụng xảy ra khá phổ biến; đặc biệt là ở các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Họ tự ý chế tạo vũ khó quân dụng để đi săn bắn… Vậy hành vi này sẽ bị xử phạt ra sao theo quy định của pháp luật? Hãy cùng Luật sư 247 giải đáp ngay sau đây:

Chế tạo trái phép vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự là làm mới hoàn toàn; hoặc lắp ráp từ những bộ phận của vũ khí, phương tiện và có giá trị sử dụng theo tính năng tác dụng của chúng. Hành vi làm mới hoàn toàn súng được coi là chế tạo vũ khí quân dụng nếu đạn dùng cho súng là đạn dùng cho các vũ khí quân dụng;

Thế nào là vũ khí quân dụng theo quy định của pháp luật?

Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017 quy định như sau:

Vũ khí quân dụng là vũ khí được chế tạo, sản xuất bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật, thiết kế của nhà sản xuất hợp pháp, được trang bị cho lực lượng vũ trang nhân dân và các lực lượng khác theo quy định của Luật này để thi hành công vụ, bao gồm:

a) Súng cầm tay bao gồm: súng ngắn, súng trường, súng tiểu liên, súng trung liên, súng chống tăng, súng phóng lựu;

b) Vũ khí hạng nhẹ bao gồm: súng đại liên, súng cối, súng ĐKZ, súng máy phòng không, tên lửa chống tăng cá nhân;

c) Vũ khí hạng nặng bao gồm: máy bay chiến đấu, trực thăng vũ trang, xe tăng, xe thiết giáp, tàu chiến, tàu ngầm, pháo mặt đất, pháo phòng không, tên lửa;

d) Bom, mìn, lựu đạn, ngư lôi, thủy lôi; đạn sử dụng cho các loại vũ khí quy định tại các điểm a, b và c khoản này.

Thế nào là tội chế tạo vũ khí quân dụng theo quy định của Bộ luật hình sự 2015?

Theo quy định tại Điều 304 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định như sau:

“1. Người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép; hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 07 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:

a) Có tổ chức;

b) Vận chuyển, mua bán qua biên giới;

c) Làm chết người;

đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

e) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

g) Vật phạm pháp có số lượng lớn hoặc có giá trị lớn;

h) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:

a) Làm chết 02 người;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;

c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;

đ) Vật phạm pháp có số lượng rất lớn hoặc có giá trị rất lớn.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng; phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm”.

Các yếu tố cấu thành tội phạm?

Mặt khách quan:

Mặt khách quan của tội phạm này có dấu hiệu sau:

Có hành vi chế tạo trái phép vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự;

Khách thể:

Hành vi nêu trên xâm phạm đến chế độ quản lý vũ khí quân dụng; phương tiện kỹ thuật quân sự của Nhà nước đồng thời xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác.

Mặt chủ quan:

Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý.

Chủ thể:

Chủ thể của tội phạm này là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự.

Hình phạt đối với tội chế tạo vũ khí quân dụng?

Điều 305 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định như sau:

“1. Người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép; hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

a) Có tổ chức;

b) Thuốc nổ các loại từ 10 kilôgam đến dưới 30 kilôgam;

c) Các loại phụ kiện nổ có số lượng lớn;

d) Vận chuyển, mua bán qua biên giới;

đ) Làm chết người;

e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

g) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61 % đến 121%;

h) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

i) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Thuốc nổ các loại từ 30 kilôgam đến dưới 100 kilôgam;

b) Các loại phụ kiện nổ có số lượng rất lớn;

c) Làm chết 02 người;

d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;

đ) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng; phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm”.

Khung hình phạt được quy định cụ thể như sau:

Khung một (khoản 1).

Người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép; hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 07 năm.

Khung hai (khoản 2)

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm.

Khung ba (khoản 3)

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm.

Khung bốn (khoản 4)

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 4, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm; hoặc tù chung thân.

 Hình phạt bổ sung (khoản 5)

Ngoài việc bị áp dụng một trong các hình phạt chính nêu trên; tùy từng trường hợp cụ thể người phạm tội còn có thể bị: phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng; phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.

Mời bạn xem thêm:

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề “Tự ý chế tạo vũ khí quân dụng thì bị xử phạt ra sao? ”. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Thế nào bị coi là chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự?

Chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự bao gồm các hành vi cướp, cưỡng đoạt, cướp giật, công nhiên chiếm đoạt, tham ô, trộm cắp, lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm hoặc dùng các thủ đoạn khác chiêm đoạt tài sản các đôi tượng nói trên. Cũng được coi là chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự các hành vi của quân nhân, nhân viên, công nhân quốc phòng và những người khác được trang bị trái phép vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự để huấn luyện chiến đấu hoặc thực hiện nhiệm vụ trong thời gian công tác, khi xuất ngũ, chuyển ngành, về hưu mà không còn được phép sử dụng nhưng đã không giao nộp lại theo quy định.

Thế nào là có hành vi tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự?

Tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự là cất, giữ vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự mà không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép;

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Trả lời