Mang vũ khí tự chế bên người có vi phạm pháp luật không?

06/09/2021
Mang vũ khí tự chế bên người
911
Views

Hiện nay có rất nhiều người tự ý mang vũ khí bên người với lý do để tự vệ. Nhưng việc tự ý mang vũ khí bên người có thể dẫn đến nhiều hậu quả đáng tiếc xảy ra. Làm mất trât tự nơi công cộng, ảnh hưởng đến quán lý của Nhà nước. Vậy pháp luật quy định như thế nào đối với vấn đề mang vũ khí tự chế bên người vớ mục đích tự vệ? Hãy cùng với Luật sư 247 tìm hiểu và làm rõ.

Căn cứ pháp lý

Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và dụng cụ hỗ trợ năm 2017, sửa đổi năm 2019

Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017

Nghị định 167/2013/NĐ-CP

Nội dung tư vấn

Vũ khí là gì?

Vũ khí được quy định ở Khoản 1 Điều 3 Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và dụng cụ hỗ trợ.

Vũ khí chính là phương tiện; trang thiết bị được chế tạo; sản xuất ra có khả năng mang lại nguy hiểm gây sát thương cho tính mạng, sức khỏe con người hay phá vỡ cơ sở vật chất hạ tầng nghiêm trọng.

Vũ khí được chia làm 5 loại :

  • Vũ khí quân dụng: được sản xuất trang bị cho lực lượng vũ trang nhân dân và các lực lượng khác theo quy định của Luật này để thi hành công vụ; bảo vệ đất nước gồm súng cầm tay (súng ngắn, súng trường, súng tiểu liên…); vũ khí hạng nặng (máy bay chiến đấu, xe tăng, tàu ngầm, tên lửa…); bom, mìn; lựu đạn, ngư lôi; đạn sử dụng cho các loại vũ khí khác.
  • Súng săn là súng dùng để săn bắn gồm súng kíp; súng hơi, đạn sử dụng cho nó.
  • Vũ khí thô sơ: đây là loại vũ khí có cấu tạo đơn giản; dễ sử dụng được sản xuất với khả năng sát thương so với vũ khí quân dụng là thấp hơn; sự ảnh hưởng nghiêm trọng đối với hạ tầng cơ sở hầu như không có mà chỉ ảnh hưởng tới tính mạng con người nếu sử dụng sai mục đích. Vũ khí thô sơ như dao găm; kiếm, giáo, mác, thương, lưỡi lê, đao, mã tấu, côn, quả đấm, quả chùy, cung, nỏ, phi tiêu.
  • Vũ khí thể thao: đây là loại vũ khí dùng trong hoạt động thi đấu; luyện tập thể thao như súng trường hơi, súng thể thao, súng bắn đĩa bay, súng ngắn hơi….
  •  Vũ khí có tính năng, tác dụng tương tự: loại vũ khí sản xuất không theo tiêu chuẩn kĩ thuật hợp pháp nào; nó có khả năng gây ảnh hưởng tới con người; cơ sở vật chất tương tự như các loại vũ khí khác. 

Có được mang vũ khí tự chế bên người không?

Theo quy định tại Điều 28 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ; quy định các đối tượng mang trang bị vũ khí thô sơ như sau:

  • Quân đội nhân dân;
  • Dân quân tự vệ;
  • Cảnh sát biển;
  • Công an nhân dân;
  • Cơ yếu;
  • Kiểm lâm, Kiểm ngư;
  • An ninh hàng không;
  • Hải quan cửa khẩu, lực lượng chuyên trách chống buôn lậu của Hải quan;
  • Câu lạc bộ, cơ sở đào tạo, huấn luyện thể thao có giấy phép hoạt động;
  • Trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh…

Như vậy theo quy định hiện hành thì cá nhân không thuộc các đối tượng trên thì không được tự ý mang vũ khí tự chế theo bên người. Trường hợp duy nhất cá nhân được sở hữu vũ khí thô sơ đó là trong trường hợp sử dụng để trưng bày, triển lãm, đồ gia bảo.

Mang vũ khí tư chế bên người có hợp pháp?

Điều 5 Luật quản lý sử dụng vũ khí vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ; quy định về hành vi bị nghiêm cấm đó là cá nhân sở hữu vũ khí; vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; trừ vũ khí thô sơ là hiện vật để trưng bày; triển lãm, đồ gia bảo.

