Khi nào phải nộp thuế sử dụng đất theo quy định năm 2022

14/10/2022
Khi nào phải nộp thuế sử dụng đất theo quy định năm 2022
240
Views

Đất đai là một tài sản đặc biệt, là nguồn tài nguyên vô giá mang lại giá trị về kinh tế, xã hội, văn hoá. Theo quy định, đất đai thuộc sở hữu toàn dân và được Nhà nước quản lý; bên cạnh việc được hưởng những quyền lợi nhất định về đất đai thì công dân cũng phải thực hiện những nghĩa vụ nhất định. Vậy khi nào phải nộp thuế sử dụng đất? Cách tính tiền thuế sử dụng đất như thế nào? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu quy định về vấn đề này tại nội dung bài viết dưới đây. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn.

Căn cứ pháp lý

Thuế sử dụng đất và tiền sử dụng đất được hiểu là như thế nào?

Tiền sử dụng đất được hiểu là số tiền người sử dụng đất nộp cho nhà nước khi Nhà nước khi Nhà nước giao đất và thu tiền sử dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất.

Thuế sử dụng đất là loại thuế mà người sử dụng đất phải nộp cho Nhà nước hàng năm. Thuế sử dụng đất bao gồm thuế sử dụng đất nông nghiệp và thuế sử dụng đất phi nông nghiệp.

Khi nào phải nộp thuế sử dụng đất?

Thuế sử dụng đất gồm thuế sử dụng phi nông nghiệp và thuế sử dụng đất nông nghiệp.

Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp

* Đối tượng nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp

Điều 3 Thông tư 153/2011/TT-BTC quy định người nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp gồm:

– Người nộp thuế là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có quyền sử dụng đất thuộc đối tượng chịu thuế trong các trường hợp sau:

+ Đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị.

+ Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp.

+ Đất phi nông nghiệp thuộc đối tượng không chịu thuế như đất sử dụng vào mục đích công cộng, đất làm nghĩa trang, nghĩa địa,… được các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng vào mục đích kinh doanh.

– Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì người đang sử dụng đất là người nộp thuế.

– Người nộp thuế trong một số trường hợp cụ thể được quy định như sau:

+ Trường hợp được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư thì người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất là người nộp thuế.

+ Người có quyền sử dụng đất cho thuê đất theo hợp đồng thì người nộp thuế được xác định theo thỏa thuận trong hợp đồng. Trường hợp trong hợp đồng không có thoả thuận về người nộp thuế thì người có quyền sử dụng đất là người nộp thuế.

+ Trường hợp đất đã được cấp Giấy chứng nhận nhưng đang có tranh chấp thì trước khi tranh chấp được giải quyết, người đang sử dụng đất là người nộp thuế. Việc nộp thuế không phải là căn cứ để giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất.

+ Nếu nhiều người cùng có quyền sử dụng một thửa đất thì người nộp thuế là người đại diện hợp pháp của những người cùng có quyền sử dụng thửa đất đó.

+ Trường hợp người có quyền sử dụng đất góp vốn kinh doanh bằng quyền sử dụng đất mà hình thành pháp nhân mới có quyền sử dụng đất thuộc đối tượng chịu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp thì pháp nhân mới là người nộp thuế.

Khi nào phải nộp thuế sử dụng đất
Khi nào phải nộp thuế sử dụng đất

+ Khi thuê nhà thuộc sở hữu nhà nước thì người nộp thuế là người cho thuê nhà (đơn vị được giao ký hợp đồng với người thuê).

+ Trường hợp được nhà nước giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án xây nhà ở để bán, cho thuê thì người nộp thuế là người được nhà nước giao đất, cho thuê đất. Trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho các tổ chức, cá nhân khác thì người nộp thuế là người nhận chuyển nhượng.

* Cách tính thuế sử dụng đất phi nông nghiệp

Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp phải nộp  = Số thuế phát sinh – Số thuế được miễn, giảm (nếu có)

Trong đó:

Số thuế phát sinh = (Diện tích đất tính thuế x Giá của 01m2) x Thuế suất

Mặc dù có công thức tính khá phức tạp nhưng trên thực tế thuế sử dụng đất phi nông nghiệp mà hộ gia đình, cá nhân phải nộp hàng năm dao động từ 100.000 đến 300.000 đồng.

