Thời hiệu khởi kiện chia di sản thừa kế

30/01/2022
Thời hiệu khởi kiện chia di sản thừa kế
612
Views

Thời hiệu khởi kiện chia di sản thừa kế là một trong những quy định đáng lưu tâm trong các tranh chấp dân sự về thừa kế. Việc không hiểu rõ về thời hiệu thừa kế sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến lợi ích của người thừa kế khi hết thời hiệu chia di sản thừa kế. Dưới đây là tư vấn của về một số những quy định chi tiết về vấn đề thời hiệu khởi kiện chia di sản thừa kế, đặc biệt là thời hiệu đối với di sản là bất động sản và tài sản chung cha mẹ để lại.

Căn cứ pháp lý

Di sản thừa kế là gì?

Thừa kế là việc chuyển dịch tài sản của người chết cho những chủ thể được quyền thừa kế. Tài sản của người chết được gọi là di sản.

Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết; phần tài sản riêng của người chết trong tài sản chung với người khác.

Theo đó, căn cứ theo quy định tại Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015; tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Tài sản bao gồm là bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.

Như vậy, di sản thừa kế được hiểu là tài sản của người chết để lại cho những người thừa kế.

Thời hiệu khởi kiện là gì?

Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015; thời hiệu là thời hạn do luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì phát sinh hậu quả pháp lý đối với chủ thể theo điều kiện do luật định. Thời hiệu khởi kiện chia di sản thừa kế là; thời hạn mà chủ thể có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết yêu cầu chia di sản thừa kế; để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người có quyền thừa kế. Nếu thời hiệu khởi kiện kết thúc thì chủ thể mất quyền yêu cầu.

Thời hiệu khởi kiện chia di sản thừa kế đối với di sản thừa kế là bất động sản

Thời hiệu khởi kiện chia di sản thừa kế đối với di sản thừa kế là bất động sản
  • Đối với bất động sản là 30 năm; kể từ thời điểm mở thừa kế. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình; hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
  • Trường hợp thừa kế mở trước ngày 10/9/1990; thì thời hiệu khởi kiện là bất động sản được tính từ ngày 10/9/1990. Như vậy, thời hiệu khởi kiện chia di sản thừa kế đối với bất động sản là 30 năm kể từ ngày 10/9/1990.

Thời hiệu khởi kiện chia di sản thừa kế đối với di sản thừa kế là động sản

Thời hiệu khởi kiện chia di sản thừa kế đối với động sản là 10 năm kể từ ngày mở thừa kế. Thời hạn để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình; hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác cũng là 10 năm từ thời điểm mở thừa kế.

Thời hiệu khởi kiện chia di sản thừa kế đối với tài sản chung của cha mẹ để lại

Đối với tài sản chung cha mẹ để lại được áp dụng trong trường hợp hết thời hạn mười năm kể từ thời điểm mở thừa kế mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về quyền thừa kế và đều thừa nhận di sản do người chết để lại chưa chia thì di sản đó chuyển thành tài sản chung của các thừa kế (điểm a tiểu mục 2.4 Phần I của Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP). Thời hiệu khởi kiện chia tài sản trong trường hợp này áp dụng là thời hiệu khởi kiện chia tài sản chung.

  • Trường hợp có di chúc mà các đồng thừa kế không có tranh chấp và thỏa thuận việc chia tài sản; được thực hiện theo di chúc thì việc chia tài sản chung được thực hiện theo di chúc.
  • Trường hợp không có di chúc; mà các đồng thừa kế thảo luận về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản sẽ được chia theo thỏa thuận.
  • Trường hợp không có di chúc và các đồng thừa kế không có thỏa thuận chia tài sản; thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo quy định của pháp luật về chia tài sản chung.

 Đối tượng nào được hưởng di sản thừa kế theo quy định

Tại Điều 676, Bộ luật dân sự đã quy định về những người thừa kế theo pháp luật.
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Hệ quả pháp lý khi hết thời hiệu khởi kiện chia di sản thừa kế

Hệ quả pháp lý chính khi hết thời hiệu khởi kiện chia di sản thừa kế đó là người thừa kế mất quyền yêu cầu khởi kiện. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của những người thừa kế đối với những di sản mà họ có quyền được hưởng. Cụ thể:

  • Khi hết thời hiệu thừa kế theo quy định của pháp luật; di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó.
  • Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu tại Điều 236 BLDS; di sản thuộc về Nhà nước nếu không có người đang chiếm hữu di sản đó.

Mời các bạn tham khảo thêm

Thông tin liên hệ 

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Thời hiệu khởi kiện chia di sản thừa kế“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giải thể công ty TNHH 1 thành viên, tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty, giấy phép bay flycam; xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu, …. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102.

Hoặc qua các kênh sau:

FB: www.facebook.com/luatsux

Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux

Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp:

1. Những trường hợp nào không được tính vào thời hiệu khởi kiện thừa kế?

Các trường hợp quy định tại Điều 156 BLDS 2015 không được tính vào thời hiệu khởi kiện thừa kế: có sự kiện bất khả kháng, có trở ngại khách quan, chưa có người đại diện, chưa có người đại diện khác thay thế.

2. Di sản thừa kế gồm những gì?

Di sản thừa kế bao gồm: tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong khối tài sản chung với người khác; quyển sử dụng đất là di sản thừa kế theo quy định của pháp luật dân sự và đất đai.
Di sản thừa kế còn bao gồm các quyền và nghĩa vụ tài sản của người chết để lại như: quyền đòi nợ, quyền đòi bồi thường thiệt hại; các quyền nhân thân gắn với tài sản như: quyền tác giả, quyền đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp; các khoản nợ, các khoản bồi thường thiệt hại…

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Dân sự

Comments are closed.