Theo quy định của pháp luật hiện hành đối với công ty cổ phần có trên 11 cổ đông là cá nhân hoặc có cổ đông là tổ chức sở hữu trên 50% tổng số cổ phần của công ty phải có Ban kiểm soát. Vậy, Quyền và nghĩa vụ lợi ích của thành viên Ban kiểm soát là gì? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé!
Căn cứ pháp lý
Công ty cổ phần là gì?
Theo quy định tại Điều 111 Luật Doanh nghiệp 2020; Công ty cổ phần (Công ty CP) là doanh nghiệp, trong đó:
– Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;
– Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa;
– Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
– Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác; trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 và khoản 1 Điều 127 của Luật này.
– Công ty cp có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
– Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần các loại để huy động vốn.
Thành viên Ban kiểm soát trong CTCP có Quyền và nghĩa vụ lợi ích gì? Để trả lời cho câu hỏi đó mời quý bạn đọc cùng xem tiếp phần sau.
Cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần
Đại hội đồng cổ đông:
Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết (bao gồm cổ đông phổ thông và cổ đông ưu đãi biểu quyết); là cơ quan quyết định cao nhất của công ty cổ phần. Cổ đông là tổ chức có quyền cử một; hoặc một số người đại diện theo uỷ quyền thực hiện các quyền cổ đông của mình theo quy định của pháp luật; trường hợp có nhiều hơn một người đại diện theo uỷ quyền được cử thì phải xác định cụ thể số cổ phần và số phiếu bầu của mỗi người đại diện.
Hội đồng quản trị:
Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty cổ phần; có toàn quyền nhân danh công ty quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty; trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.
Hội đồng quản trị có không ít hơn ba thành viên; không quá mười một thành viên, nếu Điều lệ công ty không có quy định khác. Thành viên Hội đồng quản trị không nhất thiết phải là cổ đông của công ty.
Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty:
Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty do Hội đồng quản trị bổ nhiệm một người trong số họ; hoặc thuê người khác, chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị; và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. Trường hợp Điều lệ công ty không quy định Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đại diện theo pháp luật; thì Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty.
Nhiệm kỳ của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc không quá năm năm; có thể được bổ nhiệm lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.
Ban kiểm soát:
Đối với công ty cổ phần có trên 11 cổ đông là cá nhân hoặc có cổ đông là tổ chức sở hữu trên 50% tổng số cổ phần của công ty phải có Ban kiểm soát.
Ban kiểm soát có từ 03 đến 05 thành viên nếu Điều lệ công ty không có quy định khác; nhiệm kỳ của Ban kiểm soát không quá năm năm; thành viên Ban kiểm soát có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế. Ban kiểm soát phải có hơn một nửa số thành viên thường trú ở Việt Nam. Trưởng Ban kiểm soát phải là kế toán viên hoặc kiểm toán viên chuyên nghiệp và phải làm việc chuyên trách tại công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định tiêu chuẩn khác cao hơn.
– Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần các loại để huy động vốn.
Vậy thành viên Ban kiểm soát trong CTCP có Quyền và nghĩa vụ lợi ích gì? Để trả lời cho câu hỏi đó mời quý bạn đọc cùng xem tiếp phần sau.
Vị trí, cơ cấu của Ban kiểm soát
Vị trí trong cơ cấu tổ chức công ty cổ phần
– Trường hợp công ty cổ phần theo mô hình: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Ban kiểm soát trong trường hợp này là bắt buộc. Trường hợp công ty cổ phần có dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần của công ty thì không bắt buộc phải có Ban kiểm soát.
– Trường hợp công ty cổ phần theo mô hình: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp này ít nhất 20% số thành viên Hội đồng quản trị phải là thành viên độc lập và có Ban kiểm toán nội bộ trực thuộc Hội đồng quản trị.
Cơ cấu tổ chức của ban kiểm soát
– Ban kiểm soát có từ 03 đến 05 thành viên, nhiệm kỳ của Kiểm soát viên không quá 05 năm và Kiểm soát viên có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.
– Các Kiểm soát viên bầu một người trong số họ làm Trưởng Ban kiểm soát theo nguyên tắc đa số. Quyền và nghĩa vụ của Trưởng Ban kiểm soát do Điều lệ công ty quy định.
– Ban kiểm soát phải có hơn một nửa số thành viên thường trú ở Việt Nam. Trưởng Ban kiểm soát phải là kế toán viên hoặc kiểm toán viên chuyên nghiệp và phải làm việc chuyên trách tại công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định tiêu chuẩn khác cao hơn.
Thành viên Ban kiểm soát trong CTCP có Quyền và nghĩa vụ lợi ích gì? Để trả lời cho câu hỏi đó mời quý bạn đọc cùng xem tiếp phần sau.
