Có thể xây nhà tạm trên đất trồng cây lâu năm hay không?

14/10/2022
Có thể xây nhà tạm trên đất trồng cây lâu năm hay không?
274
Views

Một trong những loại đất khá phổ biến trên thị trường hiện nay là đất trồng cây lâu năm. Vậy quy định pháp luật về đất trồng cây lâu năm như thế nào? Có thể xây nhà tạm trên đất trồng cây lâu năm hay không? Chuyển đất trồng cây lâu năm sang đất ở như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu quy định pháp luật về vấn đề này tại nội dung bài viết dưới đây của Luật sư 247. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Đất trồng cây lâu năm là gì?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 10 Luật Đất đai 2013, đất trồng cây lâu năm là loại đất thuộc nhóm đất nông nghiệp. Căn cứ phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư 27/2018/TT-BTNMT quy định về thống kê, kiểm kê đất đai thì đất trồng cây lâu năm là đất sử dụng vào mục đích trồng các loại cây được trồng một lần, sinh trưởng và cho thu hoạch trong nhiều năm, gồm:

– Cây công nghiệp lâu năm: Là cây lâu năm cho sản phẩm dùng làm nguyên liệu để sản xuất công nghiệp hoặc phải qua chế biến mới sử dụng được như cây cao su, ca cao, cà phê, chè, điều, hồ tiêu, dừa…

– Cây ăn quả lâu năm: Là cây lâu năm cho sản phẩm là quả để ăn tươi hoặc kết hợp chế biến như cây bưởi, cam, chôm chôm, mận, mơ, măng cụt, nhãn, sầu riêng, vải, xoài…

– Cây dược liệu lâu năm là cây lâu năm cho sản phẩm làm dược liệu như hồi, quế, đỗ trọng, long não, sâm…

– Các loại cây lâu năm khác là các loại cây lâu năm để lấy gỗ, làm bóng mát, tạo cảnh quan (như cây xoan, bạch đàn, xà cừ, keo, hoa sữa, bụt mọc, lộc vừng,…); kể cả trường hợp trồng hỗn hợp nhiều loại cây lâu năm khác nhau hoặc có xen lẫn cây lâu năm và cây hàng năm.

Những loại đất trồng cây lâu năm nào được cấp sổ đỏ, sổ hồng?

Căn cứ Điều 4 Thông tư liên tịch 22/2016/TTLT-BNNPTNT-BTNMT quy định cụ thể loại đất trồng cây lâu năm được chứng nhận quyền sở hữu bao gồm:

  • Cây công nghiệp lâu năm: là cây cho sản phẩm dùng làm nguyên liệu để sản xuất công nghiệp hoặc phải qua chế biến mới sử dụng được như cây cao su, ca cao, cà phê, chè, điều, hồ tiêu, dừa,…
  • Cây ăn quả lâu năm: là cây cho sản phẩm là quả để ăn tươi hoặc kết hợp chế biến như cây bưởi, cam, chôm chôm, mận, mơ, măng cụt, nhãn, sầu riêng, vải, xoài,…
  • Cây dược liệu lâu năm: là cây cho sản phẩm làm dược liệu như hồi, quế, đỗ trọng, long não, sâm,…
  • Cây lấy gỗ, cây bóng mát và cây cảnh quan lâu năm: là loại cây trồng một lần, sinh trưởng và phát triển trong nhiều năm như cây xoan, bạch đàn, xà cừ, keo, hoa sữa, bụt mọc, lộc vừng,…
Có thể xây nhà tạm trên đất trồng cây lâu năm hay không?
Có thể xây nhà tạm trên đất trồng cây lâu năm hay không?

Theo quy định trên, các loại cây lâu năm được chứng nhận quyền sở hữu phải có đặc tính:

  • Cây gieo trồng một lần, cho thu hoạch sản phẩm (mà thân chính vẫn giữ nguyên) hoặc sử dụng làm cây lấy gỗ, cây cảnh quan, cây bóng mát, có thời gian sinh trưởng từ khi gieo trồng đến khi thanh lý trên 05 năm.
  • Thuộc một trong các nhóm cây sau: cây thân gỗ, cây thân bụi hoặc cây thân leo.
  • Cây thân gỗ là loại cây thân hóa gỗ, có kích thước khác nhau tùy loài.
  • Cây thân bụi là loại cây thân có thể hóa gỗ, thân chính không có hoặc kém phát triển, cành nhánh phát triển từ gốc của thân chính.
  • Cây thân leo là loại cây không mọc thẳng đứng được, phải dựa vào cây khác hay vật thể làm giá đỡ hoặc nhờ các cơ quan như rễ phụ, cành, tua cuốn, lá để bám leo lên.

Tại Điều 4 của Thông tư liên tịch này, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì xây dựng, trình UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định ban hành Danh mục loài cây trồng thuộc các loại cây lâu năm được chứng nhận quyền sở hữu trên địa bàn. Căn cứ Danh mục loài cây trồng thuộc các loại cây lâu năm được chứng nhận quyền sở hữu trên địa bàn, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (gọi tắt là sổ đỏ) theo quy định của pháp luật về đất đai cho chủ sở hữu cây lâu năm.

