Chuyển loại hình doanh nghiệp cần ký lại hợp đồng với khách hàng?

04/04/2022
591
Views

Chào Luật sư, Doanh nghiệp của tôi chuyển xong từ loại hình tư nhân sang Công ty TNHH một thành viên để vay vốn ngân hàng thì đối tác đòi thanh lý hợp đồng dang dở để ký mới. Chuyển loại hình doanh nghiệp cần ký lại hợp đồng với khách hàng? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn.

Căn cứ pháp lý

Các loại hình doanh nghiệp theo luật doanh nghiệp 2020

Theo khoản 10 điều 4 Luật doanh nghiệp 2020 thì doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.

Loại hình doanh nghiệp là hình thức, cơ cấu doanh nghiệp được Luật Doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn ghi nhận, lựa chọn loại hình cho công ty, doanh nghiệp là một trong các bước mà cần thực hiện khi thành lập doanh nghiệp mới hoặc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.

So sánh các loại hình doanh nghiệp theo luật doanh nghiệp 2020

Hiện nay, theo quy định về luật doanh nghiệp của công ty thì có 6 loại hình doanh nghiệp như sau:

  • Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
  • Công ty hợp danh
  • Công ty cổ phần
  • Doanh nghiệp tư nhân
  • Doanh nghiệp nhà nước
Chuyển loại hình doanh nghiệp cần ký lại hợp đồng với khách hàng?

Chuyển loại hình doanh nghiệp cần ký lại hợp đồng với khách hàng?

Theo khoản 3 Điều 205 Luật Doanh nghiệp năm 2020 về chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân thành công ty trách nhiệm hữu hạn; công ty cổ phần công ty hợp danh thì: “Công ty được chuyển đổi đương nhiên kế thừa quyền; nghĩa vụ của doanh nghiệp tư nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiệm cá nhân bằng toàn bộ tài sản của mình đối với tất cả khoản nợ phát sinh trước ngày công ty được chuyển đổi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp“.

Như vậy sau khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp từ doanh nghiệp tư nhân sang công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thì toàn bộ quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp tư nhân bao gồm: các hợp đồng đang thực hiện; các vấn đề lao động trong công ty; các vấn đề về thuế và các nghĩa vụ khác đương nhiên sẽ do công ty chuyển đổi kế thừa kể từ ngày được cấp; Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới; nên hợp đồng đã ký với với doanh nghiệp sản xuất trước đó; sẽ do công ty chuyển đổi kế thừa và không phải ký lại hợp đồng mới.

Đặc điểm công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên

Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp có từ 02 đến 50 thành viên là tổ chức; cá nhân. Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp. 

Trường hợp có thành viên chưa góp vốn hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết; công ty phải đăng ký thay đổi vốn điều lệ;mtỷ lệ phần vốn góp của các thành viên bằng số vốn đã góp trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ phần vốn góp theo quy định tại khoản 2 Điều này. Các thành viên chưa góp vốn hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết phải chịu trách nhiệm tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời gian trước ngày công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ và tỷ lệ phần vốn góp của thành viên. 

Cơ cấu tổ chức của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên được quy định tại điều 54 Luật doanh nghiệp 2020 gồm: Hội đồng thành viên; Chủ tịch hội đồng thành viên; Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

Công ty trách nhiệm hữu hạn từ hai thành viên trở lên có tư cách pháp nhân; được quyền phát hánh trái phiếu nhưng không được phát hành cổ phần (Theo điều 46 luật doanh nghiệp năm 2020).

Loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu được gọi là?

Hiện nay, theo quy định về luật doanh nghiệp của công ty có 6 loại hình doanh nghiệp như sau:

– Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên ( viết tắt là công ty TNHH 1 thành viên)

– Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên ( viết tắt là công ty TNHH hai thành viên trở lên)

– Công ty hợp danh

– Công ty cổ phần

– Doanh nghiệp tư nhân

– Doanh nghiệp nhà nước

Ưu nhược điểm của doanh nghiệp tư nhân

Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Chủ sở hữu duy nhất của doanh nghiệp tư nhân là một cá nhân. Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân.

Chủ doanh nghiệp tư nhân là đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác quản lý; điều hành hoạt động kinh doanh nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Ưu điểm:

  • Do là chủ sở hữu duy nhất của doanh nghiệp; nên doanh nghiệp tư nhân hoàn toàn chủ động trong việc quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Chế độ trách nhiệm vô hạn của chủ doanh nghiệp tư nhân tạo sự tin tưởng cho đối tác; khách hàng và giúp cho doanh nghiệp ít chịu sự ràng buộc chặt chẽ bởi pháp luật như các loại hình doanh nghiệp khác.

Nhược điểm:

  • Do không có tư cách pháp nhân nên mức độ rủi ro của chủ doanh tư nhân cao; chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình và của doanh nghiệp chứ không giới hạn số vốn mà chủ doanh nghiệp đã đầu tư vào doanh nghiệp.
  • Hiện nay hầu như loại hình doanh nghiệp tư nhân ít được ưu tiên lựa chọn; bởi nhược điểm tính chịu trách nhiệm vô hạn của loại hình doanh nghiệp này.
Chuyển loại hình doanh nghiệp cần ký lại hợp đồng với khách hàng?

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ Luật sư X

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về Chuyển loại hình doanh nghiệp cần ký lại hợp đồng với khách hàng?. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giải thể công ty tnhh 1 thành viên, tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty, giấy phép bay flycam; xác nhận độc thân, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, …. của Luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Công ty hợp danh có phải là loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu không?

Công ty hợp danh là công ty trong đó có ít nhất chủ sở hữu là bao gồm 2 thành viên. Hai thành viên này cùng thực hiện kinh doanh với một tên chung – gọi là thành viên hợp danh. Trong công ty hợp danh còn có thành viên góp vốn

Ưu điểm của công ty cổ phần là gì?

Chế độ trách nhiệm của công ty cổ phần là trách nhiệm hữu hạn; cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi vốn góp.
Cơ cấu vốn linh hoạt tạo điều kiện nhiều người cùng góp vốn vào công ty.
Khả năng huy động vốn của công ty cổ phần cao.
Việc chuyển nhượng vốn trong công ty cổ phần là tương đối dễ dàng.

5/5 - (3 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.