Việc bầu Ban kiểm soát
Như đã nêu ở trên, với chức năng là một “cơ quan tư pháp” trong một “nhà nước thu nhỏ”; để có thể giám sát Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc, Ban kiểm soát cần phải độc lập. Sự độc lập này cần được thể hiện trong việc thành lập và hoạt động của Ban kiểm soát. Thông qua việc thực hiện chức năng của mình; Ban kiểm soát sẽ đảm bảo rằng các quyết định của Hội đồng quản trị; và Ban Giám đốc là phù hợp với pháp luật; với các nghị quyết của Đại hội cổ đông và bảo vệ lợi ích của các cổ đông. Chính vai trò bảo vệ cổ đông; bảo vệ nhà đầu tư là lý do cho sự ra đời; tồn tại và hoạt động của Ban kiểm soát.
Các chức danh của Ban kiểm soát thường có nhiệm kỳ từ 3 – 5 năm trùng với nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị và phải do Đại hội cổ đông bầu ra. Chu trình thực hiện là Đại hội cổ đông bầu ra Ban kiểm soát. Ban kiểm soát bầu các chức danh cụ thể trong nội bộ ban. Thông thường trong ban; dù ít người cũng phải có ít nhất một thành viên có trình độ chuyên môn về kế toán, kiểm toán.
Thành viên Ban kiểm soát có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.
Vậy thành viên Ban kiểm soát trong CTCP có Quyền và nghĩa vụ lợi ích gì? Để trả lời cho câu hỏi đó mời quý bạn đọc cùng xem tiếp phần sau.
Việc miễn nhiệm, bãi nhiệm Ban kiểm soát
Thành viên Ban kiểm soát bị miễn nhiệm, bãi nhiệm trong các trường hợp sau đây:
– Không còn đủ tiêu chuẩn và điều kiện làm thành viên Ban kiểm soát theo quy định nêu trên;
– Không thực hiện quyền và nhiệm vụ của mình trong sáu tháng liên tục, trừ trường hợp bất khả kháng;
– Có đơn xin từ chức;
– Các trường hợp khác do Điều lệ công ty quy định.
Ngoài các trường hợp quy định nêu trên; thành viên Ban kiểm soát có thể bị miễn nhiệm bất cứ khi nào theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông.
Trường hợp Ban kiểm soát vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ của mình có nguy cơ gây thiệt hại cho công ty; thì Hội đồng quản trị triệu tập Đại hội đồng cổ đông để xem xét; và miễn nhiệm Ban kiểm soát đương nhiệm và bầu Ban kiểm soát mới thay thế.
Các quyền hạn và nhiệm vụ của Ban kiểm soát
Ngoài Quyền và nghĩa vụ lợi ích thì Ban kiểm soát còn có các quyền hạn và nhiệm vụ như sau.
Kiểm soát toàn bộ hệ thống tài chính và việc thực hiện các quy chế của công ty
Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và mức độ cẩn trọng trong quản lý; điều hành hoạt động kinh doanh, trong tổ chức công tác kế toán; thống kê và lập báo cáo tài chính. Thẩm định báo cáo tình hình kinh doanh, báo cáo tài chính theo các định kỳ của công ty; báo cáo đánh giá công tác quản lý của Hội đồng quản trị lên Đại hội đồng cổ đông tại cuộc họp thường niên.
Xem xét sổ kế toán và các tài liệu khác của Công ty, các công việc quản lý; điều hành hoạt động của Công ty bất cứ khi nào nếu xét thấy cần thiết; hoặc theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông theo yêu cầu của cổ đông hoặc nhóm cổ đông.
Kiểm tra bất thường
Khi có yêu cầu của cổ đông hoặc nhóm cổ đông; Ban Kiểm soát thực hiện kiểm tra trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu. Trong thời hạn mười lăm ngày,kể từ ngày kết thúc kiểm tra; Ban kiểm soát phải báo cáo giải trình về những vấn đề được yêu cầu kiểm tra đến Hội đồng quản trị; và cổ đông và nhóm cổ đông có yêu cầu .
Can thiệp vào hoạt động công ty khi cần
Kiến nghị Hội đồng quản trị hoặc Đại Hội đồng Cổ đông các biện pháp sửa đổi, bổ sung; cải tiến cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của công ty.
– Khi phát hiện có thành viên Hội đồng quản trị hoặc Đại hội đồng Cổ đông; Tổng Giám đốc vi phạm nghĩa vụ của người quản lý công ty phải thông báo ngay bằng văn bản với Hội đồng quản trị; yêu cầu người có hành vi vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm và có giải pháp khắc phục hậu quả.
Cụ thể, theo quy định của Điều 170 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định quyền và nhiệm vụ của Ban kiểm soát như sau:
– Thực hiện các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2005; Điều lệ công ty và quyết định của Đại hội đồng cổ đông.
– Ban kiểm soát có quyền sử dụng tư vấn độc lập để thực hiện các nhiệm vụ được giao.
…
Ban kiểm soát có thể tham khảo ý kiến của Hội đồng quản trị trước khi trình báo cáo, kết luận và kiến nghị lên Đại hội đồng cổ đông.
Quyền và nghĩa vụ lợi ích của thành viên Ban kiểm soát
Thành viên Ban kiểm soát có Quyền và nghĩa vụ lợi ích gì? Hãy cùng Luật Sư tìm hiểu.