Thuế sử dụng đất nông nghiệp

* Đối tượng nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp

Căn cứ theo điều 1 Nghị định 74-CP quy định tổ chức, cá nhân sử dụng đất vào sản xuất nông nghiệp có nghĩa vụ nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp, gồm:

– Các hộ gia đình nông dân, hộ tư nhân và cá nhân.

– Các tổ chức, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp thuộc quỹ đất dành cho nhu cầu công ích của xã.

– Các doanh nghiệp nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản bao gồm nông trường, lâm trường, xí nghiệp, trạm trại và các doanh nghiệp khác, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị lực lượng vũ trang, tổ chức xã hội và các đơn vị khác sử dụng đất vào sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản.

* Đối tượng được miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp

– Người sử dụng đất nông nghiệp phục vụ nghiên cứu, sản xuất thử nghiệm; diện tích đất trồng cây hàng năm có ít nhất một vụ lúa trong năm; diện tích đất làm muối.

Diện tích được miễn thuế: Toàn bộ diện tích đất nông nghiệp phục vụ nghiên cứu, sản xuất thử nghiệm; diện tích đất trồng cây hàng năm có ít nhất một vụ lúa trong năm; diện tích đất làm muối.

Diện tích đất trồng cây hàng năm có ít nhất một vụ lúa trong năm bao gồm diện tích đất có quy hoạch, kế hoạch trồng ít nhất một vụ lúa trong năm hoặc diện tích đất có quy hoạch, kế hoạch trồng cây hàng năm nhưng thực tế có trồng ít nhất một vụ lúa trong năm.

– Hộ nghèo được giao hoặc công nhận đất nông nghiệp.

Thời gian được miễn: Đến hết ngày 31/12/2025 (theo Nghị quyết 107/2020/QH14).

Công thức tính thuế sử dụng đất ở

Theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Thông tư 153/2011/TT-BTC, thuế sử dụng đất ở được xác định theo công thức sau:

Số thuế phải nộp (đồng)=Số thuế phát sinh (đồng)Số thuế được miễn, giảm (nếu có)

Trong đó,

Số thuế phát sinh=Diện tích đất tính thuếxGiá của 1m2 đất (đồng/m2)xThuế suất %

Theo đó, để tính được số thuế phát sinh cần phải biết được 03 yếu tố: Diện tích đất tính thuế, giá của 1m2 đất và thuế suất.

Diện tích đất ở tính thuế

Diện tích đất ở tính thuế bao gồm cả trường hợp đất ở sử dụng vào mục đích kinh doanh.

– Trường hợp 1: Người nộp thuế có nhiều thửa đất ở trong phạm vi một tỉnh thì diện tích đất tính thuế là tổng diện tích các thửa đất ở thuộc diện chịu thuế trong tỉnh.

– Trường hợp 2: Nếu đất đã được cấp Sổ đỏ thì diện tích đất tính thuế là diện tích ghi trên Sổ đỏ; Trường hợp diện tích đất ở ghi trên Sổ đỏ nhỏ hơn diện tích đất thực tế sử dụng thì diện tích đất tính thuế là diện tích thực tế sử dụng.

– Trường hợp 3: Nhiều tổ chức, hộ gia đình, cá nhân cùng sử dụng trên một thửa đất mà chưa được cấp Sổ đỏ thì diện tích đất tính thuế đối với từng người nộp thuế là diện tích đất thực tế sử dụng của từng người nộp thuế đó.

– Trường hợp nhiều tổ chức, hộ gia đình, cá nhân cùng sử dụng trên một thửa đất đã được cấp Sổ đỏ thì diện tích đất tính thuế là diện tích đất ghi trên Sổ đỏ

Giá của 1 m2 đất ở tính thuế

Giá của 1 m2 đất tính thuế là giá đất theo mục đích sử dụng của thửa đất tính thuế do UBND cấp tỉnh quy định và được ổn định theo chu kỳ 5 năm, kể từ ngày 01/01/2012.

Lưu ý:

+ Trong chu kỳ 05 năm có sự thay đổi về người nộp thuế (ví dụ: mua bán, tặng cho) hoặc phát sinh các yếu tố làm thay đổi giá của 1m2 đất tính thuế thì không phải xác định lại giá của 1m2 đất cho thời gian còn lại của chu kỳ.

+ Trường hợp được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp hoặc từ đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp sang đất ở trong chu kỳ ổn định thì giá của 1m2 đất tính thuế là giá đất theo mục đích sử dụng do UBND cấp tỉnh quy định tại thời điểm được giao đất, cho thuê đất hoặc chuyển mục đích sử dụng đất và được ổn định trong thời gian còn lại của chu kỳ.

