Tiền lương làm thêm giờ của người lao động được quy định ra sao?

27/11/2021
612
Views

Xin chào Luật sư, tôi năm nay 23 tuổi hiện đang làm công nhân tại một nhà máy nhỏ. Do tính chất công việc nên công nhân chúng tôi thường xuyên phải tăng ca, làm thêm giờ. Có tuần chúng tôi được yêu cầu làm thêm giờ cả tuần. Tuy nhiên tiền lương mà chúng tôi nhận được chỉ bằng tiền lương làm giờ bình thường. Tôi muốn hỏi Luật sư tiền lương làm thêm giờ của người lao động được quy định ra sao? Nhà máy trả tiền lương cho chúng tôi như vậy là đúng hay sai?

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Căn cứ pháp lý

Bộ luật Lao động năm 2019

Nội dung tư vấn

Hiện nay, tình trạng tăng ca làm thêm giờ của người lao động diễn ra khá phổ biến. Chính về thế các quy định xoay quanh vấn đề này được nhiều người quan tâm. Trong đó đặc biệt là tiền lương làm thêm giờ của người lao động được quy định ra sao? Hãy cùng Luật sư 247 giải đáp ngay sau đây:

Thế nào là làm thêm ngoài giờ?

Làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường được quy định trong pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc theo nội quy lao động. Khi người sử dụng lao động bố trí, sắp xếp người lao động làm thêm giờ phải đảm bảo đáp ứng được những điều kiện của pháp luật lao động như phải có sự đồng ý của người lao động, bảo đảm được số giờ làm thêm tối đa trong một ngày, trong tháng, trong năm,…

Việc đảm bảo thời giờ làm việc nói chung, làm thêm giờ nói riêng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với người lao động; bởi nó là căn cứ bảo vệ sức khoẻ cho người lao động; đồng thời tránh sự lạm dụng của người sử dụng lao động; góp phần tạo điều kiện cho người lao động tái sản xuất sức lao động trong quá trình lao động.

Quy định về làm thêm giờ theo Bộ luật lao động năm 2019?

Điều 107 Bộ luật lao động năm 2019 có quy định như sau:

Điều 107. Làm thêm giờ

1. Thời gian làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường theo quy định của pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc nội quy lao động.

2. Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau đây:

a) Phải được sự đồng ý của người lao động;

b) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày; trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 40 giờ trong 01 tháng;

c) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 200 giờ trong 01 năm; trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.

4. Khi tổ chức làm thêm giờ theo quy định tại khoản 3 Điều này; người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này”.

Tiền làm thêm giờ theo quy định của pháp luật?

Điều 98 Bộ luật lao động năm 2019 quy định về tiề làm thêm giờ như sau:

“1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương; hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:

a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;

b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;

c) Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương; ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết; ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.

2. Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.

3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này; người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương; hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường; hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.

4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này”.

Như vậy, trường hợp công ty của bạn trả tiền lương làm thêm giờ bằng tiền lương làm việc giờ bình thường cho bạn là sai.

Khi người lao động ngừng việc thì có được trả lương không?

Theo Điều 99 Bộ luật lao động năm 2019 quy định như sau:

Điều 99. Tiền lương ngừng việc

Trường hợp phải ngừng việc, người lao động được trả lương như sau:

1. Nếu do lỗi của người sử dụng lao động thì người lao động được trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động;

2. Nếu do lỗi của người lao động thì người đó không được trả lương; những người lao động khác trong cùng đơn vị phải ngừng việc thì được trả lương theo mức do hai bên thỏa thuận; nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu;

3. Nếu vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động hoặc do thiên tai; hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa, di dời địa điểm hoạt động; theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; hoặc vì lý do kinh tế thì hai bên thỏa thuận về tiền lương ngừng việc như sau:

a) Trường hợp ngừng việc từ 14 ngày làm việc trở xuống thì tiền lương ngừng việc được thỏa thuận không thấp hơn mức lương tối thiểu;

b) Trường hợp phải ngừng việc trên 14 ngày làm việc thì tiền lương ngừng việc do hai bên thỏa thuận nhưng phải bảo đảm tiền lương ngừng việc trong 14 ngày đầu tiên không thấp hơn mức lương tối thiểu”.

Như vậy, nếu người lao động ngừng việc thuộc các trường hợp quy định tại Điều luật này thì vẫn được trả lương ngừng viêc.

Mời bạn xem thêm

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung vấn đề Tiền lương làm thêm giờ của người lao động được quy định ra sao?” Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc; cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ hãy liên hệ 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Người lao động được tạm ứng tiền lương như thế nào?

Người sử dụng lao động phải cho người lao động tạm ứng tiền lương tương ứng với số ngày người lao động tạm thời nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân từ 01 tuần trở lên nhưng tối đa không quá 01 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và người lao động phải hoàn trả số tiền đã tạm ứng.
Khi nghỉ hằng năm, người lao động được tạm ứng một khoản tiền ít nhất bằng tiền lương của những ngày nghỉ.

Người lao động bị khấu trừ tiền lương trong trường hợp nào?

Người sử dụng lao động chỉ được khấu trừ tiền lương của người lao động để bồi thường thiệt hại do làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động (theo quy định tại Điều 129 của Bộ luật lao động 2019).
Mức khấu trừ tiền lương hằng tháng không được quá 30% tiền lương thực trả hằng tháng của người lao động sau khi trích nộp các khoản bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, thuế thu nhập cá nhân.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Lao động

Trả lời