Quyền thừa kế là gì và được pháp luật quy định như thế nào? 

31/01/2022
Bà không để lại di chúc thì cháu ngoại có quyền thừa kế không?
665
Views

Thưa Luật sư, hiện nay gia đình tôi đang tìm hiểu về di chúc và quyền thừa kế. Nhưng có một số vấn đề tôi vẫn chưa hiểu về quyền thừa kế. Luật sư có thể giải thích giúp tôi Quyền thừa kế là gì? Bản chất quyền thừa kế được pháp luật quy định như thế nào không? Mong Luật sư giải đáp. Tôi xin cảm ơn

Những thắc mắc về vấn đề “Quyền thừa kế và bản chất quyền thừa kế được pháp luật quy định như thế nào?” sẽ được Luật sư X giải đáp trong bài viết dưới đây:

Căn cứ pháp lý

Bộ Luật Dân sự 2005.

Quyền thừa kế là gì?

Thừa kế là sự kế quyền tổng hợp của những người sống đối với quyền; nghĩa vụ của người đã khuất. Việc kế quyền toàn bộ hay một bộ phận quyền; nghĩa vụ do người chết để lại còn phụ thuộc vào các quy định của pháp luật và ý chí của người để lại di sản, người hưởng di sản.

Quyền thừa kế hiểu theo nghĩa chủ quan là quyền của người để lại di sản và quyền của người nhận di sản. Quyền chủ quan này phải phù hợp với các quy định của pháp luật nói chung và pháp luật về thừa kế nói riêng.

Vậy thời điểm nào thì mở thừa kế.

Lịch sử của thừa kế

Trong chế độ phong kiến và tư bản, giai cấp bóc lột chiếm hữu những tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội; di sản của họ để lại cho con cháu không những chỉ là truyền lại quyền lực về kinh tế; mà còn là sự truyền lại quyền lực về chính trị để duy trì sự áp bức; bóc lột của những giai cấp đó đối với nhân dân lao động. Trong các xã hội có các chế độ sở hữu khác nhau thừa kế là một trong những phương thức để củng cố và phát triển chế độ sở hữu đó.

Quyền thừa kế là gì và được pháp luật quy định như thế nào?

Sự kế thừa, tiếp nối từ thế hệ này sang thế hệ khác là quy luật khách quan nhưng các quan hệ thừa kế ở mỗi chế độ xã hội được giải quyết như thế nào là do chủ quan con người quyết định. Quyền sở hữu cá nhân là cơ sở khách quan của việc thừa kế. Vì vậy, quyền thừa kế trong điều kiện của nước ta hiện nay được thể hiện như một phương tiện để củng cố sở hữu của công dân; củng cố quan hệ hôn nhân và gia đình; bảo vệ lợi ích của những người chưa thành niên; hoặc đã thành niên nhưng không có khả năng lao động.

Pháp luật quy định về quyền thừa kế như thế nào?

Pháp luật của Nhà nước ta bảo vệ những lợi ích cơ bản của mỗi người lao động trên cơ sở bảo vệ lợi ích của Nhà nước; lợi ích chung của toàn xã hội; góp phần xoá bỏ những tàn tích của chế độ thừa kế do xã hội thực dân phong kiến để lại; tạo môi trường pháp lí thuận lợi; làm cho nhân dân lao động yên tâm lao động sản xuất; tạo ra nhiều của cải vật chất cho xã hội.

Quyền thừa kế xuất phát từ quan điểm coi gia đình là tế bào xã hội; phải bảo đảm quyền lợi chính đáng của mọi thành viên và sự ổn định của từng gia đình. Mặt khác, thông qua quyền thừa kế, giáo dục tinh thần trách nhiệm của mỗi thành viên đối với gia đình. Do đó, xác định diện những người thừa kế cũng như phương thức chia di sản thừa kế trong pháp luật về thừa kế có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện các chức năng vai trò, xã hội của nó.

Như vậy, chúng tôi đã cung cấp những thông tin cần thiết về bản chất quyền thừa kế.

Đối tượng nào được hưởng di sản thừa kế theo quy định

Tại Điều 676, Bộ luật dân sự đã quy định về những người thừa kế theo pháp luật.
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột; dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Di sản thừa kế gồm những gì?

Di sản thừa kế bao gồm: tài sản riêng của người chết; phần tài sản của người chết trong khối tài sản chung với người khác; quyển sử dụng đất là di sản thừa kế theo quy định của pháp luật dân sự và đất đai.
Di sản thừa kế còn bao gồm các quyền và nghĩa vụ tài sản của người chết để lại như: quyền đòi nợ, quyền đòi bồi thường thiệt hại; các quyền nhân thân gắn với tài sản như: quyền tác giả, quyền đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp; các khoản nợ, các khoản bồi thường thiệt hại…

Mời bạn xem thêm :

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Quyền thừa kế là gì và được pháp luật quy định như thế nào?“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giải thể công ty TNHH 1 thành viên, tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty, giấy phép bay flycam; xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu, …. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102.

Hoặc qua các kênh sau:

FB: www.facebook.com/luatsux

Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux

Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp:

1. Tại sao có di chúc rồi vẫn phải xác nhận hàng thừa kế?

Điều 644 Bộ luật dân sự 2015 về Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc, theo đó:“Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:
Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng; Con thành niên mà không có khả năng lao động.”

2. Ly hôn lấy người khác rồi có được thừa kế tài sản của vợ / chồng cũ không?

Được thừa kế, với những trường hợp quy định tại Điều 655 BLDS 2015, đó là:
Điều 655. Việc thừa kế trong trường hợp vợ, chồng đã chia tài sản chung, đang xin ly hôn, đã kết hôn với người khác
Trường hợp vợ, chồng đã chia tài sản chung khi hôn nhân còn tồn tại mà sau đó một người chết thì người còn sống vẫn được thừa kế di sản.
Trường hợp vợ, chồng xin ly hôn mà chưa được hoặc đã được Tòa án cho ly hôn bằng bản án hoặc quyết định chưa có hiệu lực pháp luật, nếu một người chết thì người còn sống vẫn được thừa kế di sản.
Người đang là vợ hoặc chồng của một người tại thời điểm người đó chết thì dù sau đó đã kết hôn với người khác vẫn được thừa kế di sản.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Dân sự

Comments are closed.