Trên thực tế, danh mục này có thể có sự khác nhau vì UBND cấp tỉnh quyết định ban hành dựa trên ý kiến của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Theo đó, người sử dụng đất phải theo dõi, cập nhật những quy định riêng của địa phương mình để thực hiện cho đúng và phù hợp.

Có thể xây nhà tạm trên đất trồng cây lâu năm hay không?

Tại điều 6 Luật đất đai 2013 về Nguyên tắc sử dụng đất như sau:

  • Đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đúng mục đích sử dụng đất.
  • Tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ môi trường và không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của người sử dụng đất xung quanh.
  • Người sử dụng đất thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình trong thời hạn sử dụng đất theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Theo đó, để trả lời được câu hỏi có xây nhà tạm trên đất trồng cây lâu năm được hay không, trước hết phải xác định được mục đích sử dụng đất theo quy định.

Đất trồng cây lâu năm thuộc nhóm đất nông nghiệp căn cứ vào phân loại đất đai theo quy định mới nhất của pháp luật Việt Nam. Phụ lục số 01 Thông tư 27/2018/TT-BTNMT quy định đất trồng cây lâu năm là đất sử dụng vào mục đích trồng các loại cây được trồng một lần, sinh trưởng và cho thu hoạch trong nhiều năm theo quy định tại Thông tư liên tịch số 22/2016/TTLT-BNNPTNT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Bộ Tài nguyên và Môi trường, bao gồm đất trồng cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả lâu năm, cây dược liệu lâu năm, các loại cây lâu năm khác.

Như vậy, theo quy định trên thông tư đã nêu rõ mục đích của đất trồng cây lâu năm là dùng trồng các loại cây nông nghiệp, không phải là đất có thể xây nhà ở.

Thủ tục chuyển đất trồng cây lâu năm sang đất ở

Để được phép xây nhà ở thì hộ gia đình, cá nhân phải xin phép cơ quan Nhà nước có thẩm quyền như sau:

* Chuẩn bị hồ sơ

Theo khoản 1 Điều 6 Thông tư 30/2014/TT-BTNMT, khi có nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất thì hộ gia đình, cá nhân phải chuẩn bị 01 bộ hồ sơ gồm:

– Đơn xin phép theo Mẫu số 01.

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

* Trình tự thực hiện

Bước 1. Nộp hồ sơ

Hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại phòng Tài nguyên và Môi trường huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi có đất.

Bước 2. Tiếp nhận hồ sơ

Bước 3. Giải quyết yêu cầu

Lưu ý: Trong giai đoạn này cơ quan thuế sẽ gửi thông báo thực hiện nghĩa vụ tài chính, khi nhận được thông báo hộ gia đình, cá nhân nộp tiền theo thời hạn và số tiền trên thông báo (cách tính tiền sử dụng đất khi chuyển mục đích sử dụng được hướng dẫn ở mục sau).

Bước 4. Trả kết quả

Thời hạn giải quyết: Không quá 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, không quá 25 ngày đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn. Thời gian trên không tính các ngày nghỉ, lễ, tết, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật Sư 247 về vấn đề Có thể xây nhà tạm trên đất trồng cây lâu năm hay không?”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như: thủ tục Nhà nước thu hồi đất và quy trình bồi thường khi thực hiện thu hồi đất hoặc tìm hiểu về khung giá đền bù đất đai … Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 để được hỗ trợ, giải đáp. 

Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…

Hãy liên hệ: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp:

Mức phí sử dụng đất phải nộp khi chuyển đất trồng cây lâu năm là bao nhiêu?

Theo điểm b khoản 2 điều 5 Nghị định 45/2014/NĐ-CP quy định: Chuyển từ đất trồng nông nghiệp được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất sang đất ở thì thu tiền sử dụng đất bằng mức chênh lệch giữa tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với tiền sử dụng đất tính theo giá nông nghiệp tại thời điểm có quyết định chuyển mục đích của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Với phí sử dụng đất được xác định như sau:
Phí sử dụng đất phải nộp = Phí sử dụng theo giá đất ở – Phí sử dụng theo giá đất nông nghiệp.

Đất trồng cây lâu năm có bị thu hồi không?

Luật Đất đai hiện hành quy định các trường hợp bị thu hồi đất bao gồm:
– Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh.
– Thu hồi đất để phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng.
– Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai (đất trồng cây lâu năm không được sử dụng trong thời hạn 18 tháng liên tục).
– Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người.
Như vậy, nếu nằm trong những trường hợp được nêu trên thì đất trồng cây lâu năm có thể bị thu hồi. Trong trường hợp người sử dụng đất muốn tiếp tục sử dụng nhưng lo ngại về khả năng bị thu hồi thì phải xem bản đồ quy hoạch ở địa phương mình để xác định thửa đất có nằm trong diện bị thu hồi hay không.

Khi hết thời hạn sử dụng đất trồng cây lâu năm thì có được bán không?

Một trong những điều kiện để chuyển nhượng quyền sử dụng đất là đang trong thời hạn sử dụng đất nên đất trồng cây lâu năm hết thời hạn sử dụng thì không được mua bán. 

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Đất đai

Comments are closed.