Số giờ làm thêm của người lao động được điều chỉnh theo Nghị quyết mới

04/04/2022
Số giờ làm thêm của người lao động được điều chỉnh theo Nghị quyết mới
759
Views

Nghị quyết mới được Ủy ban thường vụ quốc hội ban hành quy định về việc tăng số giờ làm thêm cho người lao động. Mục đích tăng giờ làm thêm nhằm đảm bảo nhanh chóng phục hồi, phát triển kinh tế – xã hội. Bên cạnh đó việc quy định này vẫn phải đảm bảo sức khỏe của người lao ddoognj vẫn là ưu tiên hàng đầu. Vậy cụ thể số giờ làm thêm mới như thế nào? Tăng thêm bao nhiêu giờ trong một năm, một tháng? Quy định về việc trả lương làm thêm cho người lao động? Để làm rõ các thắc mắc này, Luật sư X  xin giới thiệu bài viết “Số giờ làm thêm của người lao động được điều chỉnh theo Nghị quyết mới”. Mời bạn đọc cùng tham khảo.

Căn cứ pháp lý

Tăng giờ làm thêm nhưng sức khỏe của người lao động vẫn là ưu tiên hàng đầu

Số giờ làm thêm trong 01 năm; trong 01 tháng của người lao động trong bối cảnh phòng, chống dịch COVID-19; và phục hồi, phát triển kinh tế – xã hội được quy định mới tại Nghị quyết 17/2022/UBTVQH15. Số giờ làm thêm của người lao động sẽ tăng thêm so với quy định tại Bộ luật lao động. Cụ thể:

Số giờ làm thêm trong 1 năm

Điều 1 Nghị quyết quy định về số giờ làm thêm của người lao động trong 1 năm như sau:

1. Trường hợp người sử dụng lao động có nhu cầu và được sự đồng ý của người lao động thì được sử dụng người lao động làm thêm trên 200 giờ nhưng không quá 300 giờ trong 01 năm, trừ các trường hợp sau đây:

a) Người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi;

b) Người lao động là người khuyết tật nhẹ suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên; khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;

c) Người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;

d) Lao động nữ mang thai từ tháng thứ 7; hoặc từ tháng thứ 6 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo;

đ) Lao động nữ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

2. Không áp dụng khoản 1 Điều này đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 107 của Bộ luật Lao động.”

Theo đó có thể thấy số giờ làm thêm của người lao động trong 1 năm được tăng từ 200 giờ lên 300 giờ. Việc điều chỉnh quy định về giờ làm thêm nhằm đảm bảo các cơ sở kinh doanh có thể nhanh chóng được phục hồi sau thời gian dịch. Cùng với việc quy định này; còn hạn chế một số đối tượng không được áp dụng việc làm thêm giờ trên 200 giờ. Vì việc tăng giờ làm thêm đối với họ sẽ ảnh hưởng lớn tới sức khỏe; sự phát triển của người lao động nhất là những người yếu thế. Do đó dù tăng số giờ làm thêm nhưng sức khỏe của người lao động vẫn được ưu tiên.

Số giờ làm thêm trong một tháng

Số giờ làm thêm trong 01 tháng được quy định tại Điều 2 Nghị quyết như sau:

“Trường hợp người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm tối đa 300 giờ trong 01 năm có nhu cầu và được sự đồng ý của người lao động thì được sử dụng người lao động làm thêm trên 40 giờ nhưng không quá 60 giờ trong 01 tháng”.

Với quy định trên, số giờ làm thêm trên tháng cũng tăng lên 20 giờ so với quy định của Bộ luật lao động 2019.

Linh hoạt các chế độ phúc lợi

Việc thực hiện quy định về số giờ làm thêm tại Nghị quyết này phải tuân thủ đầy đủ các quy định khác có liên quan của Bộ luật Lao động. Khi tổ chức làm thêm giờ quy định tại khoản 1 Điều 1 của Nghị quyết này, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định tại khoản 4, Điều 107 của Bộ luật Lao động.

Người sử dụng lao động có trách nhiệm áp dụng các biện pháp nâng cao năng suất lao động; và các biện pháp khác nhằm giảm thiểu việc làm thêm giờ. Trong trường hợp phải làm thêm giờ, người sử dụng lao động thực hiện các chế độ phúc lợi bảo đảm cho người lao động có điều kiện thuận lợi hơn so với quy định của pháp luật về lao động.

Một số quy định về làm thêm giờ mà người lao động cần chú ý

NSDLĐ phải thông báo bảng kê trả lương làm thêm giờ cho NLĐ

Theo Khoản 3 Điều 95 Bộ luật lao động 2019 quy định về việc trả lương như sau:

“Mỗi lần trả lương, người sử dụng lao động phải thông báo bảng kê trả lương cho người lao động, trong đó ghi rõ tiền lương, tiền lương làm thêm giờ, tiền lương làm việc vào ban đêm, nội dung và số tiền bị khấu trừ (nếu có).

Việc quy định như trên giúp cho người lao động có căn cứ để tính toán số ngày lương được nhận cũng như đối chiếu lại so với thực tế. Nếu có gì sai sót có thể phản ánh đối với người sử dụng lao động. Với người sử dụng lao động, quy định như trên cung giúp việc trả lương được công khai, minh bạch; thuận lợi hơn trong mối quan hệ làm việc giữa cả hai bên.

Tiền lương làm thêm giờ

Theo Điều 98 Bộ luật lao động quy định về việc tiền lương làm thêm giờ, cụ thể:

– Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương; hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:

+ Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;

+ Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;

+ Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.

– Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định về làm thêm giờ và làm vào ban đêm, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về “Số giờ làm thêm của người lao động được điều chỉnh theo Nghị quyết mới“. Mong rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sồng hằng ngày. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Và nếu quý khách có nhu cầu xác nhận tình trạng độc thân; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Người lao động bị khấu trừ tiền lương trong trường hợp nào?

Người sử dụng lao động chỉ được khấu trừ tiền lương của người lao động để bồi thường thiệt hại do làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động (theo quy định tại Điều 129 của Bộ luật lao động 2019).
Mức khấu trừ tiền lương hằng tháng không được quá 30% tiền lương thực trả hằng tháng của người lao động sau khi trích nộp các khoản bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, thuế thu nhập cá nhân.

Tôi 14 tuổi thì có được đi làm hay không?

Theo Bộ luật lao động 2019 quy định:
Chương XI quy định về lao động chưa thành niên (dưới 18 tuổi). Theo đó những người dưới 15 tuổi vẫn được làm việc nhưng phải tuân thủ các điều kiện nhất định.
– Người từ đủ 13 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi chỉ được làm công việc nhẹ theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành.
Người chưa đủ 13 tuổi chỉ được làm các công việc theo quy định tại khoản 3 Điều 145 của Bộ luật lao động.
Do đó 14 tuổi vẫn được đi làm nếu đáp ứng quy định của pháp luật.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Lao động

Comments are closed.