+ Trường hợp đất sử dụng không đúng mục đích hoặc lấn, chiếm thì giá của 1m2 tính thuế là giá đất theo mục đích đang sử dụng do UBND cấp tỉnh quy định áp dụng tại địa phương.

– Trường hợp UBND cấp tỉnh đã quy định cụ thể cách xác định giá đất làm căn cứ tính thuế đối với thửa đất nằm trên nhiều vị trí khác nhau thì thực hiện theo quy định của UBND cấp tỉnh.

Thuế suất

 Với đất ở (bao gồm cả trường hợp sử dụng để kinh doanh áp dụng theo biểu thuế lũy tiến từng phần) như sau:

Bậc thuếDiện tích tính thuế (m2)Thuế suất (%)
1Diện tích trong hạn mức0,03
2Phần diện tích vượt không quá 3 lần hạn mức0,07
3Phần diện tích vượt trên 3 lần hạn mức0,15

 Áp dụng theo phương pháp biểu thuế lũy tiến từng phần để tính thuế phải nộp được minh họa qua ví dụ sau:

Ông A có 1 thửa đất ở là 200 m2, hạn mức đất ở HN là 90 m2, giả sử giá 1m2 tính thuế là 40.000.000 đồng.

Số thuế sử dụng đất ở của Ông A được tính như sau:

– Bậc 1: Tiền thuế với diện tích đất trong hạn mức = 0,03% (90m2 x 40.000.000 đồng) = 1.080.000 đồng

– Bậc 2: Tiền thuế với phần diện tích vượt không quá 3 lần hạn mức = 0,07% (110m2 x 40.000.000 đồng) = 3.080.000 đồng.

– Bậc 3: Tiền thuế với phần diện tích vượt trên 3 lần hạn mức: Không có.

Tổng số thuế sử dụng đất ở phải nộp = 1.080.000 đồng + 3.080.000 đồng = 4.160.000 đồng.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về “Khi nào phải nộp thuế sử dụng đất theo quy định năm 2022”. Mong rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sồng hằng ngày. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Và nếu quý khách có nhu cầu tìm hiểu về thủ tục cấp sổ đỏ, cách soạn thảo đơn xin cấp lại sổ đỏ; hoặc muốn sử dụng các dịch vụ pháp lý khác về đất đai của chúng tôi. Mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp:

Chế độ miễn tiền thuế sử dụng đất đối với người có công như thế nào?

Theo Điều 104 Nghị định 131/2021/NĐ-CP chế độ miễn tiền sử dụng đất đối với người có công với cách mạng quy định như sau:
– Miễn tiền sử dụng đất trong hạn mức giao đất ở khi Nhà nước giao đất ở, chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở, công nhận quyền sử dụng đất ở, khi được mua nhà ở thuộc sở hữu của Nhà nước đối với các đối tượng sau:
+ Người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945.
+ Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến.
+ Bà mẹ Việt Nam anh hùng.
+ Thương binh, bao gồm cả thương binh loại B được công nhận trước ngày 31/12/1993, người hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên.
+ Thân nhân liệt sĩ đang hưởng trợ cấp tuất nuôi dưỡng hằng tháng.
– Miễn tiền sử dụng đất khi mua nhà ở (loại nhà nhiều tầng nhiều hộ ở) đang thuê thuộc sở hữu của Nhà nước theo Nghị định 61/CP ngày 05/07/1994 của Chính phủ đối với người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.

Cơ quan nào có thẩm quyền thu tiền thuế sử dụng đất?

Cơ quan tài nguyên và môi trường, văn phòng đăng ký đất đai: Xác định địa điểm, vị trí, diện tích, loại đất, mục đích sử dụng đất, thời điểm bàn giao đất thực tể (đối với trường hợp được giao đất trước ngày Luật Đất đai 2013 có hiệu lực thi hành) làm cơ sở để cơ quan thuế xác định tiền sử dụng đất phải nộp.

Thời hạn nộp tiền thuế sử dụng đất là khi nào?

Khoản 4 Điều 18 Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định về thời hạn nộp tiền sử dụng đất khi được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất (cấp Giấy chứng nhận) như sau: Chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày ban hành thông báo nộp tiền sử dụng đất, người sử dụng đất phải nộp 50% tiền sử dụng đất theo thông báo

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Đất đai

Comments are closed.