Quyền được cung cấp thông tin của Ban kiểm soát
Thông báo mời họp, phiếu lấy ý kiến thành viên Hội đồng quản trị; và các tài liệu kèm theo phải được gửi đến thành viên Ban kiểm soát cùng thời điểm; và theo phương thức như đối với thành viên Hội đồng quản trị.
Báo cáo của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc trình Hội đồng quản trị; hoặc tài liệu khác do công ty phát hành được gửi đến thành viên Ban kiểm soát cùng thời điểm; và theo phương thức như đối với thành viên Hội đồng quản trị.
Thành viên Ban kiểm soát có quyền tiếp cận các hồ sơ, tài liệu của công ty lưu giữ tại trụ sở chính; chi nhánh và địa điểm khác; có quyền đến các địa điểm nơi người quản lý và nhân viên của công ty làm việc.
Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc; người quản lý khác phải cung cấp đầy đủ, chính xác và kịp thời thông tin; tài liệu về công tác quản lý, điều hành và hoạt đăng kinh doanh của công ty theo yêu cầu của Ban kiểm soát.
Nghĩa vụ của thành viên Ban kiểm soát
Tuân thủ đúng pháp luật, Điều lệ công ty, quyết định của Đại hội đồng cổ đông; và đạo đức nghề nghiệp trong thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.
Thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng; tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp tối đa của công ty và cổ đông của công ty.
Trung thành với lợi ích của công ty và cổ đông công ty; không được sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh của công ty, lạm dụng địa vị, chức vụ và tài sản của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác.
Các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020 và Điều lệ công ty.
Trường hợp vi phạm nghĩa vụ quy định nêu trên mà gây thiệt hại cho công ty; hoặc người khác thì các thành viên Ban kiểm soát phải chịu trách nhiệm cá nhân; hoặc liên đới bồi thường thiệt hại đó.
Mọi thu nhập và lợi ích khác mà thành viên Ban kiểm soát trực tiếp; hoặc gián tiếp có được do vi phạm nghĩa vụ quy định nêu trên đều thuộc sở hữu của công ty.
Trường hợp phát hiện có thành viên Ban kiểm soát vi phạm nghĩa vụ trong thực hiện quyền và nhiệm vụ được giao; thì Hội đồng quản trị phải thông báo bằng văn bản đến Ban kiểm soát; yêu cầu người có hành vi vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm; và có giải pháp khắc phục hậu quả.
Vấn đề thù lao và lợi ích khác của thành viên Ban kiểm soát
Chúng ta vừa tìm hiểu quyền và nghĩa vụ lợi ích của thành viên Ban kiểm soát. Mời quý bạn đọc cùng đón xem phần tiếp theo.
Trong trường hợp Điều lệ công ty không có quy định thì thù lao và lợi ích khác của thành viên Ban kiểm soát được thực hiện theo quy định sau đây:
– Thành viên Ban kiểm soát được trả thù lao theo công việc và được hưởng các lợi ích khác theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông. Đại hội đồng cổ đông quyết định tổng mức thù lao và ngân sách hoạt động hằng năm của Ban kiểm soát căn cứ vào số ngày làm việc dự tính; số lượng và tính chất của công việc và mức thù lao bình quân hằng ngày của thành viên;
– Thành viên Ban kiểm soát được thanh toán chi phí ăn, ở, đi lại; chi phí sử dụng dịch vụ tư vấn độc lập với mức hợp lý. Tổng mức thù lao và chi phí này không vượt quá tổng ngân sách hoạt động hằng năm của Ban kiểm soát đã được Đại hội đồng cổ đông chấp thuận; trừ trường hợp Đại hội đồng cổ đông có quyết định khác;
– Thù lao và chi phí hoạt động của Ban kiểm soát được tính vào chi phí kinh doanh của công ty theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp; pháp luật có liên quan và phải được lập thành mục riêng trong báo cáo tài chính hằng năm của công ty.
MỜI BẠN XEM THÊM
- Hành vi trốn thuế và gian lận thuế có bị xử phạt vi phạm hành chính không
- Chia thừa kế đối với nhà đất đang thế chấp
- Thời hiệu khởi kiện chia di sản thừa kế
- Quyền thừa kế là gì và được pháp luật quy định như thế nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Quyền và nghĩa vụ lợi ích của thành viên Ban kiểm soát“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giải thể công ty TNHH 1 thành viên, tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty, giấy phép bay flycam; xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu, …. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102.
Hoặc qua các kênh sau:
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Ban kiểm soát có từ ba đến năm thành viên nếu Điều lệ công ty không có quy định khác; nhiệm kỳ của Ban kiểm soát không quá năm năm; thành viên Ban kiểm soát có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.
Trong trường hợp vào thời điểm kết thúc nhiệm kỳ mà Ban kiểm soát nhiệm kỳ mới chưa được bầu thì Ban kiểm soát đã hết nhiệm kỳ vẫn tiếp tục thực hiện quyền và nhiệm vụ cho đến khi Ban kiểm soát nhiệm kỳ mới được bầu và nhận nhiệm vụ.