Pháp luật nghiêm cấm cá nhân sở hữu vũ khí trừ vũ khí thô sơ bao gồm: dao găm, kiếm; giáo, mác, thương, lưỡi lê, đao, mã tấu, côn, quả đấm, quả chùy, cung, nỏ, phi tiêu. Tuy nhiên không phải mọi trường hợp cá nhân đều có quyền sở hữu vũ khí thô sơ vì thế cần hiểu rõ luật để sử dụng. Khoản 1 Điều 5 Luật này; chỉ cho phép cá nhân sử dụng vũ khí thô sơ với mục đích là trưng bày, triển lãm, đồ gia bảo. 

Như vậy, cá nhân sẽ được phép sở hữu những vũ khí thuộc hạng mục vũ khí thô sơ nếu thuộc các trường hợp dùng để trưng bày; triển lãm, đồ gia bảo.

Ngoài ra cá nhân không được sử dụng bất kì vũ khí nào với mục đích khác cho dù là mục đích tự vệ. Tuy tự vệ là tốt cho bản thân; tuy nhiên nhiều người lợi dụng tự vệ để làm ảnh hưởng tới người khác. Do đó; việc một người mang vũ khí tự chế bên người dù với mục đích tự vệ vẫn là trái với quy định pháp luật.

Xử lý hành vi mang vũ khí tự chế bên người như thế nào?

Theo quy định tại Điều 306, Bộ Luật Hình sự về Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao hoặc công cụ hỗ trợ có mức phạt như sau:

Bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm với trường hợp chế tạo tàng trữ vũ khí; đã bị phạt hành chính hoặc bị kết an mà chưa xoa án tích mà còn vi phạm.

Bị phạt từ 01 năm đến 05 năm nếu việc chế tạo tàng trữ gây ra các tội sau:

  • Có tổ chức;
  • Vật phạm pháp có số lượng lớn;
  • Vận chuyển, mua bán qua biên giới;
  • Làm chết người;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
  • Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
  • Tái phạm nguy hiểm.

Bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm với các trường hợp:

  • Vật phạm pháp có số lượng rất lớn hoặc đặc biệt lớn;
  • Làm chết 02 người trở lên;
  • Gây thương tích; gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên;
  • Gây thiệt hại về tài sản 500.000.000 đồng trở lên.

Ngoài ra người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng; phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.

Bên cạnh việc bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì người mang vũ khí tự chế còn có thể bị xử phạt hành chính; từ 10.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng tùy vào từng hành vi theo căn cứ tại Khoản 5 và Khoản 6, Điều 10, Nghị định 167/2013/NĐ-CP.

Mời bạn đọc xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề “Mang vũ khí tự chế bên người có vi phạm pháp luật không?” Nếu có thắc mắc gì xin vui lòng liên hệ: 0833.102.102 để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời

Câu hỏi thường gặp

Phòng vệ chính đáng không vi phạm pháp luật là gì?

Phòng vệ chính là có hành vi chống trả ở mức cần thiết đối với hành vi gây hại tới tính mạng; sức khỏe của mình và những người khác; quyền lợi ích hợp pháp của nhà nước tổ chức. Việc chống trả bảo vệ quyền lợi khi đang có hành vi xâm phạm mà mức độ không bị coi là tội phạm khi được xác định hành vi chống trả đó cần thiết cho dù thiệt hại gây ra nhiều khi lớn hơn thiệt hại mà người có hành vi xâm phạm gây ra.

Phòng vệ không dùng vũ khí có phạm tội không?

Điều 22 Bộ luật hình sự đã quy định về phòng vệ. Nếu người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này.
Nếu vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng mà gây thương tích; thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng quy định tại Điều 136 Bộ luật hình sự.
Như vậy; dù không dùng vũ khí khi phòng vệ nhưng nếu vượt quá giới hạn; thì vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Có được mang theo côn để tự vệ?

Điều 5 Luật này quy định về hành vi bị cấm“Cá nhân sở hữu vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, trừ vũ khí thô sơ là hiện vật để trưng bày, triển lãm, đồ gia bảo”.
Như vậy; theo quy định hiện hành thì cá nhân không thuộc các đối tượng trên thì không được tự ý trang bị vũ khí thô sơ; kể cả là côn, để tự vệ cho bản thân. Trường hợp duy nhất cá nhân được sở hữu vũ khí thô sơ đó là trong trường hợp sử dụng để trưng bày; triển lãm, đồ gia bảo.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Trả lời